Kết quả thực hiện các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn fdi trong ngành bưu chính viễn thông việt nam (Trang 34 - 39)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2.2.Kết quả thực hiện các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh

2. Kết quả hoạt động

2.2.Kết quả thực hiện các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh

Với 6 dự án BCC, Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thu hút 1.881 triệu USD, chiếm 96% vốn FDI của toàn ngành.

Dự án BCC đầu tiên là giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam với Telstra - Australia (tên cũ là OTC) về phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế (BCC VTI) được coi là khâu đột phá của viễn thông Việt Nam trong liên lạc quốc tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách kinh tế mở cửa của Đảng và Nhà nước ta.

Các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với các hãng Kinevik Comvik -Thuỵ Điển, Korea Telecom - Hàn Quốc, France Telecom - Pháp, NTT-Nhật Bản, SLD Telecom - Singapore đã thực sự là những điểm khởi đầu có định hướng cho việc phát triển mạng viễn thông nội địa bằng phát triển các dịch vụ gia tăng giá trị, từng bước nâng cao trình độ quản lí kĩ thuật và kinh doanh theo qui hoạch phát triển chung của ngành. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại

thẻ, trang vàng hiện thời đã đạt mức phát triển ở cấp khu vực, và ở một số điểm trên phương diện khoa học công nghệ ứng dụng đã đạt trình độ tiên tiến quốc tế (Phụ lục 4).

2.2.1. Kết quả hợp tác các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS

- Kết quả thực hiện dự án (tính đến hết 31/12/2001): tốc độ giải ngân bình quân của giai đoạn 1999-2001 thấp hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

Bảng 3: Kết quả các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS

Đơn vị : triệu USD

Tốc độ giải ngân Dự án Tổng vốn ĐT cam kết Giải ngân BQ 1990- 1998 1999 2000 2001 BQ Vốn ĐT còn lại đầu năm 2002 BCC Quốc tế VTI (ĐT từ 10/1990) 327,15 19,56 6,46 10,07 24 13,64 39,74 BCC Di động VMS (ĐT từ 7/1995) 127,8 21 18,5 10 15,2 14,5 36,1

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002

- Hiệu quả kinh tế tài chính(đến tháng 12/2001):

Bảng 4: Đơn vị: triệu USD

Dự án Vốn thực hiện Tổng nộp NSNN Tổng doanh thu dự án BCC VTI 310,91 1.483,00 27,06

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002

Nhìn chung đây là các dự án mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tạo doanh thu lớn, mức sinh lợi đồng vốn cao, cho phép Tổng công ty hỗ trợ cho các sản phẩm còn mang tính phục vụ như bưu chính hay nội hạt, đồng thời tạo điều kiện cho Tổng công ty đi vay và hoàn trả các khoản vay, duy trì qui mô đầu tư của Tổng công ty ở mức cao liên tục nhiều năm.

- Chuyển giao công nghệ: công nghệ đầu tư là những công nghệ hiện đại trên thế giới (thông tin vệ tinh, cáp quang biển, mạng di động công nghệ GMS). Đội ngũ cán bộ được đào tạo, cập nhật các kiến thức về công nghệ và kĩ thuật viễn thông mới nhất, đủ sức tiếp nhận mạng lưới và tổ chức khai thác.

- Sản phẩm thị trường: các sản phẩm (dịch vụ) là các sản phẩm mới mà Tổng công ty chưa khai thác trước đó. Thị trường mở rộng, kích thích được nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt tạo hỗ trợ chéo về thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ khác cùng phát triển.

- Vốn và tài sản: Tổng công ty đã và đang chuẩn bị tiếp quản một mạng lưới hiện đại có giá trị cao.

2.2.2. Kết quả triển khai các dự án BCC nội hạt

- Tình hình thực hiện dự án: tính đến hết 31/12/2001, 3 dự án BCC với KT-Hàn Quốc, NTT-Nhật Bản, FCR - Pháp giải ngân được khoảng 120 triệu USD (Bảng 5).

- Kết quả kinh doanh và tài chính của dự án: lượng vốn không có khả năng thực hiện khoảng 461 triệu USD/761 triệu USD cam kết. Tuy nhiên, hiệu quả của phía đối tác thường thấp hơn mục tiêu dù các đối tác đều có nguồn tài chính dồi dào. Các dự án BCC nội hạt đã đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các đơn vị.

Bảng 5: Tình hình thực hiện các dự án BCC nội hạt

Đơn vị: triệu USD

Dự án Vốn cam kết Vốn đã giải ngân Còn lại năm 2002 Tổng DT đến 12/2001 KT 53,23 53,23 0 7,78 NTTV 332,0 48,23 283,77 8,72 FCRV 615,0 66,88 548,12 12,28

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002

- Đào tạo: cam kết vốn đào tạo lớn (27,92 triệu USD), giá trị đã giải ngân là 1,98 triệu USD; đào tạo với qui mô rộng, chất lượng cao.

Các dự án qua quá trình triển khai và hoạt động đã có ảnh hưởng ít nhiều tới việc hoàn thiện qui trình quản lí, nâng cao chất lượng lập dự án, chấm thầu, giám sát thi công.

2.2.3. Kết quả các dự án BCC qui mô nhỏ

Ngoài ra, còn có các dự án BCC qui mô nhỏ, khai thác các dịch vụ di động Callink, điện thoại thẻ, nhắn tin, trang vàng, niên giám,.. với tổng vốn đầu tư đăng kí là 250 triệu USD. Các dự án này đều đã kết thúc đầu tư và đã thanh lí hợp đồng.

3. Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện trên hai mặt: hiệu quả tài chính (hiệu quả trực tiếp) và hiệu quả kinh tế xã hội (hiệu quả gián tiếp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể. Hiệu quả kinh tế xã hội là xét trên phạm vi chung của nền kinh tế, hoặc của một vùng, hoặc của một khu vực lãnh thổ.

Đứng về lợi ích riêng của nhà đầu tư nước ngoài thì hiệu quả cao nhất là hiệu quả tài chính. Còn đứng về lợi ích của nước nhận đầu tư, tiêu chuẩn cao nhất là hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, với các nước đang phát triển, việc khuyến khích đầu tư cần kết hợp giữa hiệu quả tài chính của xí nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Quan điểm lợi ích ở đây là cả hai bên cùng có lợi trong sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng.

Bưu chính Viễn thông là một ngành vừa sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Do đó các hoạt động phải mang lại hiệu quả trực tiếp cho ngành, và sản xuất kinh doanh phải có lãi để đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, bù cho các hoạt động lỗ như đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa,..; và nâng cao thu nhập cho người lao động. Mặt khác, hiệu quả mà ngành thông tin liên lạc mang lại cho nền kinh tế không phải chỉ đánh giá qua tỉ trọng đóng góp vật chất của ngành nào đó cho nền kinh tế quốc dân mà được đánh giá trên tác động đòn bẩy của nó. Thực tế cho thấy trong hiệu quả của các ngành kinh tế quốc dân đều có một phần không nhỏ giá trị vật chất của ngành Bưu chính Viễn thông đem lợi. Theo thống kê đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), nếu thông tin liên lạc được đảm bảo tốt sẽ góp phần tăng thu nhập lên tới 40%, và nếu tăng đầu tư cho Bưu chính Viễn thông thêm 1% từ GNP sẽ góp phần tăng năng suất từ 1,5-1,8%. Có thể nói, trong mọi hoạt động của nền kinh tế, từ công tác quản lí vĩ mô đến vi mô, từ việc điều hành quản lí nhà nước dến việc sản xuất ở các đơn vị dù nhỏ nhất đều phải sử dụng công cụ thông tin liên lạc. Hiệu quả, năng suất lao động của các cơ quan khi sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đều tăng lên rất nhiều so với khi chưa được trang bị các công cụ thông tin liên lạc. Dù trực tiếp hay gián tiếp, thông tin liên lạc luôn là một phần quan trọng cần phát triển đi trước, làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn fdi trong ngành bưu chính viễn thông việt nam (Trang 34 - 39)