0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Liên doanh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN FDI TRONG NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 31 -34 )

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2. Kết quả hoạt động

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Liên doanh

Hoạt động của các Liên doanh ngày càng phát triển và được mở rộng, khẳng định hiệu quả đầu tư vào Liên doanh của Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ viễn thông hoạt động khá suôn sẻ và hiệu quả. Hầu hết các Liên

doanh sau một thời gian hoạt động đều tăng vốn đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất.

Năm 1993, mới chỉ có Liên doanh Vina-Daesung được thành lập với mức vốn pháp định là 3,6 triệu USD, đến năm 1998 đã có 8 Liên doanh được thành lập với mức vốn pháp định đạt 32,8 triệu USD. Tính đến hết năm 2001, có 8 Liên doanh được cấp Giấy phép đầu tư hiện vẫn còn đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kí là khoảng 107 triệu USD.

Về doanh thu: năm 1993, mức tăng doanh thu chỉ khoảng 1 triệu USD, đến năm 1998, 8 Liên doanh đi vào sản xuất với doanh thu đạt 53,7 triệu USD. Năm 2001, mức doanh thu của các Liên doanh cũng đạt hơn 52,8 triệu USD.

Về chi phí: Hiện nay, theo số liệu thống kê vẫn chưa thu thập được số liệu đầy đủ về chi phí. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và nhóm những nhà nghiên cứu thì tỉ lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỉ lệ tăng doanh thu. Qua đó chứng tỏ các Liên doanh quan tâm nhiều đến các công tác quản lí, ổn định sản xuất và phấn đấu giảm chi phí trong giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh.

Về nộp Ngân sách: năm 1993, các Liên doanh nộp hơn 40.000 USD cho Ngân sách nhà nước, đến năm 1998 đã đóng góp hơn 3,3 triệu USD, và năm 2000 tăng lên 4,3 triệu USD.

Tuy nhiên về lợi nhuậncủa các Liên doanh lại không ổn định. Năm đạt mức lợi nhuận cao nhất là năm 1996, tổng lợi nhuận đạt 4,6 triệu USD. Năm có tổng lợi nhuận âm là năm 1997 với âm 285.000 USD (tổng lợi nhuận đã được bù trừ giữa các liên doanh có lãi và liên doanh bị lỗ). Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận âm là do năm 1997 có hai liên doanh mới thành lập đi vào hoạt động bị lỗ 2,3 triệu USD (Liên doanh FOCAL và Liên doanh TELEQ). Các Liên doanh khác lợi nhuận thu được cũng giảm sút so với năm trước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, ngoại tệ biến động mạnh, hầu hết nguyên vật liệu

sản xuất của các Liên doanh đều nhập ngoại, dẫn đến giá thành cao trong khi tiêu thụ trong nước không tăng. Đến năm 1998, các Liên doanh dần đi vào ổn định, mức tổng lợi nhuận đã đạt 2,3 triệu USD. Năm 1999, cũng có hai Liên doanh VFT và VINECO mới thành lập đi vào hoạt động có lợi nhuận âm (âm 1,1 triệu USD) nên tổng lợi nhuận của các liên doanh có giảm sút, đạt 1,5 triệu USD. Mức tổng lợi nhuận đến hết năm 2000 là hơn 3,6 triệu USD.

Về tiêu thụ sản phẩm: Trong những năm từ 1993 đến 1996, các Liên doanh sản xuất tổng đài và cáp đồng tiêu thụ các sản phẩm tốt do có nhiều dự án đầu tư trên mạng được duyệt. Các Liên doanh sản xuất cáp quang tiêu thụ sản phẩm có khó khăn hơn do nhu cầu cáp trên mạng lưới còn chưa nhiều.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các Liên doanh hiện nay có hai vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất, do một số dự án đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục đầu tư và hợp đồng thương mại; mặt khác do các Liên doanh chưa có kinh nghiệm trong đấu thầu và giá còn cao hơn so với các tập đoàn nước ngoài khác gây nên khó khăn cho các Liên doanh trong tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, hầu hết các sản phẩm của các Liên doanh đều tiêu thụ trên mạng lưới của Tổng Công ty (trên 95%), vì vậy mức lợi nhuận cao của các Liên doanh không phải là một chỉ tiêu tốt đối với ngành. Nếu các Liên doanh có lãi nhiều, như Liên doanh Vina Daesung từ năm 1993 đến nay lãi gần 13 triệu USD, phản ánh thực trạng là giá bán sản phẩm còn cao. Như vậy, các Liên doanh còn có biện pháp giá bán sản phẩm và thu lợi nhuận ở mức hợp lý, tránh thiệt hại cho Tổng Công ty, đồng thời cũng khuyến khích công nghiệp viễn thông trong nước phát triển.

Vềđào tạo và chuyển giao công nghệ: Về phần cứng, các Liên doanh hầu như đã tự sản xuất trên 30% các thiết bị sản phẩm. Về phần mềm, các đối tác nước ngoài cũng đều tích cực trong việc chuyển giao công nghệ. Cho đến nay, phía Việt Nam đã tương đối làm chủ được các công nghệ sản xuất của nước ngoài. Các Liên doanh cũng đã cử cán bộ và công nhân đi đào tạo trong nước và nước ngoài để nắm được quy trình và công nghệ sản xuất, dần làm chủ quá trình sản

xuất tại các Liên doanh. Một số Liên doanh đã đi vào hoạt động từ khoảng 9 đến 10 năm nên thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất đã khấu hao gần hết. Vì vậy lãnh đạo của các Liên doanh cần lưu ý quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn khấu hao này để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vềtình hình xuất khẩu: Cho đến nay đã có 5 Liên doanh xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước trong khu vực với tổng trị giá là 10.641.126 USD, bao gồm Vina Daesung, ANSV, VINA GSC, VKX, FOCAL. Một số Công ty đã có những hoạt động tìm hiểu thị trường và giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả công tác xuất khẩu còn yếu so với mức độ các dự án đã đề ra. Mặc dù trong các dự án Liên doanh đều có những thoả thuận xuất khẩu song phía đối tác nước ngoài hầu như không cố gắng thực hiện; Vì vậy chỉ tiêu xuất khẩu mà các dự án Liên doanh đặt ra phần nhiều là mang tính hình thức. Đây là điều cần phải rút kinh nghiệm khi xây dựng các dự án trong tương lai.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN FDI TRONG NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 31 -34 )

×