Quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 41 - 45)

IV. Những vấn đề cơ bản về sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh

1.Quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên

1.1. Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo lâu bền các nguồn tài nguyên và chất l−ợng môi tr−ờng, do đó cho phép tăng tr−ởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ t−ơng lai (Clark J.R., 1996).

do tác động của tự nhiên và con ng−ời. Nhận thức về tiềm năng và giá trị sử dụng của chúng cũng thay đổi theo thời gian. Mặt khác, áp lực phát triển và mâu thuẫn lợi ích sử dụng ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một nhận thức mới về tài nguyên vũng - vịnh đặt ra yêu cầu cấp bách phải dự trữ, duy trì và bảo vệ tài nguyên để phát triển bền vững kinh tế - xã hội các khu vực vũng - vịnh, tâm điểm của kinh tế - xã hội dải ven bờ. Để đảm bảo phát triển bền vững, cần phải đánh giá đ−ợc:

- Khả năng biến động tài nguyên và biến động giá trị của chúng.

- Khả năng tổn thất, phục hồi và tái tạo tài nguyên.

- Những biến động tự nhiên và môi tr−ờng (toàn cầu, khu vực, địa ph−ơng) tác động đến tài nguyên (khí hậu nóng lên, mực n−ớc dâng cao, khí hậu cực đoan, sa bồi, nông hóa vực n−ớc, xói lở bờ bãi vịnh, khả năng nhạt hóa, đục hóa n−ớc vịnh, v.v.)

1.2. Phát huy hiệu quả kinh tế (tổng hiệu quả, chi phí - lợi ích)

Bên cạnh mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng mà sử dụng tài nguyên vũng - vịnh cần đạt đ−ợc.

ở Philippines, giá trị thu nhập tiềm năng (USD) hàng năm tài nguyên ở một vịnh ven bờ biển tính theo diện tích tài nguyên km2 và những chi phí quản lý kèm theo (White, A.T. and A. Cruz-Trinidad. 1998):

Thu nhập tiềm năng:

- Rạn san hô 250.000 (trong đó: Nghề cá 90.000; Du lịch 75. 000; Bảo vệ bờ biển 60.000; Đa dạng sinh học 25.000.

- Rừng ngập mặn 120.000, trong đó: Nghề cá 50.000; Gỗ 10.000; Bảo vệ bờ biển và những đóng góp khác 60.000.

- Nghề cá vùng n−ớc bên ngoài không phụ thuộc vào rừng ngập mặn và rạn san hô 10,000

-Tổng số 380.000 USD

Chi phí quản lý:

- Nhân viên lao động phổ thông (2 ng−ời) 9.000; đào tạo 5.000; Duy trì khu bảo vệ 6.000; thuyền và hoạt động tuần tra 10.000; phổ biến thông tin 2.000; chi phí khác 2.000

Tổng số: 34.000 USD

Tổng lợi ích kinh tế quốc gia của Philippnines 3.5 tỷ USD có từ tài

nguyên rạn san hô, rừng ngập mặn và nghề cá ven bờ (1996). Tính theo giá trị USD trên diện ên/ hệ sinh thái thì: Rạn san hô 1.35 tỷ/27,000 km2; Rừng ngập mặn 84 triệu/ 140,000 ha; Nghề cá vùng biển hở 1.25 tỷ, trong đó tiêu dùng (trừ cá san hô) 0.64 tỷ/ 909,000 t và th−ơng mại 0.61 tỷ/879,000 t; Nuôi trồng thuỷ sản biển và n−ớc lợ 0.83 tỷ/ 981,000 t.

Những lợi ích trên gắn với đảm bảo phát triển bền vững, những hoạt động sử dụng khác, phải đảm bảo đ−ợc những lợi ích này, kèm theo chi phí bảo vệ môi tr−ờng và những lợi ích phát sinh do hoạt động mang lại (chủ yếu là sử dụng tài nguyên vị thế phát triển cảng bến, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, v.v.).

1.3. Giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích

Mâu thuẫn lợi ích sử dụng vũng - vịnh là vấn đề nảy sinh khi xuất hiện khả năng sử dụng tài nguyên cho phát triển đa ngành, đa mục tiêu. Các mâu thuẫn xuất hiện do tranh chấp không gian, tranh chấp tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi tr−ờng qua lại. Các hình thức mâu thuẫn có thể xuất hiện giữa hai hay nhiều lĩnh vực (du lịch - nghề cá - giao thông) theo một chiều hoặc đa chiều, có thể trong nội bộ một ngành (nuôi trồng và đánh bắt đối với nghề cá), giữa cá nhân và cộng đồng, giữa bảo vệ và phát triển, có thể mâu thuẫn xuất hiện giữa các mục đích khai thác giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và l−u tồn của cùng một loại tài nguyên (Trần Đức Thạnh, 1997).

1.4. Sử dụng các hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một quần thể các loài động thực vật khác nhau, t−ơng tác với nhau và t−ơng tác với các hợp phần tự nhiên tạo nên môi tr−ờng không sinh vật nh− đất n−ớc và dinh d−ỡng. Các hệ sinh thái có vai trò hỗ trợ nền tảng cho sự sống duy trì cộng đồng dân c−, bao gồm luân chuyển dinh d−ỡng, làm sạch n−ớc, lọc các chất bẩn trong không khí, điều hoà hạn hán, ngập lụt và cho cây trái. Hầu hết các hỗ trợ sự sống này không thể tái tạo bằng công nghệ.

Bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái yêu cầu bảo vệ cả môi tr−ờng tự nhiên và quần xã các loài và đặc biệt cũng cần bảo vệ cả mối quan hệ giữa các loài. Mỗi loài phụ thuộc vào hệ thống hỗ trợ từ môi tr−ơng tự nhiên, thực vật, đất, vi sinh vật, l−ỡng c−, bò sát, sâu bọ, tảo và các loài sinh vật trong trầm tích - tất cảc các yếu tố của hệ sinh thái t−ơng tác để tạo ra một hệ động lực t−ơng hỗ. Tiếp cận hệ sinh thái để quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ các hợp phần sinh học và phi sinh học nh− là một cách thức đảm bảo tính trọn vẹn của cả hệ. Chức năng liên tục của các hệ sinh thái còn phụ thuộc nhiều vào các quá trình vật lý và hoá học diễn ra trong hệ. Một tác động phá vỡ cân bằng hoá học có thể gây ra các tác động có hại cho các hợp phần khác của hệ sinh thái.

Khó có thể xác định ranh giới của một hệ sinh thái. Ranh giới này quan trọng để xem xét tác động của tác nhân lên các habitat chồng gối nhau. Do đặc thù của mình, tài nguyên ven bờ nói chung, tài nguyên vũng - vịnh nói riêng gần đây có xu h−ớng sử dụng tiếp cận sử dụng hệ sinh thái.

1.5. Tiếp cận quản lý tổng hợp vũng - vịnh

Sử dụng tài nguyên vũng - vịnh, tr−ớc hết phải mang lại hiệu quả kinh tế, sau đó là lợi ích môi tr−ờng, sinh thái. Quản lý vũng - vịnh, mang nội dung rộng hơn, quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi tr−ờng, giảm thiểu ô nhiễm, dung hòa mâu thuẫn lợi ích và phát triển bền vững (Ackefors. H and Grip. K, 1995). Vì vậy,

sử dụng hợp lý vũng - vịnh cần nằm trong khuôn khổ quản lý tổng hợp nhằm phát triển bền vững vũng - vịnh.

Đánh giá tổng hợp tài nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý các vũng - vịnh là việc làm hết sức cần thiết sau khi đã có điều tra đánh giá loại hình tài nguyên theo chuyên ngành. Nh− đã nêu, sử dụng tài nguyên vũng - vịnh, thực chất cũng là sử dụng vũng - vịnh theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Các nghiên cứu đánh giá và đề xuất khai thác sử dụng tài nguyên vũng - vịnh theo ph−ơng pháp đơn ngành truyền thống (khoáng sản, đất ngập n−ớc, đa dạng sinh học, nguồn thủy sản đánh bắt và nuôi trồng, v.v.) tạo ra kết quả đơn lẻ, thiếu tính toàn diện, tính hệ thống mà việc sử dụng vũng - vịnh để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khi đánh giá tổng hợp tài nguyên nhiều khi trống thiếu tài liệu, hoặc dựa trên các nhận định không thống nhất. Nhiều khi đề xuất sử dụng tài nguyên theo đánh giá đơn lẻ dẫn đến tổn thất tài nguyên khác và tạo nên mâu thuẫn lợi ích sử dụng gay gắt giữa các lĩnh vực phát triển cảng, du lịch, nghề cá, v.v. Theo cách điều tra đánh giá đơn ngành, một số loại hình tài nguyên có thể bị bỏ sót. Một số dạng tài nguyên đa lợi ích có thể bị sử dụng ở dạng lợi ích thấp. Một số lợi thế phát triển có thể bị bỏ qua hoặc xem nhẹ do không có khả năng sử dụng tổ hợp một số dạng tài nguyên.

Để khắc phục đ−ợc những tồn tại trên, sử dụng tài nguyên vũng - vịnh tốt nhất là tiếp cận với quản lý tổng hợp vũng - vịnh theo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đồng thời coi trọng lợi thế đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây cũng là một cách đánh giá tổng hợp tài nguyên vũng - vịnh để tìm ra lợi thế phát triển với đặc thù riêng trong quy hoạch phát triển và tổ chức lãnh thổ dải ven bờ biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý tổng hợp vùng bờ biển bao gồm đánh giá toàn diện, xây dựng mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống ven bờ biển và tài nguyên, có xét đến các yếu tố truyền thống, văn hoá và lịch sử, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng, là một quá trình liên tục và phát triển nhằm đạt đ−ợc sử phát triển bền vững (UNCED, 1992).

Mục đích quản lý tổng hợp vùng bờ biển là quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội sao cho không gây ph−ơng hại tới tài nguyên, môi tr−ờng bờ (Clark, 1996), một thể thức quản lý cao nhất vì mục tiêu phát triển bền vững. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển nhằm duy trì chức năng tự nhiên vốn quý của vùng bờ biển, đó là chức năng môi tr−ờng, chức năng sinh thái và chức năng cung cấp (chính là từ nguồn tài nguyên). Giữa tài nguyên, môi tr−ờng và phát triển có quan hệ dẫn xuất chặt chẽ. Sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh, hay sử dụng hợp lý vũng - vịnh ven bờ biển chính là khai thác hiệu quả và lâu bền tài nguyên, bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng, không phá vỡ các chức năng sinh thái tự nhiên nói trên. Vì thế, sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh là một hợp phần cơ bản của ph−ơng án quản lý tổng hợp vùng bờ biển.

Gần đây, có xu thế tiến tới quản lý tổng hợp dải ven biển, nh−ng vấn đề này hiện nay vẫn nằm ở giai đoạn hoàn chỉnh về lý luận và ph−ơng pháp, hơn là những mẫu hình thực tế đã đ−ợc đúc kết. Quản lý tổng hợp dải ven biển lấy sự phát triển bền vững làm mục đích, coi trọng phát triển đa ngành có lựa chọn −u

tiên, quan tâm bảo vệ môi tr−ờng và tài nguyên, chú ý đến dung hòa mâu thuẫn lợi ích sử dụng và tìm cách đ−a cộng đồng tham gia quản lý. Đó là một định h−ớng tốt đẹp nh−ng việc thực hiện cần có đồng bộ các điều kiện khá ngặt nghèo (Chua Thia - Eng, 1996) và là cả quá trình chặt chẽ rất khó thực hiện, nhất là ở những thủy vực ven bờ cỡ lớn thuộc địa phận nhiều đơn vị quản lý hành chính khác nhau. ở điều kiện Việt Nam, một n−ớc còn nghèo, cơ chế, chính sách ch−a chặt chẽ, lỗ hổng thông tin lớn, cát cứ hành chính nặng nề, nguồn đầu t− thiếu bền vững, mô hình quản lý tổng hợp vũng - vịnh còn khó khăn, nh−ng đó là một h−ớng tiếp cận không thể bỏ qua.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 41 - 45)