Định nghĩa về tài nguyên và tài nguyên vũng-vịnh

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 33 - 35)

III. Đánh giá tài nguyên vũng-vịnh 1 Định dạng tài nguyên

1.1. Định nghĩa về tài nguyên và tài nguyên vũng-vịnh

Hiểu một cách đơn giản nhất, tài nguyên là con ng−ời, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt đ−ợc một mục đích; còn tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích.

Định nghĩa một cách tổng quát: tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi tr−ờng tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con ng−ời nh− đất, n−ớc, động vật, thực vật, v.v. Một số tài nguyên thiên nhiên có giá

trị kinh tế (ví dụ nh− gỗ) và một số khác có giá trị phi kinh tế (ví dụ, cảnh đẹp) (European Environment Agency - http://glossary.eea.eu.int/EEAGlossary/).

Tài nguyên thiên nhiên là hàng hoá đ−ợc đánh giá giá trị d−ới dạng tự nhiên (ch−a đổi dạng đáng kể). Hàng hoá th−ờng là nguồn tự nhiên, khi có sơ chế nh− tách, lọc khác thành sản phẩm với nguyên bản. Do vậy, khai khoáng, hút dầu, đánh cá và khai thác đ−ợc coi là khai thác (công nghiệp) tài nguyên tthiên nhiên, trong khi nuôi trồng thì không phải.

Tài nguyên thiên nhiên là t− liệu sản xuất tự nhiên chuyển thành hàng hoá cho quá trình đầu t− cơ sở hạ tầng, nh− đất, gỗ, dầu mỏ, khoáng sản và các hàng hoá khác ít nhiều có trên trái đất. Tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia đ−ợc coi là tài sản và quan hệ pháp lý của quốc gia đó trong hệ thống kinh tế thế giới (http://encyclopedia.laborlawtalk.com/index.php).

Tài nguyên ven bờ biển: là một khu vực hoặc đặc tính tự nhiên nằm trong hoặc gần một vùng bờ biển mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào bờ biển, hoặc là tài nguyên đ−ợc coi là hàng hoá, có giá trị về kinh tế, môi tr−ờng, giải trí, văn hoá, thẩm mỹ hoặc giá trị khác, đ−ợc tăng lên nhờ nằm trong vùng bờ biển (UNEP, 1996).

Hiểu theo định nghĩa này thì:

- Có những loại tài nguyên chỉ có ở vùng ven bờ biển.

- Có những loại tài nguyên có thể có cả ở nơi khác, nh−ng tại vùng ven bờ biển giá trị của nó đ−ợc tăng lên.

- Vũng - vịnh ven bờ là một dạng tài nguyên của vùng bờ biển (nh− đã nói ở trên).

Hiểu một cách đơn giản, tài nguyên ven bờ biển bao gồm bãi biển, các rạn san hô, các vùng cửa sông, vũng - vịnh, các sinh vật biển, v.v. chỉ có ở hoặc phụ thuộc vào vùng ven bờ biển. Nh−ng tài nguyên vùng ven bờ biển cũng còn gồm cả gió, bức xạ mặt trời, đất (ven bờ và trên đảo), khoáng sản (sa khoáng biển, nh−ng than đá và vật liệu xây dựng có thể phổ biến ngoài dải ven bờ biển).

Nh− vậy, tài nguyên vũng - vịnh chính là sự tồn tại của chúng ở vùng ven bờ biển và chúng bao gồm tất cả các dạng tài nguyên chỉ có trong vũng - vịnh và những tài nguyên có thể có ở những vùng ven bờ biển khác và thậm chí có ở những vùng tự nhiên khác không phải là thuộc về vùng ven bờ biển. Thực chất, sử dụng tài nguyên một vũng - vịnh chính là việc là sử dụng vũng - vịnh ấy cùng với các dạng cụ thể và các giá trị tài nguyên riêng biệt của nó.

Vì thế, tài nguyên thiên nhiên không nên chỉ hiểu theo t− duy truyền thống là những dạng vật chất lấy ra đ−ợc và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà phải hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, mang lại lợi ích cho con ng−ời. Quan niệm nh− vậy, có thể dễ dàng thấy rằng cảnh quan tự nhiên đẹp là một dạng tài nguyên quí giá, không có khả năng tái tạo nếu bị hủy hoại, nh−ng có thể dùng mãi mãi nếu cách khai thác giá trị kinh tế của nó hợp lý. Trong khi đó, khoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo,

tài nguyên sinh vật có thể tái tạo, còn năng l−ợng nhiệt, gió, thủy triều có thể coi là vô tận.

Để hiểu rõ tiềm năng tài nguyên vũng - vịnh, cần kiểm kê chúng theo các nhóm phân loại khác nhau.

- Kiểm kê theo bản chất tự nhiên: theo cách phân loại kiểm kê này có thể phân tài nguyên sinh vật, bao gồm tài nguyên hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và tài nguyên đa dạng sinh học, và tài nguyên phi sinh vật (vị thế, khoáng sản, đất ngập n−ớc, n−ớc, khí hậu).

- Kiểm kê tài nguyên theo mục tiêu sử dụng: tiềm năng đánh bắt (ng− tr−ờng và đối t−ợng), nuôi trồng (nguồn giống, mặt n−ớc nuôi), bảo vệ (các khu bảo vệ, bảo tồn tự nhiên), khoáng sản, du lịch, giao thông - cảng, làm muối, v.v.

- Kiểm kê tài nguyên theo khả năng tái tạo, tài nguyên nguồn vô tận và tài nguyên nhạy cảm. Xếp vào tài nguyên nhạy cảm là những dạng có thể mất vĩnh viễn nếu khai thác hủy hoại, có thể bền vững lâu dài, nếu sử dụng hợp lý. Ví dụ cảnh quan tự nhiên, rạn san hô.

Chia Lin Sien (1992) chia tài nguyên ven bờ Singapor thành ba nhóm: đất ven bờ và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)