Thực hiện các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 48 - 50)

IV. Những vấn đề cơ bản về sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh

3.4.Thực hiện các giải pháp quản lý

3. Giải pháp sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên vũng-vịnh

3.4.Thực hiện các giải pháp quản lý

Quản lý vũng - vịnh thực sự là một ch−ơng trình thống nhất bao gồm các dự án phát triển có khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức độ khác nhau, các dự án bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi tr−ờng, hỗ trợ cộng đồng. Trong khuôn khổ chung, các giải pháp thực hiện quản lý và bảo vệ tài nguyên cần nằm trong khuôn khổ chung của quản lý tông hợp vũng - vịnh, bao gồm:

- Các giải pháp về tổ chức, xắp xếp hành chính nhằm xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên vũng - vịnh có hiệu quả.

- Các giải pháp tăng c−ờng hiệu lực của luật pháp, chính sách đảm bảo cho sự thành công của ch−ơng trình quản lý tài nguyên vũng - vịnh.

- Các giải pháp về giáo dục, thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của cộng đồng phù hợp với mục tiêu và lợi ích quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh.

- Các giải pháp nhằm thu hút đầu t− và đầu t− bền vững vào các dự án theo kế hoạch đã định.

- Các giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng c−ờng hợp tác, liên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa các ngành trong phạm vi những ng−ời cùng h−ởng dụng lợi ích sử dụng tài nguyên vũng - vịnh.

Tuy nhiên cần chọn lựa và chuẩn bị tốt những giải pháp, biện pháp phù hợp với bản chất vũng - vịnh, tình hình kinh tế - xã hội địa ph−ơng và hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên và đủ tính khả thi để có thể đ−ợc chấp nhận.

Về thể chế, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên biển nói chung, vũng - vịnh nói riêng của các cơ quan chức năng. Thành lập Cục Bảo vệ Tài nguyên và Môi tr−ờng biển ở Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng và các bộ phận quản lý t−ơng ứng ở các cấp địa ph−ơng có biển. Phân cấp quản lý và bảo vệ tài nguyên biển, ven biển từ trung −ơng, tỉnh thành đến cấp huyện và xã. Nâng cao vai trò quản lý theo lãnh thổ tài nguyên ven biển của các địa ph−ơng. Xác định cơ cấu tổ chức theo các vấn đề quản lý tài nguyên và môi tr−ờng ven biển nh−: quản lý các nhân tố gây tác động từ trên bờ vịnh, trong vịnh, xuyên biên giới - lãnh thổ, quản lý chất l−ợng môi tr−ờng, quản lý và bảo vệ các habitat và các hệ sinh thái, quản lý và bảo vệ đất ngập n−ớc và cảnh quan vũng - vịnh, phòng chống suy thoái và ứng cứu các sự cố môi tr−ờng gây tổn hại đến tài nguyên.

Về chính sách, cần xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy, có văn bản về quản lý tài nguyên và môi tr−ờng ven bờ biển. Xây dựng chiến l−ợc và các ch−ơng trình −u tiên liên quan để kiểm soát tình trạng khai thác quá mức, suy thoái tài nguyên, thiên tai và sự cố môi tr−ờng gây tổn hại đến tài nguyên vũng - vịnh. Xây dựng các kế hoạch hành động và các chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng và tài nguyên ven biển, tạo lập các điều khoản quan trọng và đặc thù của điều kiện ven bờ biển trong luật môi tr−ờng sửa đổi. Phát huy mặt mạnh của nền kinh tế thị tr−ờng đối với bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng ven biển, coi chi phí bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng thành một hạng mục quan trọng trong các dự án đầu t− và phát triển.

Tăng c−ờng nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan nghiên cứu, quản

lý tài nguyên ven biển. Từng b−ớc khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ về ph−ơng pháp, thiết bị quan trắc, phân tích, quy chuẩn về trình độ, nội dung và ch−ơng trình đào tạo cán bộ.

Kiểm tra và bảo vệ an ninh tài nguyên, tăng c−ờng thanh tra, giám sát và xử phạt hành chính vi phạm bảo vệ tài nguyên ven biển. Phát hiện và kịp thời xử lý các vụ vi phạm nh− sử dụng các hình thức khai thác huỷ hoại tài nguyên (dùng mìn, điện, hoá chất độc hại, v.v), hàng hải hoặc neo đậu trong các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, v.v. Phối hợp tốt công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên vũng - vịnh nh− tài nguyên và môi tr−ờng, du lịch, thuỷ sản, giao thông, giữa các lực l−ợng dân sự và an ninh quốc phòng (cảnh sát biển, hải quân và bộ đội biên phòng).

Thực hiện tốt điều tra cơ bản về tài nguyên, quan trắc, giám sát và cảnh báo những biến động về tài nguyên vũng - vịnh. Thực hiện đánh giá tác động môi tr−ờng và các dự án quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng. Thực hiện nghiêm túc đánh giá môi tr−ờng chiến l−ợc, đánh giá tác động môi tr−ờng cho các quy hoạch, dự án phát triển. Thực hiện kiểm tra và giám sát nghiêm luật các yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi tr−ờng vũng - vịnh khi triển khai dự án. Đầu t− thích đáng cho các dự án quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng nh− xử lý các chất thải, phục hồi habitat và các hệ sinh thái, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên biển, hỗ trợ cộng đồng trong bảo vệ môi tr−ờng ven biển, v.v .

Nâng cao trách nhiệm các cấp quản lý và ý thức cộng đồng. Phát triển bền vững vùng bờ biển gần đây đ−ợc quan tâm và đ−ợc đề cập đến nhiều trong các văn bản nghị quyết và chỉ thị. Nh−ng trên thực tế, bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng ven biển ch−a biến thành nhận thức và hành động của các cấp quản lý cơ sở. Nhiều dự án đầu t− và phát triển ven biển ch−a quan tâm đúng mức tới quản lý và bảo vệ tài nguyên vũng - vịnh. Cần tăng c−ờng thông tin tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên vũng - vịnh .

Tăng c−ờng hợp tác quốc tế để hội nhập và thực thi các công −ớc Việt Nam đã ký liên quan đến môi tr−ờng ven biển, giám sát nguồn thải xuyên biên giới, tham khảo kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ, khuyến khích hòa nhập các ch−ơng trình quốc tế về tài nguyên và môi tr−ờng vùng ven bờ biển.

Một phần của tài liệu hiện trạng môi trường vịnh bái tử long ( quảng ninh) và chân mây ( thừa thiên huế) (Trang 48 - 50)