Chương 3, Các giải pháp giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thất nghiệp ở VIệt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 - thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 34)

Ở chương cuối cùng này, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp đã và đang được Nhà nước thực hiện cũng như một số phương hướng riêng do nhóm tôi đề xuất.

3.1 Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục.

_Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là yêu cầu của sự phát triển vừa là đòi hỏi của tạo công ăn việc làm.

_ Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.

_ Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và

hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất.

_ Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực và bực xúc cho phát triển.

_ Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý...

Để có được tốc độ phát triển trên tạo mở thêm nhiều việc làm cho người lao động, phải có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn bên ngoài, tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 30% GDP năm 2001. 3.2 Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm

Bộ luật lao động của nược ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc làm. Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về đầu tư, về tài chính - tín dụng, bổ sung toàn thiện có xem xét kỹ lượng đến vấn đề này một cách động bộ.

3.3 Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế cụ thể về.

_ Khuyến khích sử dụng laođộng nữ.

_Khuyến khích sử lao động là người tàn tật. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.

_ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

_ Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuấtưuđãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân giađình và công cộng.

_Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho laođộg thuộc diện chính sáchưu đãi, lao động thuộcđối tượng yếu thế.

3.4 Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì mục tiêu xã hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và cầu lao động. Chức năng cơ bản của nó là. Tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động và sử dụng lao động và học nghề, việc làm, về những vẫn đề có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động dạy nghề gắn với việc làm, tổ chức sản xuất ở quy mô thích hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành. Nó còn là cách tay quản lý nhà nước thông qua cung và cần, việc làm lao động.

3.4.1.Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh

Với số dân gần 80 triệu người và chắc chắn sẽ còn tăng trong những năm tới, lượng sinh viên ra trường ngay càng nhiều vì vậy việc làm là một vấn đề cấp bách của xã hội. Để tạo thêm được công ăn việc làm thì không còn cách nào khác là phải mở rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh. Muốn làm được điều này thì nhà nước cần có những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường để họ có thể

hoạt động thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải là người đi đầu, chủ trương trong việc thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật cũng như đưa nó vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này được đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao trình độ chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao.

3.4.2.Về phía ngành đào GD - ĐT

Đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để cho “ra lò” những lao động có kĩ năng, có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để làm sao khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công việc. Bên cạnh đó nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự phối hợp để tính toán để cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn cứ thừa còn thiếu thì vẫn cứ thiếu.

Ngành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động để luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù hợp cả về chất lượng cũng như số lượng.

3.4.3.Về phía chính sách của nhà nước.

Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà nước cần đưa ra các chính sác hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các nghành nghề kỹ thuật nghành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá ráat cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng nên có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như

tinh thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra để phục vụ đất nước. Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận được với thị trường lao động để biết đươc tình hình thực tế cũng những thay đổi về khoa học – công nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập nhập cho sinh viên một cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó.

3.4.4.Về phía sinh viên

Hiện nay rất nhiều đối tượng chọn trường đại học nhưng không có sự định hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn như một cái “mốt” với những ngành đang “nổi” như tài chính, ngân hàng, ưu chính viễn thông …Đây là một tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế – xã hội gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Và lại tâm lý hiện nay của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học. Phải nói rằng có được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Vì vậy bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và hoàn cảnh gia đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng với chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên; người lao động sẽ làm tốt hơn công việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có năng lực làm việc.Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn, , bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độchuyên môn phù hợp, có năng lực làm việc.Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay . Nhà nứơc ta cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất nước ta phát triển hơn nữa.Đó mới là vấn đề cần quan tâm hiện nay .

Tăng nguồn vốn đầu tư(chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia,vay nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng,làm thuỷ lợi,thuỷ điện,giao thông ...nhằm tạo việc làm mới cho lao động mất việc làm ở khu vực sản xuất kinh doanh,nới lỏng các chính sách tài chính,cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho người lao động.Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất Tại hội nghị trung ương 4 của Đảng (khoá 8) đã nhấn mạnh chủ trương phát huy nội lực - khai thác nguồn vốn trong nước,đầu tư duy trì phát triển sản xuất kinh doanh,đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế,tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.Với sự mở cửa của ta năm 1998 tổng số vốn FDI lên tới 36 tỷ USD -> đã giải quyết 25 vạn lao động ngoài ra hàng chục vạn lao động khác có việc làm nhờ tham gia xây dựng cơ bản các công trình đưa vào sản xuất.Với hai mục tiêu đó là:Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Chính nhờ có sự cho vay vốn cuả nhà nước mà quỹ quốc gia việc làm cho vay được 13600 dự án thu về được 480tỷ tạo việc làm 268000 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm

Xã hội hoá và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề

Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu,đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động xã hội

doanh trên thế giới, mở cửa thị trường trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài,đã có rất nhiều công ty liên doanh hợp tác phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực đã giải quyết được một tỷ lệ thất nghiệp rất lớn . Năm 2001 vừa qua nhà nước ta đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đặc biệt trong năm 2003

Việt Nam chúng ta gia nhập khối AFTA như vậy đ ã giải quyết đượcmột phần nào nạn thất nghiệp . Hơn nữa với cơ chế như hiện nay,cũng như chính sách quản lý của nhà nước ta thì việc xuất khẩu lao động ra các nước ngoài đã có chiều hướng tăng rất nhanh trong một vài năm gần đây.Một số nước như là Hàn quốc, Đài loan Nhật bản tuy giờ giấc có khắt khe hơn chúng ta song về cơ bản thì thu nhập cũng đã phần nào phù hợp,do đó xuất khẩu lao động đã phần nào tăng mạnh trong vài năm gần đây

Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp

Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia

Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến dịa phương các cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động,công đoàn và nhà nước

Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đối tượng cần đặc biệt

quan tâm là:thất nghiệp dài hạn (>1 năm) thất nghiệp trong thanh niên,ở những người tìm việc lần đầu (tuổi15 -> 24) và thất nghiệp của thương , bệnh

binh,người tàn tật .

Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát triển được nữa,khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản

xuất. Đặc biệt nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở nông thôn như là nghề thêu dệt .... Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến các mặt hàng nông thuỷ sản .. . Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa trong khi đó việc làm thì thiếu , hàng năm số lượng

người từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm quả là một con số khá lớn,tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng không có gì khả quan cho lắm. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra những việc làm dựa vào những tài nguyên sẵn có, cũng như một nguồn lao động dồi dào sẵn có như vậy ?

Kết luận

Đề tài “ Thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009- thực trạng và giải pháp “ đã đề cập tới thực trạng và giải pháp giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thong qua việc đưa ra những khái niệm cơ bản về thất nghiệp và các số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2009. Bước đầu bài nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

Nêu lên được những định nghĩa cơ bản về thất nghiệp và công thức tính tỷ lệ thất nghiệp.

Đưa ra số liệu thống kê đầy đủ về tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam và một số Quốc gia khác trên thế giới, qua đó đã có những nhận xét, so sánh tổng quát.

Đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Cuối cùng chúng tôi đã đặt ra một vấn đề cấp thiết quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Cung cấp một nguồn tài liệu khá đầy đủ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp ở VIệt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 - thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 34)