ứng dụng giải pháp xử lý nền đất yếu vào các dự án MD1, MD
3.2.4.4 Kiểm tra trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công xử lý nền đất yếu bằng giếng cát và cọc BTCT, ngoài các yêu cầu về công tác kiểm tra trong thi công theo quy định hiện hành, Tư vấn giám sát và Nhà thầu cần đặc biệt lưu ý kiểm tra các hạng mục sau:
• Kiểm tra công tác thi công giếng cát và cọc BTCT
- Kiểm tra chất lượng trong thi công giếng cát bao gồm: Chất lượng cát, thành phần hạt; vị trí, chiều dài giếng cát; cao độ đỉnh giếng cát; độ thẳng đứng của giếng; độ đồng đều của giếng cát; thời gian ngừng nghỉ khi thi công theo từng giai đoạn.
- Kiểm tra chất lượng trong thi công cọc BTCT bao gồm: vị trí, nối cọc, chiều dài cọc, cao độ đỉnh cọc; lắp đặt lưới thép, chiều dày sàn, mác bê tông; thời gian ngừng nghỉ khi thi công.
• Kiểm tra công tác quan trắc lún, chuyển vị ngang và áp lực nước lỗ rỗng
- Sau khi lắp đặt bàn quan trắc lún và chuyển vị ngang, đo cao độ và chuyển vị ngang từng bàn đọ Sau đó quan trắc lún và chuyển vị ngang với tần suất 1 lần/1 ngàỵ Nếu đắp làm nhiều đợt thì mỗi đợt phải quan trắc hàng ngàỵ Nếu biến dạng lún vượt quá 10 mm/1 ngày hoặc chuyển vị ngang vượt quá 5mm/1 ngày thì phải dừng đắp ngay đồng thời báo cho Chủ đầu tư và TVTK biết để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng thực hiện theo qui trình. Nếu áp lực nước lỗ rỗng tăng lên đột ngột thì phải dừng đắp ngay và báo cáo Chủ đầu tư và TVTK xem xét, giải quyết.
3.2.5. Kết luận
- Các gói thầu MD1, MD2 thuộc dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 là đoạn tuyến đi trên nền đất yếu, tầng đất yếu rất dày và biến đổi mạnh. Chiều cao đất đắp thay đổi nhiều (từ 1,5 m- 3,0 m).
- Đoạn tuyến này cần phải áp dụng biện pháp tổng hợp để thiết kế xử lý, bao gồm:
+ Giếng cát; + Cọc BTCT;
+ Thi công theo từng giai đoạn, chờ lún.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm từng đoạn cụ thể mà phối hợp các biện pháp xử lý thích hợp.
- Các kết quả kiểm toán về biến dạng lún và ổn định trượt đã nêu trong đồ án chỉ là dự báọ Trong quá trình thi công nền đường, phải căn cứ vào số liệu quan trắc thực tế để xác định tốc độ đắp, thời gian đắp và chiều cao đắp trong từng giai đoạn hợp lý, đảm bảo nền đường luôn ổn định.
- Trong quá trình thi công, cần tổ chức quan trắc lún, chuyển vị ngang và áp lực nước lỗ rỗng đầy đủ, chính xác và cập nhật số liệu về tốc độ lún, tốc độ biến dạng ngang và sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng để xử lý kịp thời những sự cố phát sinh khi thi công cũng như trong khai thác và sử dụng hiệu quả tuyến đường.
Hình3.1: Thi công đóng ống vách bằng búa rung và cần cẩu 50T
Hình3.2: Cho cát vào giếng qua cửa cấp cát
Hình3.3: Bơm nước làm chặt cát trong giếng
Hình3.6: Thi công các lớp móng CPĐD (2) Hình3.5: Thi công các lớp móng CPĐD (1)