Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 77 - 80)

Qua kết quả nghiên cứu tình hình xây dựng đường ô tô ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu các giải pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam và trên thế giới và nghiên cứu ứng dụng cụ thể các giải pháp xử lý nền đất yếu vào dự án nâng cấp cải tạo đường ô tô tại các gói thầu MD1, MD2, có thể rút ra những kết luận và kiến nghị sau đây:

• Khi nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới đường ô tô trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhất thiết phải nghiên cứu tình hình địa chất công trình tuyến đường đi qua và có những phân tích so sánh để lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu hợp lý đối với điều kiện kinh tế- kỹ thuật, cấp hạng tuyến đường, thời gian xây dựng, tránh áp dụng đồng loạt, tràn lan các giải pháp qúa đắt tiền, kém hiệu quả.

• Mỗi giải pháp đã trình bày ở Chương 2 chỉ phát huy hiệu quả trong phạm vi áp dụng nhất định. Trong điều kiện nghiên cứu đối với các tuyến đường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tuy theo tình hình xây dựng và điều kiện địa chất công trình cụ thể có thể áp dụng các giải pháp như sau:

- Các giải pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của nền chỉ thích hợp đối với các kiểu cấu trúc nền dạng 1 (chiều dày đất yếu < 5m).

- Nhóm giải pháp xử lý bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng có thể thích hợp với tất cả các kiểu cấu trúc nền (ngoại trừ các trầm tích đầm lầy sông phụ thuộc kiểu Ic).

- Các giải pháp xử lý nền bằng hợp chất hóa học và bằng một số phương pháp vật lý tuy không đi sâu vào phân tích nhưng từ các nghiên cứu trình bày trong đề tài và của nhiều tác giả khác cho thấy nhóm giải pháp xử lý nền bằng hợp chất hóa học chỉ đạt hiệu quả cao khi xử lý các trầm tích có hàm lượng vật chất hữu cơ cao, đặc biệt là than bùn (phụ kiểu Ic); nhóm giải pháp xử lý nền bằng phương pháp vật lý do giá thành quá cao và kỹ thuật thi công phức tạp, thiết bị chuyên dụng chỉ nên áp dụng trong trường hợp các trầm tích có hàm lượng vật chất hữu cơ cao, đặc biệt là than bùn và đất than bùn (các dạng Ic-2, Ic-3).

• Qua việc tổng hợp, phân tích và tính toán cụ thể, có thể kết luận biện pháp xử lý nền đất yếu thích hợp nhất đối với dự án MD1, MD2 nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, có chiều cao đắp 2-3m, đó là áp dụng biện pháp xử lý bằng giếng cát thoát nước thẳng đứng. Với các thông số chính:

- Đường kính giếng cát: 35- 40cm. - Khoảng cách: 1,5- 2,0m.

- Chiều sâu: Được tính toán cụ thể phụ thuộc chiều cao đất đắp, bề dày và sự phân bố của lớp đất yếụ Trong trường hợp cụ thể của dự án MD1 và MD2 thì chiều sâu giếng cát là 23m.

- Sơ đố bố trí: Bố trí theo sơ đồ hình vuông hoặc tam giác đềụ

- Thời gian gia tải: Phụ thuộc vào từng vị trí thiết kế cụ thể. Đối với trường hợp cụ thể dự án MD1, MD2 thì thời gian gia tải là 9 tháng.

Kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu và tính toán thiết kế thấy rằng hệ thống qui trình hiện nay ở nước ta có một số điểm cần bổ sung:

- Việc qui định Tiêu chuẩn kỹ thuật của vật liệu (cát thoát nước) cần được nghiên cứu để phù hợp với từng khu vực dự án cụ thể, vì trong thực tế hiện nay vật liệu cát thoát nước cho lớp đệm cát và giếng cát ở nhiều nơi rất khó đáp ứng yêu cầu qui trình.

- Phương pháp tính toán đối với trường hợp có lớp kẹp cát trong mặt cắt địa chất.

- Trong các qui trình hiện nay mới chỉ xét đến sự gia tăng của lực dính mà không tính đến sự gia tăng của góc ma sát trong, tuy nhiên thực tế sau mỗi giai đoạn đắp và khi nền đất yếu đã được xử lý thì sức chống cắt của đất bao gồm góc ma sát trong φ và lực dính c đều tăng lên, vì vậy cần phải có sự nghiên cứu để xác định sự gia tăng của góc ma sát trong và đưa vào trong qui trình để áp dụng tính toán.

Định hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Theo dõi hiệu quả lún cố kết của nền đường trên đất yếu tại khu vực nghiên cứu- gói thầu MD1, MD2.

- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả kinh tế- kỹ thuật giải pháp xử lý nền đất yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở cho việc lựa chọn chiều sâu của giếng cát.

- Nghiên cứu phạm vi áp dụng của các giải pháp xử lý nền đất yếu cho khu vực ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)