Những phương pháp thi công cọc vật liệu rờ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 35 - 37)

Nghiên cứu các giải pháp xử lý nền đất yếu

2.2.2. Những phương pháp thi công cọc vật liệu rờ

Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo cọc vật liệu rời đã được sử dụng trên thế giớị Tuỳ theo khả năng ứng dụng thực tế của chúng và khả năng có được những thiết bị thi công ở từng địa phương. Những phương pháp thi công sau đây sẽ được miêu tả tóm tắt cùng với những trường hợp áp dụng tham khảọ

Phương pháp nén chặt bằng rung động

phương pháp này được sử dụng để nâng cao độ chặt của đất rời, không dính bằng một bộ phận rung. Bộ phận này chìm vào trong đất nhờ trọng lượng bản thân cùng với sự phụ trợ của nước và rung động. Sau khi đạt tới chiều sâu đã định trước,

bộ phận rung động được từ từ rút lên và chỗ đó được làm đầy lại bằng vật liệu rờị Bằng cách như vậy gây nên sự nén chặt đất.

Phương pháp thay thế bằng rung động

phương pháp này sử dụng để cải tạo các loại đất dính có hơn 18% trọng lượng hạt lọt qua mắt sàng tiêu chuẩn 200 US. Thiết bị sử dụng tương tự phương pháp nén chặt bằng rung động. Bộ phận rung động được nhấn chìm vào trong đất dưới tác dụng của trọng lượng bản thân với sự trợ giúp của tia nước hoặc khí phun có tác dụng giội rửa cho đến đạt chiều sâu dự định.

phương pháp này cũng có thể thực hiện bằng quá trình khô hoặc quá trình ẩm. Trong quá trình ẩm lỗ được tạo thành trong đất nhờ bộ phận rung động tới chiều sâu mong muốn có kết hợp phun nước. Khi bộ phận rung động được rút lên nó tạo ra một lỗ khoan có đường kính khá lớn. Lỗ khoan được lấp đầy từng phần bằng sỏi có kích thước cỡ hạt từ 12mmữ75mm. Quá trình ẩm nói chung phù hợp với những lỗ khoan không ổn định và mực nước ngầm ở caọ Sự khác biệt chủ yếu giữa quá trình khô và ẩm là không phun nước trong giai đoạn tạo lỗ ban đầụ Trong quá trình khô, lỗ khoan vẫn duy trì được rỗng khi rút bộ phận rung động lên,nó đòi hỏi đất được xử lý phải có độ bền cắt không thoát nước lớn hơn 40 KN/m2 và mực nước ngầm tương đối sâụ

Phương pháp rung động kết hợp

Phương pháp này được dùng phổ biến ở Nhật và áp dụng để gia cố cho đất sét mềm yếu khi mực nước ngầm caọ Cọc sử dụng thường có kết quả là cọc cát nénchặt. Chúng được xây dựng bằng cách đóng ống chống tới chiều sâu mong muốn, dùng búa rung thẳng đứng, nặng đặt lên đầu ống, đổ vào một thể tích cát nhất định rồi kéo ống lên từng nấc một, từ từ nhờ búa rung hoạt động từ đáỵ Quá trình lặp lại cho đến khi toàn bộ cọc vật liệu rời nén chặt được xây dựng xong.

Phương pháp khoan tạo lỗ

phương pháp này cọc được xây dựng bằng việc đầm nện vật liệu rời trong các lỗ khoan trước theo từng giai đoạn bằng quả nặng(15ữ20 KN), rơi từ độ cao 1ữ1,5m

xuống. Phương pháp này có thể thay thế được phương pháp nén chặt bằng rung động mà lại có giá thành thấp hơn. Tuy nhiên tác dụng phá hoại và tái tạo lại đất sau đầm nén mà áp dụng với những loại đất nhạy cảm thì bị hạn chế. Phương pháp này rất thích hợp cho các nước đang phát triển vì chỉ sử dụng những thiết bị địa phương trong khi các phương pháp đã miêu tả ở trên đòi hỏi những thiết bị đặc biệt và người được đào tạọ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)