Những quy định chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 61 - 63)

ứng dụng giải pháp xử lý nền đất yếu vào các dự án MD1, MD

3.2.3.1 Những quy định chung

- Thuyết minh thiết kế xử lý nền đất yếu chỉ đề cập những vấn đề từ đường thiên nhiên trở xuống trong phạm vi những đoạn phải xử lý đất yếụ Những nội dung khác và những đoạn không xử lý nền đất yếu sẽ được thể hiện trong đồ án thiết kế đường.

- Vật liệu đắp và ta luy đắp: Vật liệu đắp nền đường là cát ở mỏ theo hồ sơ mỏ vật liệụ Độ dốc ta luy là 1/1.5 và phía bên ngoài ta luy được đắp bao bằng đất dính. Riêng phần đắp bao lớp đệm cát thoát nước được đắp bằng vầng cỏ bao phía ngoàị

- Yêu cầu kỹ thuật vật liệu đắp tuân theo những qui định trong đồ án thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành.

- Vật liệu đắp bờ ngăn nước tạm thời khi thi công và đắp bao ta luy: Có thể dùng đất đào vét thân đường tại chỗ.

Sơ lược một số giải pháp thiết kế xử lý nền đất yếu

Để có cơ sở lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý áp dụng cho Gói thầu MD1&MD2 sơ bộ đưa ra các phân tích, đánh giá tổng thể các biện pháp xử lý nền đất yếu thường được áp dụng như sau:

Đắp trực tiếp trên đất yếu: Giải pháp này không thể thực hiện được đối với Gói thầu MD1 và MD2 vì chiều cao đất đắp tương đối lớn và lớp yếu phân bố ngay trên mặt đất thiên nhiên, do đó độ ổn định và độ lún còn lại sẽ không đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn 22TCN 262 - 2000.

Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ đất yếu: Chiều cao đất đắp trung bình từ H= 2,50m, mặt khác do chiều sâu đất yếu rất lớn khoảng 32m nên giải pháp đào bỏ một phần hoặc toàn bộ đất yếu không có hiệu quả.

Bệ phản áp: Đây là giải pháp thông thường được áp dụng trong thiết kế xử lý nền đất yếu có ưu điểm là thi công đơn giản, có tác dụng tăng khả năng ổn định của nền đất yếụ Nhược điểm của giải pháp này là thời gian và độ lún cố kết tăng lên, khối lượng đất đắp lớn và chiếm dụng nhiều diện tích. Do đặc điểm Gói thầu MD1, MD2 chạy qua các khu dân cư, đô thị nên biện pháp sử dụng bệ phản áp chiếm dụng diện tích đất lớn, vi phạm chỉ giới quy hoạch. Do vậy, giải pháp này không thực hiện được.

Bấc thấm: Thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm chỉ phát huy hiệu quả cao ở những khu vực nền đất yếu có bề dày nhỏ. Thực tế xử lý đất yếu bằng bấc thấm các công trình đường bộ trong thời gian qua cho thấy, biện pháp này khó kiểm soát chất lượng dẫn đến lượng lún còn lại kéo dàị Do vậy, kiến nghị không áp dụng giải pháp bấc thấm để xử lý.

Giếng cát: Để xử lý các đoạn đất yếu có bề dày tương đối lớn thường áp dụng biện pháp thoát nước thẳng đứng bằng giếng cát. Giếng cát thường được dùng có đường kính 0,4m, bằng cát hạt trung. Do đó, áp dụng biện pháp xử lý bằng giếng cát đạt được 2 mục đích chính như sau:

- Tăng nhanh độ cố kết của đất nền, do đó, giảm được thời gian lưu tảị

- Tăng cường độ của đất nền, đảm bảo độ ổn định của nền đường đắp trên các đoạn đất yếụ

Cột đất - XM: Để xử lý các đoạn đất yếu ở những đoạn có chiều cao đất đắp tương đối lớn, các vị trí cống và bề dày lớp đất yếu rất lớn (30,0 - 40,5m) áp dụng phương pháp xử lý bằng cột đất- xi măng là tối ưu, để đạt được 2 mục đích chủ yếu như sau:

- Tăng cường sự ổn định trượt của đất nền, đảm bảo độ ổn định của nền đường đắp trên các đoạn đất yếu có bề dày rất lớn mà các giải pháp thoát nước đứng không đảm bảọ

- Tăng thêm độ cố kết của đất nền, giảm độ lún và thời gian thi công được rút ngắn.

Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng cột đất- XM đã được áp dụng rất hiệu quả ở Nhật Bản, Thuỷ Điển, Trung Quốc... ở Việt Nam, đã áp dụng công nghệ này ở Cảng Ba Ngòi, Khánh Hoà, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Cần Thơ ... và đã được thiết kế

đối với công trình giao thông như: Dự án đại lộ Đông Tây- TP Hồ Chí Minh do Tư

vấn PCI Nhật Bản thiết kế; Dự án đường ra cảng sản xuất xi măng bao của nhà máy xi măng Hạ Long- Quảng Ninh, do Công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ (trực thuộc TEDI) thiết kế năm 2003; Dự án đường Láng - Hoà lạc (giai đoạn 2) tại một số đoạn do TEDI thiết kế.

Cọc BTCT kết hợp bản giảm tải: Đây là giải pháp nhằm tăng cường sự ổn định của đất đắp và nền đất yếu; giảm thiểu độ lún nền đất. Tuy nhiên, giải pháp này khá tốn kém so với các giải pháp đã nêụ

Phương án thiết kế kiến nghị đối với Gói thầu MD1, MD2

Đối với gói thầu MD1, MD2 căn cứ vào bề dày lớp đất yếu, chiều cao đất đắp tại các phân đoạn, kết quả kiểm toán ổn định trượt và biến dạng lún, công nghệ và trình độ thi công, đề xuất các phương án xử lý nền đất yếu áp dụng đối với Gói thầu MD1, MD2 là: áp dụng tổ hợp các biện pháp giếng cát- gia tải và cọc BTCT (cọc BTCT áp dựng cho xử lý móng cống).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ Ở CÁC GÓI THẦU MD1 VÀ MD2, THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG MÊ KÔNG VÀ CHỐNG NGẬP LỤT (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)