Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB chi nhánhHà Nội

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh hà nội (Trang 61 - 66)

2.4.3.1. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB Hà Nội thời gian qua

a. Kết quả đạt được

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Một số kết quả SHB Hà Nội đã đạt được:

Thứ nhất, SHB Hà Nội cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng và phong phú thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Thứ hai, các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh đều tăng qua các năm, phản ánh hoạt động kinh doanh có lãi của ngân hàng. Điều này cho thấy cho vay tiêu dùng là một hướng mở rộng kinh doanh có hiệu quả của SHB Hà Nội.

Thứ ba, nhờ thực hiện tốt quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng, kiểm soát sau khi cho vay tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng của chi nhánh rất nhỏ. Cùng với việc phát triển tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro cũng được chú trọng. Hệ thống quản lý rủi ro được tập trung tại Trụ sở chính SHB kết hợp với các hình thức giám sát từ xa qua mạng máy tính và kiểm tra tại chỗ đã phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Thứ tư, thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại SHB Hà Nội có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn hẳn thu từ hoạt động tín dụng khác. Từ đó có thể thấy cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng trong thu nhập của Ngân hàng.

Thứ năm, nguồn vốn huy động của SHB Hà Nội chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trên địa bàn, nguồn này rất ổn định với số lượng lớn. Do đó, SHB Hà Nội luôn có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.

Thứ sáu, hồ sơ và thủ tục vay vốn tại SHB Hà Nội rất nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian của khách hàng. Thời gian xét duyệt khoản vay tiêu dùng được rút ngắn. Điều này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh, tăng uy tín của SHB Hà Nội.

Thứ bảy, SHB đã ban hành các quy định, quy trình, cẩm nang nghiệp vụ,…với mục đích chuẩn mực hóa kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý các tình huống trong giao dịch. Quy định về “ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ” là một trong những tiện ích nằm trong nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. SHB Hà Nội đã không ngừng lắng nghe ý kiến khách hàng, triển khai điều tra về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình hoạt động.

b. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả kinh doanh khả quan, cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

- Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích mất cân đối, chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, các sản phẩm khác chưa thực sự được chú trọng, chiểm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng còn thấp, doanh thu từ hoạt động này chưa thực sự cao.

- Trong thị trường cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng vay tiêu dùng, thời gian hoàn tất hồ sơ cho vay và giải ngân rất quan trọng; tuy nhiên thời hạn này ở SHB Thăng Long còn khá dài, chưa tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn bộc lộ những hạn chế nhất định : tính chuyên nghiệp, thái độ và phong cách phụ vụ khách hàng.

Nguyên nhân

 Chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế: SHB Hà Nội chú trọng mảng tín dụng doanh nghiệp hơn tín dụng cá nhân. Nên các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thực sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.

 Ngân hàng ngại nguy cơ nợ xấu: trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng hạn chế cho vay tiêu dùng.

 Sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận chưa logic và hiệu quả, gây ra phiền phức và mất thời gian của khách hàng.

 Hoạt động marketing ngân hàng chưa phát huy tác dụng: SHB Hà Nội chưa có phòng marketing độc lập nên việc nâng cao hình ảnh ngân hàng còn nhiều hạn chế.

 Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được tiêu chuẩn: việc thu thập thông tin về khoản vay và về khách hàng còn hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc ra quyết định tín dụng.

- Nguyên nhân khách quan

 Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng tại Việt Nam: các ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ; mở rộng mạng lưới; mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng… nhằm thu hút khách hàng. Cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro. Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thì thời gian gần đây chú trọng cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng được cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng, chủ yếu là giáo viên, cán bộ công nhân viên, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, công an, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu... Mục đích vay là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị khác trong gia đình…

đồng Việt Nam được NHNN điều chỉnh tăng lên 9% từ ngày 5/11. Các lãi suất chủ chốt cũng thay đổi tiếp sau đó, cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 9%/năm.

 Sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, các NHTM đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND. Khách hàng có xu hướng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn và so sánh lãi suất huy động giữa các ngân hàng để chuyển tiền gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. Từ nửa cuối tháng 11 bắt đầu có cuộc đua lãi suất huy động làm cho thị trường luôn căng thẳng, kể cả trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dầu Hiệp hội ngân hàng đã có vài lần cam kết đồng thuận lãi suất nhưng nhiều ngân hàng đã không thực hiện đúng như thỏa thuận. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thị trường có hiện tượng dịch chuyển tiền nên các NH thừa vốn cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng. Ngoài việc tăng lãi suất huy động thì các ngân hàng phải tăng cường các hình thức khuyến mại cộng thưởng giá trị và quà tặng hiện vật để níu giữ và thu hút thêm tiền gửi của khách hàng. Lãi biên co hẹp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, việc ổn định thanh khoản trở nên khó khăn hơn.

 Khách hàng vay tiêu dùng khó xác định thông tin hơn khách hàng doanh nghiệp nên việc chứng minh nguồn trả nợ khó khăn hơn. Khách hàng vay tiêu dùng nhỏ lẻ và phân tán nên dư nợ không ổn định.

 Yếu tố tâm lý của khách hàng: do thói quen của người Việt Nam ngại đến ngân hàng vì sợ thủ tục phức tạp, sợ người khác biết được các thông tin đi vay…

 Sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng tên tuổi tại Mỹ, kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Điều này gây ra áp lực với lạm phát, biến động giá cả và lãi suất của các ngân hàng, tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

 Khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn, việc đăng ký giao dịch đảm bảo, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất… còn khó khăn. Thủ tục hành chính nhà

nước chưa thực sự nhanh gọn và thông thoáng, gây ảnh hưởng đến quyết định cho vay và giải ngân của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của chuyên đề đã trình bày toàn bộ thực trạng, đưa ra các phân tích và đánh giá về hiệu quả hoạt động của CVTD tại SHB Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012. Với việc phân tích thực trạng CVTD, tuy chi nhánh đã có những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết. Nguyên nhân của những tồn tại này xuất phát từ nhiều phía nhưng ngân hàng nhất thiết phải là người đi tiên phong trong việc hạn chế và khắc phục những điểm còn bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả CVTD. Việc áp dụng các biện pháp nhằm mở rộng CVTD trong giai đoạn tới là yêu cầu tất yếu nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói chung và SHB Hà Nội nói riêng.

Chương 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB HÀ NỘI

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh hà nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w