Lịch sử hình thành phát triển

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh hà nội (Trang 34 - 78)

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội

- Địa chỉ: Số 49 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Điện thoại: (04)6256 3666

- Fax: (04) 6256 3616

kiêm Giám đốc chi nhánh Hà Nội từ 18-02-2013).

- Loại hình ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần.

SHB chi nhánh Hà Nội được thành lập theo quyết định thành lập số SHB 98/TTG ngày 10/10/2006 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP SHB. Tại thời điểm thành lập, SHB Hà Nội có 03 Phòng giao dịch bao gồm các phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt, phòng giao dịch Trần Duy Hưng và phòng giao dịch Hoàn Kiếm, với tổng số công nhân viên là 42 người. Trải qua quá trình phát triển tới nay, SHB Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc với hệ thống 21 phòng giao dịch được phân bố trên toàn địa bàn Hà Nội, với tổng số lượng công nhân viên là 354 người. Tổng hợp quy mô của SHB Hà Nội qua các năm:

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của SHB Hà Nội qua các năm

Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012

Tổng tài sản ( tỷ đồng) 5.678,79 6.008,80 7.109,51

Lợi nhuận sau thuế ( tỷ đồng) 95.95 120.29 140.25

Số lượng các PGD (phòng) 18 20 21

Số lượng công nhân viên ( người) 195 296 354

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SHB giai đoạn 2010 – 2012).

Hình 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy SHB Hà Nội

 Ban giám đốc chi nhánh: Gồm có một giám đốc chi nhánh và hai Phó

Giám đốc Giám đốc

Phó Giám đốc 1

Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2Phó Giám đốc 2

Phòng Công nghệ thông tin Phòng Công nghệ thông tin Phòng Kế toán Phòng Kế toán Phòng Quỹ Phòng Quỹ Phòng Tái thẩm định Phòng Tái thẩm định Phòng Hành chính quản trị Phòng Hành chính quản trị Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Thanh toán quốc tế P. Khách hàng doanh nghiệp P. Khách hàng doanh nghiệp P. Khách hàng cá nhân P. Khách hàng cá nhân Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hà Nội PGD Bà Triệu PGD Bà Triệu ……… PGD Lạc Trung PGD Lạc Trung

giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng như xem xét, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tính thực thi các định hướng phù hợp với diễn biến của thị trường, quyết định các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng, thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro trong ngân hàng.

 Bộ máy hoạt động của chi nhánh ngân hàng được tổ chức tương đối gọn nhẹ gồm các bộ phận kinh doanh (Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân), Khối Back-Office (Gồm phòng công nghệ thông tin , Phòng kế toán và Phòng hỗ trợ tín dụng, thanh toán quốc tế, phòng tái thẩm và phòng hành chính quản trị) và các Phòng Giao Dịch trực thuộc (gồm bộ phận DVKH, bộ phận tín dụng và bộ phận ngân quỹ). Đứng đầu mỗi phòng ban chi nhánh là các Trưởng phòng hoặc tại các Phòng giao dịch trực thuộc là Trưởng phòng giao dịch. Giữa các phòng bancó sự trao đổi thông tin thường xuyên qua các cuộc họp ban điều hành, họp giao ban và các cuộc họp theo chuyên đề.

 Bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh tập trung ở trụ sở chi nhánh bao gồm có phòng tái thẩm định, phòng hỗ trợ tín dụng, tổ xử lý nợ. Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện nhiệm vụ tái thẩm các khoản tín dụng vượt mức phán quyết tín dụng của từng cấp đối với cá nhân, tổ chức kinh tế, và định chế tài chính, rà soát rủi ro, kiểm soát việc giải ngân toàn chi nhánh và đề ra các phương án xử lý nợ xấu. Định kỳ xây dựng cơ cấu dư nợ theo loại tiền, ngành nghề, địa bàn kinh doanh, xây dựng các chính sách tín dụng khách hàng trên định hướng các chính sách, chỉ tiêu của hội sở, theo dõi việc trích lập - sử dụng dự phòng, và báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc về chất lượng tín dụng.

Ngoài ra SHB Hà Nội hiện đang quản lý một số phòng giao dịch trên địa bàn TP. Hà Nội như: PGD Bà Triệu, Thái Hà, Giang Văn Minh, Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng,... và một số phòng giao dịch khác.

2.2.3. Nhiệm vụ hoạt động của SHB chi nhánh Hà Nội.

Huy động vốn:

trong và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

o Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của SHB. o Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản.

Cho vay: Cho vay ngắn, trung, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của SHB.

Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ về ngoại hối.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

o Cung ứng các phương tiện thanh toán.

o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. o Thực hiện các dịch vụ chi hộ và thu hộ.

o Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng còn nhiều nhiệm cụ khác như:

o Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của SHB.

o Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác.

o Bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo toàn thanh toán…

o Tư vấn tài chính tín dụng cho khách hàng.

o Thực hiện hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định của SHB. o Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý.

o Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, ủy quyền của SHB.

o Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo quy định.

o Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Hà Nội

nhiều biến động bất lợi, hệ thống tài chính Việt Nam có nhiều biến động sau những cuộc sát nhập các ngân hàng nhỏ, khả năng cạnh tranh kém, năng lực nhân sự thiếu nhằm làm lành mạnh hóa thị trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan ban giám đốc của chi nhánh NHTMCP SHB đã có những quyết sách đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cũng như theo đuổi mục tiêu sinh lợi tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.

2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa ngân hàng và doanh nghiệp khác. Chính sự đặc biệt này đã giúp cho các NHTM có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Đồng thời, huy động vốn cũng là hoạt động hết sức quan trọng đối với quá trình cạnh tranh giữa các NHTM.

Huy động vốn đóng vai trò quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi ngân hàng, là hoạt động giúp duy trì hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đối với một thực thể kinh doanh tiền tệ thì nguồn huy động ổn định sẽ giảm được rủi ro thanh khoản cho ngân hàng – rủi ro dễ dẫn đến sụp đổ ngân hàng nhất. Nguồn huy động vốn ổn định giúp ngân hàng có kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý, đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng.

Các hình thức huy động vốn được chi nhánh SHB Hà Nội áp dụng hiện nay là

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác: tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thương mại đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các ngân hàng khác.

- Vay trên thị trường vốn: giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ

chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). - Các hình thức huy động vốn khác như: nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, nguồn khác (như các khoản thuế chưa nộp, lương chưa trả...) tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thương mại đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các ngân hàng khác.

Công tác huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động tín dụng nội bộ chi nhánh của SHB Hà Nội luôn được xác định là công tác ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ban lãnh đạo SHB Hà Nội đã vạch ra những chiến lược huy động tích cực, chính vì thế công tác huy động vốn đã đạt nhiều thành tựu.

Bảng 2.2. Số dư huy động vốn qua các năm.

TT CHỈ TIÊU ĐV

TÍNH

SỐ LIỆU QUA CÁC NĂM

2009 2010 2011 2012

I./ Số dư huy động vốn Tỷ đồng

2. 689,88 5.325,49 7.952,03 9.127,62 1 Tiền gửi KKH Tỷ đồng 560,85 205,32 536,27 610,35 2 Tiền gửi CKH Tỷ đồng 329,86 3.100,69 3.853,96 5.121,31 3 Tiết kiệm Tỷ đồng 1. 799,17 2.019,48 3.561,80 4.835,69

Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, tính đến năm 2012 tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt trên 9000 tỷ đồng, đạt mức cao nhất

trong toàn hệ thống. Các hình thức huy động vốn luôn được đa dạng hóa, các biện pháp, kênh huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn là những kênh huy động mang lại hiệu quả cao.

2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.

Trong những tháng đầu năm 2012, khi các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức cao kỷ lục, tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng,có những thời điểm phần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Song SHB một mặt giữ vững khả năng thanh khoản, một mặt vẫn duy trì giải ngân phát triển tín dụng để hỗ trợ các khách hàng truyền thống của mình vượt qua giai đoạn khó khăn,thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2012, SHB đã hoàn thành 102% chỉ tiêu do Cổ đông giao. Về cơ cấu dư nợ cho vay, tỷ trọng cho vay khối khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên trong tổng dư nợ cho vay chứng tỏ cho vay tiêu dùng đang đóng góp ngày càng cao vào kết quả hoạt động chung của Chi nhánh.

SHB Hà Nội luôn coi hoạt động tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng. Năm 2011, doanh số cho vay toàn chi nhánh đạt 6.793,41 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng SHB Hà Nội nói riêng vẫn có tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng tăng 48% so với thời điểm cùng kỳ năm 2011. Dư nợ tín dụng của SHB Hà Nội tăng trưởng ở mức cao, phù hợp với sự phát triển về quy mô ngân hàng cũng như nguồn vốn huy động. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay qua các năm của SHB Hà Nội

Năm Dư nợ cho vay

2010 3.920,41

2011 5.027,82

2012 6.208,91

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đoạn 2010 – 2012) Dư nợ cho vay cũng tăng trưởng liên tục qua các năm,mức tăng trưởng dư nợ bình quân năm 2011 là 28.25%, dư nợ bình quân năm 2012 là 6.208,91 tỷ đồng, tăng 23,49% so với mức dư nợ năm 2011. Mức tăng trưởng quy mô tín dụng của SHB Hà Nội là cao hơn mặt bằng chung của các NHTM trong những năm qua. Cùng với đó, việc tăng trưởng dư nợ đi kèm với sự gia tăng của số lượng khách hàng vay cho thấy SHB Hà Nội đã và đang nhận được sự đánh giá cao, sự tin tưởng từ phía khách hàng trong công tác tài trợ, cung ứng vốn cho các phương án, dự án đầu tư.

Bên cạnh việc tăng trưởng hoạt động tín dụng, SHB Thăng Long vẫn tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.Trong khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đã tác động xấu đến các doanh nghiệp khiến các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng, SHB đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 dưới mức 1,5% tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.4. Tình hình các phát triển số dư nợ của SHB Hà Nội. (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 3,920.41 100.00 5,027.82 100.00 6.208,91 100.00 PL theo thời hạn nợ Ngắn hạn 3,186.73 80.29 3,979.78 79.16 4.863,43 78,33 Trung hạn 558.91 14.26 905.49 18.01 1.211,98 19,52 Dài hạn 174.77 4.45 142.55 2.84 133,49 2,15 PL theo nhóm nợ Nhóm 1 3,820.68 97.46 4,820.18 95.87 6039,41 97,27 Nhóm 2 63.01 1.61 82.25 1.64 11,79 0,19 Nhóm 3 1.55 0.04 75.61 1.50 1,86 0,03 Nhóm 4 1.84 0.05 6.9 0.14 15,52 0,25 Nhóm 5 33.33 0.85 42.88 0.85 140,32 2.26 Tổng nợ quá hạn 99.73 2.54 207.64 4.13 337,76 2,73 Tổng nợ xấu 36.72 0.94 125.39 2.49 233,46 2,54

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán SHB Hà Nội qua các năm) Thành phần dư nợ luôn ổn định qua các năm, tỷ lệ nợ xấu của SHB Hà Nội luôn được duy trì trong tỷ lệ cho phép. Tỷ lệ nhóm 3, 4, 5 được duy trì ở mức nhỏ hơn 1% (năm 2011 và 2012 lần lượt là 1,5% và 2,54%). Đặt vào hoàn cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng, các vấn đề liên quan tới 2 tập đoàn kinh tế VINASIN và VINALINE, SHB Hà Nội luôn giữ được sự ổn định của các khoản cho vay, điều đó đã cho thấy chất lượng tín dụng của SHB nói riêng, cũng như của toàn bộ hệ thống SHB và năng lực hoạt động của SHB so với các ngân hàng khác nói chung.

Song song với việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ, SHB thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng của các khoản vay để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng. chất lượng tín dụng của SHB được đảm bảo an toàn trong giới

hạn cho phép. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn cao được duy trì trong nhiều năm. Thường chiếm trên 90% tổng dư nợ của ngân hàng.

2.3.3. Hoạt động dịch vụ khác.

Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng của toàn hệ thống, SHB Hà Nội đặc biệt chú trọng hoạt động dịch vụ, như: hoạt động chuyển tiền trong nước và

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh hà nội (Trang 34 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w