• Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã được thực hiện được một vài giải pháp SXSH.
• Quan trắc và đánh giá kết quả: Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất.
• Báo cáo các kết quả SXSH: Để duy trì các cam kết, các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên.
• Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH: Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt đầu để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của SXSH.
• Liên tục đưa SXSH vào quản lý hàng ngày:
- Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện chứng nhận hệ thông quản lý môi trường ISO 14001 có thể sẽ mang tính liên tục có giá trị của SXSH.
1.2.3. Tiết kiệm năng lượngI.2.3.I. Hiện trạng sử dụng năng lượng I.2.3.I. Hiện trạng sử dụng năng lượng
Quá trình công nghiệp hóa bao gồm sự gia tăng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông và sự gia tăng một cách tự nhiên việc sử dụng các loại năng lượng hiện đại tại các hộ gia đình khi mà thu nhập ngày càng tăng lên, tất cả những điều này đã và sẽ dẫn đến nhu cầu năng lượng của nước ta tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù hiện nay có sự suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong trung hạn là khả quan. Nếu GDP tăng trưởng khoảng 6,9%/năm trong giai đoạn 2009-2018 và mức độ đàn hồi năng lượng sử dụng trên GDP là 1,7 như đã xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 12,1%/năm, giảm hơn một chút so với thập kỷ trước. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng 10 năm với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng vượt quá 100 triệu TOE vào năm 2018.
Lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp hơn ba lần trong giai đoạn 1999-2008 được cung cấp từ các nguồn năng lượng trong nước với chi phí năng lượng tương đôi thấp. Tiêu thụ năng lượng cuối cùng nước ta có xuất phát điểm ở mức độ tương đốì thấp, khoảng 10,8 triệu TOE vào năm 1998, trong giai đoạn 1998-2008 đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu năng lượng trong nước lại tiếp tục tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức quá lớn, lĩnh vực năng lượng sẽ gặp các vấn đề về phát triển các nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu năng lượng và sẽ phải dựa năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm cả than và dầu. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010- 2020, đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đốì giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội và hậu quả về tác động môi trường của việc cung và sử dụng năng lượng cũng có thể ở mức nghiêm trọng hơn mức độ hiện nay.
I.2.3.2. Tổng quan về kiểm toán năng lượng
a) Khái niêm KTNL:
Kiểm toán năng lượng là quá trình đo đạc và rà soát các mức tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất hoặc qui trình nhằm đánh giá các cơ hội có thể tiết
kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Tai sao chúng ta cần sử dung tiết kiêm và kiểm toán năng lương: Bởi vì chúng ta sẽ giảm được nhiều chi phí về:
o Giá thành sản phẩm; o Chi phí nguyên liệu; o Chi phí năng lượng; o chi phí nhân công;
Chi phí năng lượng trên một sản phẩm thấp thì sản phẩm càng có khả năng cạnh tranh.
c) Muc đích kiểm toán năng lương:
• Nhận dạng các cơ hội nhằm giảm tiêu thụ năng lượng cho toàn bộ nhà máy hoặc một công đoạn nào đó của qui trình.
• Nhận dạng các công đoạn hoặc thiết bị cần thay đổi hay cải tiến.
• Kết quả của kiểm toán năng lượng sẽ giúp các nhà máy xem xét lại các vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng.
d) Lơi ích về kinh tế và môi trường: Lợi ích kinh tế:
o Giảm chi phí sản xuất/ vận hành trở thành yếu tô" then chốt cho sự tồn tại của ngành công nghiệp.
o Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. • Lợi ích môi trường:
o Giảm ô nhiễm môi trường thông qua phát thải từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch.
o Góp phần bảo vệ môi trường.
e) Những biên pháp tiêu biểu sử dung tiết kiêm và hiêu quá năng lương trong nhà máv:
• Tránh chạy không tải các thiết bị máy móc; • Khắc phục các rò ri nước, hơi, khí nén, dầu;
• Thay thế nguồn nhiệt năng ít tổn thất cho sản xuất. • Bọc cách nhiệt một cách hiệu quả;
• Thu hồi nhiệt tải;
• Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất sử dụng năng lượng hiệu quả năng lượng.
I.2.3.3. Quản lý năng lượng trong công ty:
a) Các nguvcn nhân sử dung năng lương kcm hicu quá: • Đầu tư bị thiên về hướng mở rộng sản xuất.
• Dễ dàng đầu tư vào các thiết bị quá khổ trong khi đó khó khăn cho đầu tư để tăng hiệu suất.
• Văn hoá TỌM không được áp dụng vào các thiết bị năng lượng. b) Các đề xuất vế quán lý:
1 ) Thiết lập một chương trình quản lý năng lượng:
2 ) Không nên xem các thiết bị là những khoản phải chi để cắt giảm mà hãy xem chúng như là trung tâm lợi nhuận để tối ưu hoá bằng cách giảm tiêu hao.
3) Đo đạc, hình tượng hoá và phổ biến số liệu.
4 )Chuyển đổi hệ thông đo lường dùng hiệu suất sang đo lường bằng tiền tệ.
5 ) Thiết lập các mức ngưỡng thực hiện thấp nhất: phần thưởng cao hơn.
6 )Chúng ta phải đổ mồ hôi nhưng lợi nhuận ít, và tăng hiệu quả năng lượng là tăng lợi nhuận.
7 )Công nghệ và thiết kế biến động không ngừng. Đừng bao giờ ngừng học hỏi.
8 )Yêu cầu và khuyến khích các nhà cung cấp thiết bị có hiệu suất cao: thưởng trên những tiết kiệm đo đạc được, không phải tốn kém.
9 ) Không ngừng cải tiến.
c) Khái niêm về quán lý năng lương:
• Là việc sử dụng hiệu quả và khôn ngoan năng lượng sẽ tôi đa hoá lợi nhuận (cực tiểu hoá chi phí) và tăng cường vị thế cạnh tranh.
• Ba nguyên tắc quản lý:
o Mua năng lượng với giá thấp nhất; o Quản lý việc sử dụng năng lượng với hiệu suất cao nhất;
o Sử dụng công nghệ thích hợp nhâVchi phí thấp nhất. d) Quy trình quán lý năng lương trong xí nghiêp công nghiêp:
1) Nhận thức về các cơ hội tiết kiệm tiềm năng:
• Các biện pháp quản lý nội vi và nhận thức về thất thoát. • Theo giõi sô" liệu tiêu thụ năng lượng và các sô" liệu chính. • Xí nghiệp có chính sách, chủ trương đến việc giảm chi phí. • Có khả năng làm việc với các dự án cải tiến.
2) Cam kết của lãnh đạo cao cấp:
• Thiết lập các chế độ tiết kiệm năng lượng trong cơ cấu quản lý. • Chỉ định người quản lý năng lượng;
• Khởi đầu qui trình hoạch toán năng lượng; • Khởi đầu chương trình đào tạo.
3) Kiểm toán năng lượng sơ bộ:
• Chuẩn bị và tổ chức tiết kiệm năng lượng; • Phỏng vấn những người quan trọng; • Cung cấp bản câu hỏi;
• Lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo hiện có; • Thu thập dữ liệu.
4) Kiểm toán năng lượng chi tiết:
• Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng không cần chi phí hoặc chi phí thấp;
• Xác định các dự án đòi hỏi nhiều vốn.
• Thiết lập các qui trình vận hành và bảo dưỡng TKNL; Thiết lập các qui trình báo cáo.