HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
3.1.1 Giới thiệu:
Thông tin di động được ứng dụng cho nghiệp vụ cảnh sát từ những năm hai mươi ở băng tần vô tuyến 2MHZ. Sau thế chiến II mới xuất hiện thông tin do động điện thoại dân dụng. 1946, với kỹ thuật FM (điềuchế tần số) ở băng số 150MHZ, AT&T được cấp giấy phép cho dịch vụ điện thoại di động thực sự ở St.Louis. 1948, một hệ thống điện thoại di động có dải thông tần số 30kHz với kỹ thuật FM ở băng tần 450 MHz đưa hiệu suất sử dụng phổ tần số tăng gấp 4 lần so với cuối thế chiến II.
Năm 1996, một phần mười người Mỹ có điện thoại di động, còn hệ thống điện thoại công sở vô tuyến đã bao gồm 40 triệu máy, trên 60 triệu điện thoại kéo dài được dùng, dịch vụ PCS thương mại được áp dụng ở Washington. Trong thời gian 10 năm qua, các máy điện thoại di động (thiết bị đầu cuối) đã giảm kích thước, trọng lượng và giá thành 20% mỗi năm.
Quan niệm “cellular” bắt đầu từ cuối những năm bốn mươi với Bell. Thay cho mô hình quảng bá với máy phát công suất lớn và anten cao là những cell diện tích be ùcó máy phát BTS công suất nhỏ; khi các cell ở cách nhau đủ xa thì có thể sử dụng lại cùng một tần số. Tháng 12- 1971 hệ thống cellular tương tự ra đời , FM, ở dải tần số 850 MHz. Tương ứng là sản phẩm thương nghiệp AMPS (tiêu chuẩn) ra đời name 1983. Đến đầu những năm chín mươi, thế hệ đầu tiên củathông tin di đông cellular đã bao gồm hàng loạt hệ thống ở các nước khác nhau: TACS, NMTS, NAMTS, C … Tuy nhiên, các hệ thống này không thỏa mãn được nhu cầu ngày càng tăng, trước giao nhau không đủ rộng như mong muốn (ra ngoài biên giới). Những vấn đề trên đặt ra cho thế hệ thứ hai thông tin di động cellular phải giải quyết. Một sự lựa chọn được đặt ra: kỹ thuật tương tự hay kỹ thuật số. Các tổ chức tiêu chuẩn hoá chọn kỹ thuật số.
Truớc hết kỹ thuật số đảm bảo chất lượng cao hơn trong môi trường nhiễu mạnh và khả năng tiềm tàng về một dung lượnng lớn hơn.
Các hệ thống thông tin di động số cellular có những ưu điểm căn bản sau đây:
• Sử dụng kỹ thuật điều chế số tiên tiến nên hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn.
• Mã hoá số tín hiệu thoại với tốc độ bit ngày càng thấp, cho phép ghép nhiều kênh thoại hơn với dòng bit tốc độ chuẩn.
• Giảm tỷ lệ tin tức báo hiệu, dành tỷ lệ lớn hơn cho tin tức người sử dụng.
• Áp dụng kỹ thuật mã hóa kênh và mã hoá nguồn của truyền dẫn số.
• Hệ thống số chống nhiễu kênh chung CCI (Cochannel Interference) và nhiễu kênh kề ACI (Adjacent-Channel Interference) hiệu quả hơn. Điều này cuối cùng tăng dung lượng hệ thống.
• Điều khiển động trong việc cấp phát kênh liên lạc làm cho sử dụng phổ tần số hiệu quản hơn.
• Có nhiều dịch vụ mới: nhận thực, số liệu, mật mã hoá, kết nối ISDN.
• Điều khiển truy cập và chuyển giao hoàn hảo hơn. Dung lượng tăng, diện tích cell nhỏ đi, chuyển giao nhiều hơn, báo hiệu tất bật đều dễ dàng xử lý bằng phương pháp số.
trong đó IS-54 bao gồm trong nó tiêu chuẩn AMPS. Thế hệ thứ ba bắt đầu từ những năm sau của thập kỷ 90 sẽ là kỹ thuật số với CDMA và TDMA cải tiến.
Chúng ta chứng kiến một sự thật là ngày càng nhiều người cần đến thông tin di động, tỷ lệ máy điện thoại di động so với máy cố định ngày càng tăng lên, cùng với nhiều dịch vụ di động phi cellular, nhắn tin, máy vô tuyến cá nhân, hệ thống thông tin di động qua vệ tinh thế hệ cũ và mới, máy tính cá nhân di động, chúng ta sẽ tiến tới hệ thống thông tin cá nhân trên phạm vi toàn cầu, với khả năng trao đổi mọi loại tin tức dù người dùng vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, một cách nhanh chóng, tiện lợi.