PDH/SDH, một số kênh bước sóng, các luồng còn lại được cấu hình cho đi xuyên qua.
Hình 4.19 Sơ đồ ứng dụng bộ tách/ ghép kênh. Bộ ghép kênh Cross-connect:
Bộ ghép kênh có thể được dùng như các nút mạng nhỏ với các kết nối luồng số- luồng số, hoặc cho vài kết nối trong mạng vòng SDH.
4.5.2 Các chức năng quản lý mạng:
Quản lý mạng là một thành phần quan trọng trong mạng viễn thông. Chí phí cho vận hành và quản lý một mạng lớn là thường xuyên và nhiều khi còn vượt trội cả chi phí triển khai các thiết bị mạng ban đầu. Do vậy, bên cạnh mối quan tâm về chi phí triển khai các thiết bị mạng ban đầu, các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đặc biệt quan tâm đến việc giảm thiểu các chi phí thường xuyên này.
Một hệ thống quản lý mạng bao gồm năm chức năng chính:
• Quản lý chất lượng: liên quan đến giám sát và quản lý các thông số chất lượng. Quản lý chất lượng là chức năng tối can thiết giúp nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng đối với khách hàng và ngược lại phía khách hàng tuân theo các yêu cầu do nhà cung cấp dịch vụ đặt ra trước. Chức năng này cũng đưa ra các thông số đầu ra cho các thông số đầu vào cho các chức năng quản lý khác, đặc biệt là chức năng quản lý sự cố để phát hiện các tình trạng bất thường xảy ra trên mạng.
• Quản lý sự cố: liên quan đến phát hiện hư hỏng trên mạng và gởi cảnh báo túc thì đến hệ thống giám sát. Nếu một thông số đang được giám sát có giá trị ngoài tầm, phân tử mạng sẽ cảnh báo. Quản lý sự cố bao gồm cả việc khôi phục lại dịch vụ khi có sự cố xảy ra.
• Quản lý cấu hình: liên quan tới việc thiết lập các chức năng được quản lý trong mạng. Chức năng cơ bản là quản lý thiết bị, bao gồm việc đưa vào hoặc loại bỏ thiết bị, định tuyến lại lưu lượng, quản lý phần mềm…Một khía cạnh khác của quản lý cấu hình là quản lý kết nối, bao gồm cài đặt, xoá và dò đường kết nối trong mạng. Chức năng này có thể thực hiện trên hệ thống quản lý tập trung hoặc trên các hệ điều khiển mạng phân bố. Phân bố điều khiển mạng là cần thiết khi khối lượng cài đặt kết nối thường xuyên xảy ra và cấu hình mạng quá lớn và phức tạp.
• Quản lý an toàn trên mạng: Bao gồm chức năng quản trị như xác nhận người sử dụng, cài đặt thuộc tính cho phép đọc và ghi tuỳ cấp người sử dụng. Về phương diện bảo an, một mạng thường được phân chia thành từng miền (domain), theo chiều ngang và dọc. Phân chia theo chiều dọc có nghĩa một số người chỉ được phép truy cập vào một số phần tử mạng nào đó và không được truy nhập vào những phần tử khác. Chẳng hạn, một người truy cập tại chỗ chỉ có thể truy nhập vào những phần tử thuộc quyền quản lý của mình. Phân chia theo chiều ngang có nghĩa là một số người sử dụng cho phép truy nhập vào những thông số liên quan mọi phần tử mạng. Tính bảo an trên mạng còn bao gồm cả chức năng bảo mật dữ liệu của người sử dụng bằng cách mã hoá dữ liệu trước khi truyền đi và cung cấp khả năng giải mã cho người dùng hợp pháp.
• Quản lý kế toán: liên quan đến việc ghi lại thời gian truy nhập, giá thuê đường truyền cũng như dự toán để duy trì và phát triển mạng lưới.
Đối với mạng thông tin quang,một vấn đề được xem xét thêm là quản lý an toàn khi tiếp xúc với tín hiệu quang:
• Các lasersbán dẫn dùng trong hệ thống thông tin quang là những thiết bị có mứa công suất thấp. Tuy nhiên, tín hiệu phát có thể gây ra ảnh hưỡng nghiêm trọng đến
mắt, mù vĩnh viễn hoặc hư mắt. Nhìn càng gần càng tổn thương đến mắt, vì giác mạc trong suốt với các bước sóng này.Trong điều kiện bình thường, các hệ thống quang hoàn toàn đóng kín và tia laser truyền định hướng không phát ra ngoài. Cần chú ý khi lắp đặt, xử lý hay bảo dưỡng.Đặt biệt khi dỡ day quang ra ngoài cần chú ý luôn giữ mức quang có thể nguy hiểm dưới tầm khuyến cáo của các hệ thống. An toàn quang can chú ý đến công suất phát tối đa đi vào sợi quang. Các hệ thống làm việc một mình (không có bộ khuếch đại quang) có mức phát đủ nhỏ (-3 đến 0dBm) không cần chú ý nhiều về an toàn quang. Tuy nhiên với các hệ thống dùng bộ khuếch đại quang cần phải cẩn thận trong suốt quá trình thao tác. Phương pháp an toàn là dùng lá chắn tại các đầu quang (connector) và chỉ cần cẩn thận đóng lá chắn khi mở đầu connector quang.
• Tuy nhiên vẫn không ngăn cản được lase phát ra từ thiết bị. Thiết bị an toàn quang có thể dùng các chế độ ALS. Theo chế độ này đầu thu khi phát hiện mất tín hiệu thu sẽ kích hướng phát (card phát và bộ khuếch đại) của nó ngừng phát laser. Và chỉ phát thou vài giây theo chu kỳ đã cài sẵn nhằm không gây ảnh hưởng đến các nhân viên xử lý cáp quang.
Bài tập
1. Trình bày chức năng của mạng quang?
2. Trình bày tốc độ truyền dẫn trên mạng quang? 3. Cấu trúc cơ bản của mạng quang?
4. Trình bày cấu trúc của sợi quang, cáp quang? 5. Trình bày kỹ thuật ghép kênh WDM?
6. Trình bày các phân lớp trong mạng quan?
7. Trình bày các cấu trúc mạng quang và ứng dụng trong thực tiễn? 8. Khi quản lý mạng quang lưu ý những vấn đề gì?
CHƯƠNG 5