Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư nước

Một phần của tài liệu Khái quát sự hình thành và phát triển KCN-KCX ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp - khu chế xuất nói riêng

Theo Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh: tp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Trước năm 2003, vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ gồm 5 tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14 – 15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ, bổ sung thêm 3 tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Tổng diện tích vùng KTTĐ Bắc Bộ sau khi bổ sung là 15.286,7 km2, bằng 3,8% diện tích cả nước và dân số (ước tính đến năm 2006) là 13,8 triệu người, chiếm 16,4% dân số cả nước. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam.

1.1. Thuận lợi

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐ Bắc Bộ) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, quốc phòng độc đáo, tạo ra lợi thế so sánh mang ý nghĩa quốc gia và khu vực. Vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và sườn núi Đông Bắc với 3 đỉnh là thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long. Vùng có Hà Nội - thủ đô của cả nước - là đầu não chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nước ta, là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế vào giao dịch quốc tế; có các cửa ra biển lớn dọc ven biển Bắc Bộ phục vụ cho cả vùng Bắc bộ, có các tuyến đường bộ thông thương lên vùng Tây Nam Trung Quốc ở phía Bắc (quốc lộ 1) , sang Bắc Lào, Bắc Thái Lan ở phía Đông, quốc lộ 5 nối liền tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là

trục đường xương sống cho toàn Bắc Bộ. Với sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi cùng với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là cửa mở vào - ra của toàn vùng Bắc Bộ và hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, đường sông (sông Hồng và các nhánh) toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế, vùng KTTĐ Bắc Bộ là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không lớn thứ hai cả nước. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có mặt tiền hướng ra biển Đông, thuận lợi trong việc thông thương với ASEAN, là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới, nhờ đó các mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá của vùng đã được mở rộng nhanh chóng.

Vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp công nghệ cao, có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ lớn trên cả nước nhờ nguồn nhân lực đã qua đào tạo bài bản; dân số đông và điều kiện tự nhiên lí tưởng thuận lợi cho phát triển dịch vụ và du lịch.

Với số dân đông, mật độ dân số lớn nhất cả nước, vùng có ưu thế nổi trội về nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động kĩ thuật, lao động có chuyên môn cao, cán bộ đầu ngành của hầu hết mọi lĩnh vực, có hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế trình độ ca, giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho cả vùng và cả nước. Vùng có số lao động trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cao nhất so với các vùng khác, chiếm tới 32% cả nước (2005). Vùng cũng là nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng đầu ngành có các trang thiết bị hiện đại. Trong tương lai ưu thế này vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển, là thế mạnh nổi trội, một tiềm năng lớn cần phát huy tối đa để thúc đẩy phát triển vùng và tác động tích cực tới các vùng lân cận.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là nơi phát triển công nghiệp sớm nhất cả nước, hiện nay đã và tiếp tục hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so với các vùng khác, tạo cục diện mới cho tổ chức không gian lãnh thổ, cho tăng trưởng và giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế. Hai thành phố thuộc vùng là Hà Nội và Hải Phòng đều là các thành phố lớn và có vai trò quan trọng trong hệ thống quốc gia, cùng với hai thành phố

thuộc tỉnh (trong tổng số 21 thành phố trên cả nước), 7 thị xã (trong tổng số 61), 77 thị trấn ( trong tổng số 565). Tỷ lệ đô thị hoá của vùng đạt khoảng 27, 45 (lớn hơn trung bình cả nước là 24,8%). Vùng là khởi nguồn của văn minh đô thị của cả nước. Nhờ đô thị phát triển mạnh tạo nên sự thịnh vượng chung cho cả vùng, tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến vùng và các vùng lân cận.

Đây cũng là trung tâm công nghiệp từ rất sớm và hiện đã hình thành hệ thống các KCN lớn và các cụm công nghiệp nhỏ trên cả 8 tỉnh thành, thu hút lực lượng lao động đông đảo và có trình độ kĩ thuật cao hơn nhiều vùng khác. Năm 2005, vùng KTTĐ Bắc Bộ có 17 vạn doanh nghiệp công nghiệp,chiếm 26% số doanh nghiệp công nghiệp cả nước, riêng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 15,8% cả nước tạo ra 13,8% giá trị công nghiệp và xây dựng cả nước.

Tuy không phong phú về khoáng sản, vùng có một số khoáng sản quan trọng như than đá, trữ lượng chiếm 98%, than nâu, đá vôi làm xi măng trữ lượng hơn 20%, cao lanh làm sứ trữ lượng khoảng 40% so với cả nước… Khai thác có hiệu quả các khoáng sản này sẽ tạo nguồn nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và dịch vụ của vùng.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có tiềm năng lớn về du lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Nhờ lịch sử hơn một nghìn năm phát triển, vùng còn lưu giữ nhiều danh thắng và di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền trống. Ngoài ra vùng có rất nhiều bãi biển và khu du lịch thiên nhiên, có tiềm năng lớn để phát triển thành địa điểm du lịch văn hoá và sinh thái hấp dẫn trong và ngoài nước.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là cái nôi của nền văn minh lúa nước, có ưu thế về điều kiện khí hậu đặc thù có mùa đông lạnh để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi (diện tích đất nông nghiệp của vùng hiện có khoảng 585 nghìn ha), nhất là các vùng xung quanh các đô thị, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng lớn trên một đơn vị diện tích.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có dải đất chuyển tiếp giữa miền núi trung du Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng thuận tiện cho phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp

1.2. Khó khăn:

Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có được phát triển hơn một số vùng khác nhưng vẫn ở mức yếu kém:

Hệ thống giao thông còn bất cập so với yêu cầu (cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận được tầu dưới 7000 tấn; các trục lộ huyết mạch lòng đường còn hẹp, mặt đường xấu, chịu tải yếu, đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu; sân bay Nội Bài chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống giao thông nội thị ở các thành phố lớn còn lạc hậu, gây ách tắc giao thông); mạng lưới điện nhiều nơi cũ nát, hư hỏng thất thoát điện còn lớn (tới 25%); mạng lưới cấp và đặc biệt thoát nước tại các đô thị yếu kém, lạc hậu, bất cập (nhiều đô thị thiếu nước, nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát rất lớn tới khoảng 50%); nếu có mưa lớn kéo dài 1, 2 ngày là nhiều điểm ngập úng; nhiều nơi ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống nước sạch; cơ sở vật chất của các ngành giáo dục, y tế và nhất là văn hoá, thể dục, thể thao còn yếu kém, xuống cấp nhiều. Hơn nữa chất lượng thi công trong xây dựng cơ bản thấp gây thất thoát lãng phí vốn Ngân sách, kìm hãm sự phát triển của vùng.

Trình độ trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở công nghiệp còn kém phát triển,

thiếu tác phong sản xuất công nghiệp, tình hình quy hoạch còn chưa hợp lý gây chi phí tốn kém nhưng sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng, khó cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường phổ biến. Bắt đầu từ điểm xuất phát thấp, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước còn khiêm tốn so với vùng KTTĐ Nam Bộ.

Do mật độ dân số đông, giá thuê đất ở VKTTĐBB cao nhất trong cả nước, công tác quy hoạch đất cho KCN gặp nhiều khó khăn. Dân số chủ yếu sống bằng nghề nông, mức tiêu dùng thấp nên cầu thị trường thấp, lấy đất cho KCN dẫn tới việc người nông dân mất đất canh tác, nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao tác động xấu tới đời sống người dân và độ hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Một phần của tài liệu Khái quát sự hình thành và phát triển KCN-KCX ở Việt Nam (Trang 26 - 29)