Phân tích các tính trạng nông học (cao cây, năng suất, thời gian sinh trưởng ) của các cây lúa F

Một phần của tài liệu nghiên cứu di truyền hàm lượng protein cao ở lúa (Trang 68 - 72)

C của chúng đƣợc bơm vào cột tách.

3.4.1.Phân tích các tính trạng nông học (cao cây, năng suất, thời gian sinh trưởng ) của các cây lúa F

-Đánh giá thời gian sinh trƣởng

3.4.1.Phân tích các tính trạng nông học (cao cây, năng suất, thời gian sinh trưởng ) của các cây lúa F

trưởng...) của các cây lúa F2

Về thời gian sinh trƣởng, qua bảng 3.12., về các giống lúa bố, mẹ chúng tôi thấy, giống P6 là giống có thời gian sinh trƣởng dài nhất (169 ngày), giống Khang dân 18 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (109 ngày); Ở các cây F2, có thời gian sinh trƣởng dao động từ 110 ngày đến 150 ngày. Giống có thời gian sinh trƣởng ngắn là một trong những đặc điểm có lợi cho công tác chọn tạo giống mà các nhà chọn tạo giống hƣớng tới. Chúng ta thấy, đặc điểm này đã đƣợc duy trì ở một số cây F2 nhƣ a, d, f, i,... của các tổ hợp lai tƣơng ứng KD 18 x P1, KD 18xP290, Q5 x P1, Q5 x P290 (tƣơng ứng với bố mẹ có thời gian sinh trƣởng là KD18 109 ngày; Q5 112 ngày; P1 125 ngày; P290 132 ngày). Nhƣ vậy, muốn có đƣợc giống có thời gian sinh trƣởng ngắn ngày, ít nhất 1 trong bố hoặc mẹ phải có thời gian sinh trƣởng ngắn đồng thời các cây F2 của các tổ hợp lai trên có ý nghĩa nhất định cho quá trình chọn tạo giống.

Theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI, chiều cao của cây lúa đƣợc chia làm 3 mức ứng với thang điểm: 1-Bán lùn; (<110 cm); 5-Trung bình (110-130 cm); 9-Cao cây (>130 cm) (SES, 2002). Theo số liệu của bảng 4

cây <110 cm), chiều cao cây của cây lúa F2 dao động từ 90,12±2,07 (ứng với cặp lai bố mẹ ban đầu giữa Q5 x P6) đến 97,02±3,45 (ứng với cặp lai bố mẹ ban đầu giữa KD18 x P6). Qua đây, ta thấy, các cây F2 đều phù hợp với mục đích chọn tạo hiện nay về chiều cao cây (chọn những loại hình thấp cây).

Về chỉ tiêu về chiều dài, rộng của lá đòng đƣợc xác định ở giai đoạn 6 (Giao đoạn trổ bông). Cây lúa ở từng giai đoạn có các lá ở các tuổi hoạt động sinh lí khác nhau, đóng góp khác nhau vào quá trình sinh trƣởng của cây lúa. Lá đòng là trung tâm hoạt động sinh lí ở giai đoạn sinh trƣởng và phát triển, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quang hợp và dự trữ chất hữu cơ để nuôi hạt ở giai đoạn vào chắc và nó chuyển các chất đồng hóa cho lúa (Yoshida S.,1981). Qua bảng 3.12. chúng tôi thấy, chiều dài lá đòng ở các giống và dòng (các cây F2) là rất khác nhau, dao động từ 19,85±1,48 cm đến 24,50±1,50 cm, song đều nằm trong khoảng từ 18 – 25 cm, vì vậy chiều dài lá đồng đều ở mức ngắn. Về chiều rộng lá đòng, nằm trong khoảng từ 1,1±0,03 cm đến 1,42±0,04 cm (thuộc mức lá đòng rộng trung bình: 1-2 cm) (Qui phạm khảo nghiệm giống lúa, 2004).

Theo Qui phạm khảo nghiệm giống lúa do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông ban hành (2004); khối lƣợng 1000 hạt đƣợc chia ra thành 4 mức: Điểm 1-Rất thấp (<20 gram), Điểm 3-Thấp (20-24 gram), Điểm 5-Trung bình (25-29 gram), Điểm 7-Cao (30-35 gram), Điểm 9-Rất cao (> 35 gram).

Qua bảng 3.12. chúng ta có thể thấy đƣợc giá trị khối lƣợng 1000 hạt (P1000) của các cây bố mẹ nằm trong khoảng từ 22,35±1,15 (gram) - KD18 đến 24,05±1,15 (gram) - AC5. Thuộc Điểm 3 (Thấp). Qua bảng 3.12. chúng ta cũng thấy đƣợc, khối lƣợng 1000 hạt của các cây lúa F2 nằm trong khoảng từ 22,25±1,09 gram đến 23,32±1,16 gram (thuộc Điểm 3 – Thấp) không sai khác nhiều so với khối lƣợng 1000 hạt của các giống bố mẹ. Theo công thức tính năng suất hạt (tạ/ha) = Số hạt/m2x Số hạt chắc P1000 x 10-5 (Trƣơng Đích, 2000). Từ đấy chúng ta có thể đi tới kết luận, năng suất lí thuyết của các cây F2 nằm trong khoảng trung bình từ 55-60 tạ/ha.

STT Giống dòng lúa

Thời gian sinh trƣởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Khối lƣợng 1000 hạt (P1000) (gram) Hàm lƣợng protein 1 KD18 109 89,12±2,07 26,50±1,50 1,16±0.03 22,35±1,15 7 2 Q5 112 91,25±3,05 24,05±1,55 1,45±0.04 22,45±1,09 6,80 3 P1 125 92,07±4,01 19,45±1,60 1,05±0.03 23,25±1,25 10,50 4 P4 137 97,07±4,02 20,55±1,50 1,07±0.02 22,45±1,02 11,00 5 P6 169 83,12±2,07 18,85±1,48 1,09±0.03 23,95±1,25 10,5 6 P290 132 94,25±3,05 20,24±1,60 1,10±0.05 23,12±1,10 10,00 7 AC5 119 93,07±4,01 21,45±1,70 1,12±0.03 24,05±1,15 9,50 8 a 110 95,52±3,05 24,50±1,50 1,10±0.03 22,55±1,15 8,85 9 b 125 93,04±4,01 23,05±1,55 1,42±0.04 22,25±1,09 9,22 10 c 150 97,02±3,45 21,45±1,60 1,30±0.03 23,15±1,20 8,95 11 d 117 95,07±4,02 21,55±1,50 1,12±0.02 22,35±1,32 8,05 12 e 120 89,12±2,07 19,85±1.48 1,20±0.03 23,25±1,25 9,15 13 f 113 91,25±3,05 21,24±1,60 1,17±0.05 23,32±1,16 8,65 14 g 129 92,07±4,01 22,45±1,70 1,19±0.03 23,05±1,18 8,77 15 h 152 90,12±2,07 20,85±1.48 1,22±0.03 22,95±1,25 8,85 16 i 119 90,25±3,05 20,24±1,60 1,26±0.05 22,72±1,15 8,15 17 j 125 93,07±4,01 21,45±1,70 1,23±0.03 22,75±1,25 8,95

Ghi chú: Trong đó: a: cặp lai KD 18 x P1; b: cặp lai KD 18 x P4; c: cặp lai KD18 x P6; d: cặp lai KD 18 x P290; e: cặp lai KD 18 x AC5; f: cặp lai Q5 x P1; g: cặp lai Q5 x P4; h: cặp lai Q5 x P6; i: cặp lai Q5 x P290; j: cặp lai Q5 x AC5

Tương quan giữa đặc điểm hình thái với hàm lượng protein

Phân tích kết quả:

Hệ số tƣơng quan của dòng và cột ghi ở ô giao nhau giữa dòng và cột

Hệ số tƣơng quan âm (<0) thể hiện mối tƣơng quan nghịch biến, hệ số tƣơng quan dƣơng (>0) thể hiện mối tƣơng quan đồng biến.

Các hệ số tƣơng quan có giá trị tuyệt đối sấp xỉ 0,75 trở lên thể hiện mối tƣơng quan tuyến tính giữa 2 biến, ngƣợc lại hai biến có mối tƣơng quan phi tuyến tính (mối tƣơng quan không chặt).

Bảng 3.13. Hệ số tương quan giữa hàm lượng protein và một và đặc điểm hình thái Thời gian sinh trƣởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Khối lƣợng 1000 hạt (gram) Hàm lƣợng protein (%) Thời gian sinh trƣởng

(ngày) 1

Chiều cao cây (cm) -0.26625 1

Chiều dài lá đòng (cm) -0.56872 0.182604 1

Chiều rộng lá đòng (cm) -0.12355 -0.00149 0.345114 1

Khối lƣợng 1000 hạt

(P1000) (gram) 0.430121 -0.40103 -0.58405 -0.38227 1

Hàm lƣợng protein (%) 0.557957 0.084649 -0.70611 -0.56156 -0.468359 1

Qua bảng 3.13 ta thấy hệ số tƣơng quan giữa hàm lƣợng protein và thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây, có mối tƣơng quan đồng biến (Hệ số tƣơng quan tƣơng ứng là: 0.557957, 0.084649, >0); hàm lƣợng protein với khối lƣợng 1000 hạt, chiều dài, rộng lá đòng có mối tƣơng quan nghịch biến (hệ số tƣơng quan tƣơng ứng là: -0.468259, -0.70611, -0.56156<0).

Trị tuyệt đối của các giá trị tƣơng quan (bảng 2) đều <0,75, do đó mối quan hệ giữa hàm lƣợng protein tổng số và đặc điểm hình thái là phi tuyến.

Điều này giúp ta kết luận: sự thay đổi về mặt hình thái ảnh hƣởng tới hàm lƣợng protein tổng số trong hạt, sự ảnh hƣởng này có thể là đông biến hoặc nghịch biến (thời gian sinh trƣởng và chiều cao cây ảnh hƣởng đồng biến; khối lƣợng 1000 hạt chiều dài, rộng lá đòng ảnh hƣởng nghịch biến tới hàm lƣợng protein tổng số).

Tuy nhiên sự ảnh hƣởng này là phi tuyến tính (không chặt). Hay, giữa đặc điểm hình thái và hàm lƣợng protein tổng số có sự ảnh hƣởng qua lại với các mức độ khác nhau. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả Ahmod (1968),…

3.5. Tƣơng quan giƣ̃a mô ̣t số tính trạng chất lƣợng khác với hàm lƣơ ̣ng protein ở lúa protein ở lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu di truyền hàm lượng protein cao ở lúa (Trang 68 - 72)