Ngành dệt may

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 70 - 71)

Một số lưu ý đối với ngành dệt may hiện nay:

- Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ cần nghiên cứu và tuân thủ các quy định chặt chẽ về chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ sản phẩm do Hoa Kỳ quy định.

- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến tập quán thương mại của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thường có thói quen thường mua hàng FOB, tức là mua thẳng hàng thành phẩm và như vậy doanh nghiệp phải đảm nhiệm từ công đoạn tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất cho đến khâu bao bì, đóng gói giao cho khách hàng. Trong thực tế, ngành may mặc Việt Nam lại chủ yếu kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu vì một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự đáp ứng được nguyên liệu chất lượng cao, thiết kế mẫu hàng phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu, mặt khác, kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu ít rủi ro hơn. Vì vậy, muốn tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục các trở ngại và xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ theo phương thức FOB.

- Đơn hàng nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ thường có giá trị lớn nên doanh nghiệp phải có lượng hàng lớn để kịp thời cung ứng. Số lượng hàng lớn

mà thời gian cung ứng lại ngắn nên bản thân từng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khó lòng đảm đương nổi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sớm xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng một cách đồng bộ để có thể sản xuất được những lô hàng có tiêu chuẩn giống nhau nhằm thực hiện đơn hàng lớn từ nước bạn.

- Bộ Công nghiệp cần xây dựng phương án quy hoạch lại ngành dệt và tiếp tục thay thế máy móc thiết bị cho toàn ngành nói chung và cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nói riêng. Việc tăng năng lực kéo sợi và hiện đại hóa ngành dệt, nhuộm… cũng là nhằm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may. Mặt khác, là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt May ASEAN, Diễn đàn ngành Dệt May vùng Châu á - Thái Bình Dương… để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)