Những thuận lợi trong hợp tác thương mại Việt Nam Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 62 - 63)

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ ước đạt 3,9 tỷ USD tăng 26,5% và các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ đạt 936 triệu USD. Như vậy 2 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất siêu gần 3 tỷ USD vào thị trường Mỹ.

Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Đào Trần Nhân, Hoa Kỳ luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2010, nâng mức thặng dư hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2009. Đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4,5 lần so với nhập khẩu dẫn tới mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này đạt con số ký lục 18,6 tỷ USD.

Dệt may vẫn là ngành hàng đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2013 là 8,6 tỷ USD, chiếm đến 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện năm 2013 tăng trưởng mạnh, đạt 753 triệu USD, cao gấp 5 lần so với năm 2012. “Với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm thì trong vòng 5 năm tới khả năng con số này sẽ tăng gấp đôi, đạt 40 tỷ USD năm 2015” Tham tán Thương mại Đào Nhân chia sẻ.

Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định TPP khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến gần 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi việc đàm phán đang đi vào giai đoạn cuối, nhiều người nói chung và một số doanh nghiệp nói riêng vẫn còn khá mơ hồ về một trong những hiệp định thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới này.

Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Trong đó, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ sẽ được tăng cường. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)