Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 64 - 67)

thời gian tới

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 24-26/7/2013 được đánh giá là thành công trên cả hai phương diện ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt, việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện được xem là tiền đề mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện hai nước bao gồm các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là những lĩnh vực hợp tác Việt - Mỹ đã và đang triển khai tương đối hiệu quả, tuy nhiên hai bên đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước theo hướng thực chất và bền vững. Đối tác toàn diện Việt - Mỹ không chỉ phục vụ lợi ích chung của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới.

Một kết quả nổi bật nữa là việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Điều này đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: “Chúng tôi đã quyết tâm kết thúc Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương này vào cuối năm nay”.

Dư luận quốc tế cho rằng, khi được thông qua, Hiệp định TPP sẽ giúp thúc đẩy các mục tiêu phát triển, tạo việc làm không chỉ ở VN, Hoa Kỳ mà còn ở tất cả các nước thành viên TPP khác. Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Ông Enrnest Bower - cố vấn cấp cao, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) nhận định,TPP hoàn tất sẽ tạo ra "cú hích" cho kinh tế. XK và đầu tư giữa hai nước sẽ phát triển vượt bậc. TPP sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ bước vào thị trường VN cũng như giúp VN tiếp cận mạnh hơn nữa các thị trường khác nằm trong khối. Ông cũng khuyến khích các doanh nghiệp VN tăng cường khả năng cạnh tranh để sẵn sàng đón nhận cơ hội lớn này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay VN đang được xem là một điểm đến được nhiều tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ quan tâm, đặc biệt thời gian tới đây khi hai nước thông qua Hiệp định TPP chắc chắn “làn sóng” đầu tư của Hoa Kỳ vào VN sẽ tăng, kéo theo đó sẽ tạo ra được nhiều việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho cả hai thị trường. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua việc có tới trên 100 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ cùng Bộ trưởng Thương mại và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tới tham dự cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trước cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, Chủ tịch nước nhấn mạnh với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, VN là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo trong không gian kinh tế thống nhất; cùng với đó là triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2015 - 2020, VN sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn.

Để hiện thực hóa cho mối quan tâm tới VN, nhiều tập đoàn Hoa Kỳ đã có các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ được ký kết với các doanh nghiệp, tập

đoàn của VN. Cụ thể: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở VN, Thỏa thuận khung giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN và Cty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Cty thăm dò, khai thác dầu khí và công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Cty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng BIDV, chấp thuận của Bộ Tài chính VN về chủ trương thành lập Cty quản lý quỹ của Cty bảo hiểm ACE…

Bên cạnh những kết quả trên, Việt – Mỹ cũng cam kết thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trong khuôn khổ Hội đồng hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) và các tổ chức, thể chế khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, WTO. Trên cơ sở đó, VN khuyến khích các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư vào VN, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên của VN như công nghệ cao, năng lượng, chế tạo, môi trường, công nghệ thông tin, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực...

Trong những năm tới đây quan hệ Việt - Mỹ sẽ vận động theo hướng thiết lập “quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” với tính chất vừa hợp tác cùng có lợi. Đối với Việt Nam, Mỹ sẽ tiếp tục vừa là đối tượng mà Việt Nam phải đấu tranh, trước hết trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, vừa là đối tác hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trước hết là kinh tế - thương mại. Hơn nữa, do đặc thù của mối quan hệ Việt - Mỹ, nên trong mỗi lĩnh vực quan hệ song phương đều đang tồn tại cả hai mặt hợp tác và đấu tranh. Xu hướng vận động của quan hệ Việt - Mỹ trong vài thập niên tới là hướng tới xây dựng một khung quan hệ ổn định dựa trên cơ sở những lợi ích song trùng, vì điều này đáp ứng mong muốn của cả hai bên, có lợi cho cả hai bên.

Quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và sẽ ngày càng ổn định nhờ những Hiệp định kinh tế - thương mại, đầu tư... đã được hai nước ký kết và chắc chắn sẽ còn ký thêm những Hiệp định mới nữa. Đây sẽ là những ràng buộc pháp lý đưa quan hệ Việt - Mỹ đi vào nề nếp và phát triển ổn định hơn. Quan hệ kinh tế đã, đang và chắc sẽ vẫn là trục trung

tâm của toàn bộ các quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Hợp tác kinh tế đã và sẽ luôn là trụ cột quan trọng, lợi ích kinh tế cũng đã và sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển quan hệ đối tác Việt - Mỹ lên tầm cao mới. Sự ràng buộc ngày càng chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ trở thành nhân tố quan trọng góp phần hoá giải những bất đồng, mâu thuẫn giữa hai nước hiện nay. Có thể dự báo rằng quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao sẽ cởi mở hơn, thân thiện hơn mặt hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, công nghệ sẽ được tăng cường hơn cả bề rộng lẫn chiều sâu. Để những định hướng phát triển trên hai nước cần phải có những chiến lược, chính sách vừa thể hiện một tầm nhìn chiến lược, dài hạn, vừa mang tính cụ thể, thiết thực.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 64 - 67)