Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2001-2006)

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 40 - 46)

BTA được ký kết năm 2000, nhưng đến cuối năm 2001 mới có hiệu lực thực thi. Năm 2006 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, vì năm này phía Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời phía Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Bảng 2.4: Trị giá và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam (2001 - 2006)

Đơn vị: triệu USD

Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 XK của Việt Nam 1.065,3 2.452,8 3.938,6 5.024,8 5.924,0 7.845,1 Tăng trưởng(%) 130,25 60,58 27,58 17,90 32,43 Dệt may 47,5 975,80 1.973,6 2.474,4 2.602,9 3.044,6 Tăng trưởng(%) 1.955,90 102,26 25,37 5,19 16,97 Giầy dép 114,2 196,60 282,6 415,5 611,1 802,8 Tăng trưởng(%) 72,07 43,76 47,05 47,06 31,37 Gỗ và sp gỗ 16,1 44,70 115,5 318,9 557,0 744,0 Tăng trưởng(%) 177,40 158,28 176,14 74,68 33,60 Thủy sản 482,4 673,70 775,2 599,2 631,5 664,8 Tăng trưởng(%) 39,66 15,05 -22,70 5,38 5,28 MT và Lkiện 0,01 5,30 47,3 57,5 118,5 210,5 Tăng trưởng(%) 790,81 21,66 105,97 77,57 Cà phê 60,0 39,50 73,1 88,8 97,5 166,4 Tăng trưởng(%) -34,16 84,95 21,47 9,88 70,62 Cao su 2,1 10,10 0,8 16,9 24,8 27,9 Tăng trưởng(%) 374,51 7,27 55,81 46,53 12,61

Bảng 2.5: Trị giá và cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam (2001 - 2006)

Đơn vị: triệu USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng NK của Việt Nam 16.218 19.745,6 25.255,8 31.968,8 36.761,1 44.891,1

NK từ Mỹ 410,95 457,48 1.144,23 1.127,39 864,42 982,02

Chất dẻo NL 14,77 18,63 28,25 47,81 59,91 85,77

Linh kiên ĐT&VT 11,58 24,60 30,59 44,58 59,64 22,57

Máy móc, th.bị p.tùng 119,25 117,65 709,18 542,64 180,61 225,90

NPL dệt may, da 36,81 33,43 39,00 49,23 57,51 64,68

Ô tô nguyên chiếc 4,28 10,46 30,77 40,11 38,99 22.18

Phân bón các loại 17,25 19,61 16,74 7,83 9,06 6,42

Sắt thép các loại 3,85 6,32 7,83 11,39 18,92 17,26

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

* Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2001

Năm 2001 là năm đầu tiên BTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2001 là 1.065,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 410 triệu USD năm 2001. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam năm này đạt 1.475,3 triệu USD. Nếu so sánh con số này với năm 2000 là 1.190 triệu USD thì tổng trị giá có tăng nhưng không đáng kể vì BTA chưa tác động trên thực tế do Hiệp định này chỉ có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001.

* Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2002 và năm 2003

Năm 2002 là năm BTA thực sự có hiệu lực thực thi, vì vậy tác động tích cực của BTA đến kết quả quan hệ kinh tế song phương được thể hiện rõ nét. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Việt Nam đạt 2.452,8 triệu

USD, tăng gần gấp 2,4 lần năm 2001, trong đó đứng đầu là nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản… Xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 457,48 triệu USD. Tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam trong năm này đạt gần 3 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần năm 2001. Như vậy, tác động tích cực của BTA đã được thể hiện rất rõ qua kết quả của thương mại song phương, điều này chứng minh vai trò quyết định của nhân tố chính sách trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam.

Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam trong năm này nổi lên vấn đề “Cuộc chiến catfish của Mỹ chống cá tra và cá basa Việt Nam”. Mặc dù gặp khó khăn trên thị trường Hoa Kỳ, nhưng cá da trơn Việt Nam vẫn đứng vững và ngày càng thu hút các giới tiêu thụ có yêu cầu chất lượng cao không phải chỉ ở thị trường Mỹ mà ở cả thị trường các nước khác. Điều này có thể thấy qua con số nhập khẩu hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2002 đạt 673,7 triệu USD so với năm 2001 đạt 482,4 triệu USD.

Tiếp tục phát huy tác dụng của BTA, năm 2003 trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam tiếp tục thu được thành tựu lớn. Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2003 là 3.938,6 triệu USD, tăng gần gấp 4 lần con số của năm 2001, và nhiều hơn 1,5 tỷ USD so với năm 2002. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1.144,23 triệu USD, tăng gấp hơn hai lần năm 2002. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2003 đạt trên 5 tỷ USD. Đây là con số khích lệ, chứng minh hiệu ứng tích cực của BTA trên thực tiễn quan hệ kinh tế song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.

BTA có hiệu lực đã đưa mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ từ khoảng 40% xuống còn 4%, (tác động của MFN/NTR) tạo cơ sở cho mối quan hệ thương mại tiếp tục tăng mạnh nhờ ưu đãi hai bên dành cho nhau. Tốc độ và quy mô tăng trưởng là một điều bất ngờ đối với nhiều chuyên gia kinh tế, vì họ cho rằng, với tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, phải mất nhiều thời gian chuẩn bị để tận dụng lợi thế của BTA và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, hoặc nếu tăng được xuất

khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam phải giảm xuất khẩu sang các thị trường khác. Trên thực tế từ khi có BTA, Việt Nam vừa tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng như vào các thị trường khác, đây là một thành công lớn của nền sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Số liệu chính thức cho thấy, trong vòng 5 năm trước BTA, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam một lượng hàng hoá với giá trị 3.424,834 triệu USD và xuất khẩu vào Việt Nam 1.671,270 triệu USD, Hoa Kỳ nhập siêu 1.753,564 triệu USD. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ chủ yếu nhập hàng sơ chế và xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo. Điều này thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế Hoa Kỳ và thực trạng nền kinh tế Việt Nam: chưa có hàng chế tạo có sức cạnh tranh đáng kể để chen chân vào thị trường Hoa Kỳ.

Từ khi có BTA, chỉ tính riêng trong hai năm (2002 và 2003), Hoa Kỳ đã nhập tới gần 6,4 tỷ USD từ Việt Nam và xuất khẩu sang Việt Nam trên 1,5 tỷ USD (Hoa Kỳ nhập siêu gần 5 tỷ USD so với 1,7 tỷ USD của cả 5 năm trước BTA).

Qua những số liệu trên, có thể thấy quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển thật nhanh chóng: mức nhập khẩu trung bình trong hai năm 2002 và 2003 của Hoa Kỳ cao hơn mức của cả 5 năm trước BTA (1995 - 2000) gấp 5 lần. Trong 3 năm sau BTA mức nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam càng tăng nhanh qua hàng năm, năm 2002 tăng 230 % so với năm 2001, năm 2003 tăng 190 % so với năm 2002 và năm 2003 tăng 433% so với năm 2001. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam năm 2002 tăng 130 % so với năm 2001, năm 2003 tăng gần 230 % so với năm 2002 và năm 2003 tăng 287% so với năm 2001. Sự tăng trưởng đột biến này là do hiệu ứng tích cực của BTA mang lại. Điều này chứng minh vai trò động lực không thể thiếu của chính sách trong quan hệ kinh tế song phương.

* Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2004

Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2004 là 5.024,6 triệu USD, tăng gần gấp 5 lần con số của năm 2001, và nhiều hơn 1,1 tỷ USD so với năm 2003, trong đó đứng đầu là nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gỗ, thủy sản…. Trong khi đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1.127,39 triệu USD. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2004 đạt trên 6,1 tỷ USD. Trong năm này, Hãng hàng không Mỹ United Airlines mở đường bay thương mại trực tiếp nối Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên sau 30 năm gián đoạn. Ngày 25 tháng 10 năm 2004, Hoa Kỳ và Việt Nam đã khởi động vòng đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Trong năm 2004, vấn đề thương mại song phương tiếp tục nổi lên những thách thức từ vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Ngày 06 tháng 07 năm 2004, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ về vụ kiện 6 nước (trong đó có Việt Nam) bán phá giá tôm vào Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế 93% đánh vào tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một khó khăn lớn cho sản phẩm tôm của Việt Nam vì bị cạnh tranh về giá gay gắt so với sản phẩm tôm từ các nước khác, lượng tôm xuất khẩu vào Mỹ năm này giảm 20%. Vì vậy, để vượt qua khó khăn trong các vụ kiện bán phá giá vào Mỹ, Việt Nam cần nỗ lực xây dựng thương hiệu cho thủy sản. Đồng thời phía Việt Nam, đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cần phải đẩy mạnh việc đấu tranh nhằm giành lại công bằng cho sản phẩm tôm Việt Nam.

* Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2005

Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2005 là 5.924 triệu USD, tăng gần gấp 6 lần con số của năm 2001, và vượt gần 1 tỷ USD so với năm 2004. Trong khi đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam giảm nhẹ còn 864,42 triệu USD. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2005 đạt gần 7 tỷ USD. Nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản…từ Việt Nam vẫn đứng đầu danh sách trị giá mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Vấn đề các vụ kiện chống bán phá giá các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ đã bị DOC và USITC áp thuế nhập khẩu cao, tác động xấu đến tình hình xuất khẩu và đời sống sản xuất của người dân Việt Nam. Trong năm này, phía Hoa Kỳ còn kiện Việt Nam vì cho rằng phi lê cá ba sa Việt Nam chứa dư lượng kháng sinh. Như vậy, sau BTA, trước sự

cạnh tranh quyết liệt của hàng hóa Việt Nam, phía Mỹ đã cố tình dựng “các rào cản thương mại” nhằm bảo hộ cho hàng hóa Mỹ. Phía Việt Nam cam kết hợp tác với Hoa Kỳ nhằm hạn chế và không sử dụng các chất kháng sinh không được phép đối với thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

* Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2006

Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2006 là 7.845,1 triệu USD, tăng gần gấp 8 lần con số của năm 2001, và vượt gần 2 tỷ USD so với năm 2005. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng nhẹ lên 982,02 triệu USD.

* Cơ cấu xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2006

Về cơ cấu: các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam thời kỳ này cũng có những thay đổi nhất định so với những năm trước. Hoa Kỳ đã nhập khẩu các mặt hàng chế tạo nhiều hơn, chủ yếu là hàng dệt may và giày dép, các mặt hàng gia dụng và phục vụ du lịch cũng có vị trí đáng kể: đây là một tín hiệu tốt đối với các ngành sản xuất của Việt Nam, chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đang chuyển động tích cực.

Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam: Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp chế tạo có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, điều này phản ánh tương quan chênh lệch về trình độ phát triển của hai nền kinh tế. Các mặt hàng chủ yếu đó là: Chất dẻo nguyên liệu; linh kiện điện tử và viễn thông; máy móc, thiết bị, phụ tùng; ô tô nguyên chiếc; phân bón các loại, tân dược...

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ (Trang 40 - 46)