Nguồn biểu trưng là những cơng trình, vật dụng do con người sáng

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn (Trang 52 - 59)

2. Một số nét về nhà thơ Nơng Quốc Chấn

2.2.2 Nguồn biểu trưng là những cơng trình, vật dụng do con người sáng

Đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến con người, những cơng trình, vật dụng do con người sáng tạo ra và để phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Bộ phận này được Nơng Quốc Chấn sử dụng khá dày đặc (17,83%) để xây dựng ẩn dụ ý niệm trong thơ của mình.

Được nhắc đến nhiều hơn cả, phải kể đến con đường. Hình ảnh này là phương tiện để tác giả gửi vào đĩ cách nhìn, cách triết lí về cuộc sống và cách mạng.

‘‘Con đường’’ theo nghĩa đen từ vựng là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi, hay khoảng khơng gian phải vượt qua để đi từ địa điềm này đến địa điềm khác. Do vậy, đường thường mang ý nghĩa chuyển ẩn dụ là khơng gian của cuộc hành trình, nĩ thơi thúc con người dấn bước để đến được cái đích nào đĩ.

Trong thơ Nơng Quốc Chấn, cách mạng là con đường mà nhà thơ cũng như cả dân tộc ta đã đi qua, do vậy mà cĩ ẩn dụ ý niệm:

CÁCH MẠNG LÀ CON ĐƯỜNG

hay CÁCH MẠNG LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH TRÊN CON ĐƯỜNG DÀI. Với các đề tài: Chiến trận, tình yêu, cuộc sống con người và xây dựng quê hương đất nước thì con đường mà nhà thơ đi qua là cuộc hành trình trọn kiếp con người, đi qua bão lụt, qua bom đạn; đi từ miền ngược về xuơi, từ Bắc vào Nam. Trong thơ Nơng Quốc Chấn cĩ hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc và thần thái riêng. Mỗi con đường nhà thơ nhắc tới đều mang những nét biểu trưng riêng biệt.

Cĩ con đường biểu trưng cho lý tưởng, lẽ sống, cho cuộc đời hoạt động cách mạng mà người chiến sĩ cộng sản đã quyết chí đi theo:

Đường ta đi cũng chỉ cĩ một đường

Đường Cách mạng tháng Tám rộng thênh thang [Tiếng ca người Việt Bắc,63]

Kiêu hãnh con đường đường cách mạng Hai lần kháng chiến một lịng tin

[Dịng thác,47]

Ta đang đi hay bay trong nắng

Đường chống Mỹ rộng thênh thang [Dịng thác,61]

Trong thời kì cách mạng, mỗi người cĩ thể lựa chọn con đường đi khác nhau nhưng cuối cùng mỗi người phải tìm thấy mục đích, lý tưởng trên con đường mình đã chọn. Và con đường cách mạng, con đường chống Pháp, chống Mỹ là sự lựa chọn của số đơng những con người yêu nước ấy. Cĩ một lý tưởng để theo đuổi, cĩ một lẽ sống cho cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người chiến sĩ cách mạng.

Cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân cũng là con đường mà đất nước ta đang gắng cơng xây dựng:

Đường đất đường đời cao mấy độ

Đường lên hạnh phúc thênh thênh mở [Dịng thác,47]

Đường hạnh phúc biểu trưng cho tương lai tươi sáng của dân tộc với một cuộc sống đủ đầy. Con đường ấy được xây dựng từ những gian khổ, hy sinh, con đường của cả hoa và máu, con đường của ý chí và nghị lực để nối liền thơng suốt hai miền xuơi ngược. Đường qua Tây Bắc lên Điện Biên, con đường

cách mạng mang tình Trung ương lên miền ngược, dẫu khĩ khăn, cách trở, nhưng con đường luơn rộng mở để chào đĩn những con người đi xây dựng chủ nghĩa xã hội trên vùng Tây Bắc.

Trong một số bài thơ khác của Nơng Quốc Chấn, con đường cịn biểu trưng cho hành trình cách mạng đầy khĩ khăn, gian lao, thử thách mà dân tộc ta phải đương đầu và vượt qua.

Đường vịng nhiều chữ chi Đường leo lên lắm bậc

Như đường đời ta đi

[Dịng thác,38]

Ta vượt bao nhiêu đèo Trên con đường vạn dặm

[Dịng thác,40]

Con đường cách mạng trải qua nhiều giai đoạn với những gian lao, thử thách, khơng chỉ là mồ hơi, cơng sức mà cịn là máu, là hi sinh, chết chĩc. Con đường ấy lắm khĩ khăn trở ngại địi hỏi ở mỗi con người lịng quyết tâm, ý chí, nghị lực và sức mạnh đồn kết để cĩ thể vượt qua.

Như vậy, với ẩn dụ cấu trúc, con đường trong thơ Nơng Quốc Chấn đã giúp ta hiểu được phần nào sự khĩ khăn, gian khổ trên hành trình cách mạng mà dân tộc ta đang phải trải qua. Qua đĩ người đọc hình dung được hướng đi của đất nước sau giải phĩng.

Với tư cách là một vật dụng, một tài sản của con người, đặc biệt là nhân dân vùng sơng nước, thì con thuyền cũng đã trở thành nguồn ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong thơ Nơng Quốc Chấn. Tuy sự xuất hiện của ẩn dụ này khơng nhiều nhưng nĩ lại là biểu trưng mang ý nghĩa đặc biềt.

Trước hết, thuyền biểu trưng cho sự nghiệp cách mạng mà Đảng và Bác là người lái thuyền - người thuyền trưởng đưa cách mạng đến thành cơng. Do vậy

trong thơ Nơng Quốc Chấn cịn cĩ các ẩn dụ cấu trúc: CÁCH MẠNG LÀ CON THUYỀN và ĐẢNG, BÁC HỒ LÀ THUYỀN TRƯỞNG.

Chẳng hạn:

Con thuyền vượt sĩng giữa biển khơi [Dịng thác,20]

Người thuyền trưởng Hồ Chí Minh đã vững tay lái đưa con thuyền vượt qua sĩng giĩ biển khơi băng theo một hướng – giải phĩng dân tộc, giải phĩng con người, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trên con thuyền cách mạng ấy là những chiến sĩ anh dũng kiên cường, khơng sợ bão táp phong ba:

Theo dịng kênh thuyền lướt giữa phong ba Mắt nhắm đồn, chân đạp tung gai thép.

[Đèo Giĩ,69]

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, quân và dân ta đồn kết một lịng muơn người như một tạo nên những đợt sĩng mạnh mẽ phá ấp chiến lược, tiêu diệt bè lũ ác ơn, cùng nhau giữ làng, giữ nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Cĩ một vật rất gần gũi thân thương với con người Việt Nam đã đi vào ca dao trở thành biểu tượng của sự mong ngĩng đợi chờ trong những đêm dài xa cách, đĩ là ngọn đèn. Ca dao cổ đã cĩ câu rất hay mang ẩn dụ: NGƯỜI THƯƠNG LÀ NGỌN ĐÈN và TÂM TRẠNG ĐAU ĐÁU CHỜ MONG LÀ NGỌN LỬA:

Đèn thương nhớ ai Mà đèn khơng tắt

Nơng Quốc Chấn đã phát triển ẩn dụ đĩ trong thơ để nĩi về những người chiến sĩ canh giữ bầu trời bảo vệ Tổ quốc trên khắp các ngả đường đất nước giữa những ngày chống Mỹ:

Ngọn đèn nhớ ai

Suốt đêm khơng ngủ Như mắt canh trời Bừng bừng tia lửa

Với đặc tính tỏa ra ánh sáng, nhờ cĩ ánh sáng của ngọn đèn trong đêm mà con người mới cĩ thể nhận ra đường đi, Nơng Quốc Chấn đã xây dựng ẩn dụ ý niệm với ngọn đèn trong thơ của mình làm nguồn biểu trưng cho những chiến sĩ mang theo ánh sáng cách mạng dẫn đường cho tồn dân. Do vậy thơ Nơng Quốc Chấn đã cĩ thêm ẩn dụ ý niệm:

CON NGƯỜI CÁCH MẠNG LÀ NGỌN ĐÈN SOI ĐƯỜNG. Chẳng hạn:

Các anh về như những cây đèn đỏ Soi từng người để nhận rõ lối đi

[Tiếng ca người Việt Bắc,30]

và đặc biệt là: CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN LÀ NGỌN ĐÈN SOI ĐƯỜNG

Ánh sáng Mác Lênin

Ngọn đèn dẫn đường ta đi tới [Suối và biển,132]

Nĩi đến chiến tranh khơng thể khơng nghĩ đến các trận chiến đấu ác liệt vang dội tiếng súng và bom đạn. Do vậy trong các sáng tác văn học, tiếng súng là biểu tượng của chiến tranh tàn khốc và đẫm máu, gây đau thương tang tĩc cho con người. Trong thơ Nơng Quốc Chấn cũng cĩ ẩn dụ ý niệm như thế:

CHIẾN TRANH GÂY ĐAU THƯƠNG TANG TĨC LÀ TIẾNG SÚNG: Súng nổ ngay đì đùng một loạt

Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất

[Tiếng ca người Việt Bắc,25]

Đối với một đất nước chưa cĩ độc lập tự do thì bầu trời và mặt đất lúc nào cũng dư tiếng bom rơi đạn nổ. Tiếng súng đã trở nên quen thuộc và trở thành một phần khơng thể thiếu trong nhịp điệu cuộc sống thời chiến. Âm thanh này cũng là biểu trưng của vũ khí đánh giặc, là sự căm thù giặc sâu sắc, là lời tố cáo chiến tranh đã gây nên những vết thương lịng trong trái tim nhân loại.

Âm thanh tiếng súng cịn biểu trưng cho cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương nơi tiền tuyến, trở thành lời kêu gọi của tiền tuyến với hậu phương cùng quyết tâm tiêu diệt giặc thù, làm chủ quê hương:

Tiếng súng gọi những hợp tác xã nơng trường

Những bản dưới bản trên từng người dân tộc Giữ các điểm cao chặn mọi con đường

Bắt chúng phải rút lui phơi xác

[Suối và biển,86]

Trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta trong những ngày đánh Mĩ ném bom miền Bắc, đã xuất hiện câu tục ngữ biểu trưng cho tinh thần anh dũng lạc quan yêu đời của con người Việt Nam: tiếng hát át tiếng bom. Do vậy Tiếng hát trở thành Nguồn của ẩn dụ ý niệm trong thơ Nơng Quốc Chấn:

LỊNG LẠC QUAN YÊU ĐỜI LÀ TIẾNG HÁT

Tiếng hát cĩ sức mạnh đặc biệt, giúp con người nguơi quên thực tại khốc liệt của cuộc chiến. Tiếng hát sưởi ấm trái tim con người, tạo ra niềm vui, nguồn động lực để con người cĩ thêm sức mạnh hành động, hồn thành nhiệm vụ.

Tiếng hát xuất hiện trong thơ Nơng Quốc Chấn cụ thể nhiều màu sắc, mang bản sắc văn hĩa riêng của từng dân tộc.

Đồng bào Tày Việt Bắc với điệu then, điệu lượn cùng cây tính tẩu êm dịu, thanh thốt:

Em hát gửi anh

Những điệu thiết tha lượn slương lượn cọi Em tự hào cĩ anh là bộ đội

Đi cùng cả nước hành quân

Điệu lượn tha thiết mang sắc xanh hy vọng, như tình yêu chung thủy của người con gái nơi quê nhà gửi tới anh bộ đội, lời hát ân tình tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ cùng cả nước hành quân.

Xuống miền xuơi đến quê hương kinh Bắc nghe hát quan họ, tiếng hát ngọt ngào, du dương, êm ái thấm đẫm lịng người:

Người ơi người ở đừng về

Từ trên núi xuống mải nghe giữa làng Ngọt ngào tiếng hát ngân vang

Ngồi ghe thấy những xốn xang trong lịng

[Dịng thác,67]

Tiếng hát giao duyên của các liền anh liền chị làm xốn xang trái tim người cán bộ văn hĩa, người chiến sĩ cộng sản. Tiếng hát tạo ra bao cung bậc cảm xúc như nhảy múa như đan xen, để lịng người thêm yêu quê hương, đất nước.

Rời vùng quê Kinh bắc vào thăm xứ Thanh, quê hương Lê Lợi, cĩ thể nghe tiếng hát chèo, hát xường của con người nơi đây:

Rộng đất rộng lịng

Tiếng hát chèo hát xường cùng vang trên quê mới [Dịng thác,61]

Tiếng hát như tiếp thêm sức mạnh cho con người cùng nhau xây dựng những cây cầu văn minh đến mọi bản làng, xây dựng đời sống mới, võ trang chống Mỹ, để đem lại cho cuộc sống nhân dân những mùa xuân rực rỡ sắc hoa.

Giai điệu của những khúc hát, những làn điệu điệu dân ca quen thuộc vang lên trong cõi nhớ, cõi mơ của nhà thơ. Khúc hát ấy ngày ngày vẫn vang trên khắp các xứ sở trở thành tâm hồn dân tộc nuơi dưỡng con người lớn khơn. Ca từ của những làn điệu quen thuộc ấy như biểu trưng cho tâm hồn, tinh thần con người luơn khao khát yêu thương và dâng hiến.

Là một vật dụng gắn bĩ thân thiết với con người, chiếc áo cũng đi vào thơ Nơng Quốc Chấn trở thành ẩn dụ cấu trúc biểu trưng cho hồn cảnh sống của mỗi tầng lớp xã hội. Do vậy trong thơ Nơng Quốc Chấn cĩ thể nhận thấy cịn cĩ ẩn dụ cấu trúc sau:

HỒN CẢNH SỐNG LÀ CHIẾC ÁO

Nhìn cách ăn mặc của một người, người ta cĩ thể biết con người ấy thuộc giai tầng nào. Chiếc áo rách vì vậy trong thơ Nơng Quốc Chấn đã trở thành biểu trưng cho cuộc sống cơ cực của những con người nghèo khổ, cịn đối với người giàu thì ngược lại :

Nhìn con nhà giàu cĩ Mặc áo lụa áo bơng Tơi đau xĩt trong lịng Con tơi chẳng mảnh vá

[Tiếng ca người Việt Bắc,38]

Cĩ thể nĩi những miền nguồn được lấy từ bộ phận cơ thể người và các vật dụng cĩ liên quan đến con người trong các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nơng Quơc Chấn rất đa dạng và phong phú. Chúng được ánh xạ tới những miền đích với những ý niệm khác nhau mang tính chất trừu tượng. Việc sử dụng những bộ phận cơ thể người và những cơng trình, vật dụng do con người sáng tạo ra để biểu trưng cho những ý niệm trừu tượng trong thơ đã chứng minh một đặc điểm nổi bật và khác biệt của thơ Nơng Quốc Chấn đĩ là tính gần gũi, bình dị, dân dã, đời thường. Điều này mang đến cho thơ ơng màu sắc riêng biệt, màu sắc của lối tư duy thơ theo phong cách tư duy hình tượng, trực cảm của một nhà thơ dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)