Rủi ro trong hoạt động Bao thanh toán xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Eximbank Hà Nội (Trang 25 - 28)

Là một hình thức tài trợ xuất khẩu rất hiệu quả và có nhiều u điểm, song hoạt động bao thanh toán xuất khẩu lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho các tổ chức thực hiện bao thanh toán trong việc vừa nâng cao đợc doanh hiệu quả lại vừa đảm bảo an toàn khi thực hiện hoạt động này. Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán xuất khẩu có thể xuất có nguyên nhân từ nhiều phía nh rủi ro từ ngời xuất khẩu, từ ngời nhập khẩu hay từ các tổ chức thực hiện bao thanh toán cũng nh các yếu tố khác.

Thứ nhất là rủi ro từ phía ngời bán. Với nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhà xuất khẩu với t cách là ngời đi vay vốn và điều kiện đảm bảo cho khoản vay là các khoản phải thu của họ đối với nhà nhập khẩu. Rủi ro từ phía ngời xuất khẩu thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Một là, rủi ro do chính nhà xuất khẩu cố tình gây ra. Hiện tợng này xảy ra đợc cũng có nhiều cách và nhiều nguyên nhân của nó. Có thể nhà xuất khẩu vì một mục tiêu nào đó không trung thực trong hoạt động, vì lợi ích của mình họ đã móc nối với một số đối tợng khác để gây rủi ro cho ngân hàng ( tổ chức bao thanh toán). Do họ là ngời sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán, họ có thể hợp lý hoá chứng từ, tạo ra hợp đồng ma hoặc đội giá hợp đồng... Nh vậy khoản

mà ngân hàng ứng trớc hay chiết khấu cho họ sẽ nhiều hơn mức thực tế hoặc thậm chí là ứng trớc cho một hoá đơn ma. Để thực hiện ý đồ trên, đòi hỏi phải có một hệ thống mắt xích cấu kết mới có thể tạo ra đợc. Ngời xuất khẩu và ng- ời nhập khẩu có thể thông đồng với nhau, tạo ra các chứng từ hợp lý, hợp lệ, tạo khống các khoản phải thu trên giấy tờ mà kì thực là không có.

Hai là rủi ro xảy ra do năng lực yếu kém của nhà xuất khẩu. Nếu chỉ đơn thuần xét năng lực của ngời xuất khẩu nh năng lực quản lý, năng lực điều hành, tạo lợi nhuận, chiến lợc phát triển... Vì một lý do nào đó, sản phẩm của bên bán không đủ hoặc không đáp ứng đợc chất lợng đề ra nh trong hợp đồng và nh vậy khi sản phẩm đợc bán ra không đạt yêu cầu làm cho giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng mua bán đã kí lại nhỏ hơn giá trị ứng trớc của đơn vị bao thanh toán. Đây cũng là mấu chốt căn bản ảnh hởng đến lợi ích của tổ chức bao thanh toán. Nh vậy các khoản phải thu mà tổ chức bao thanh toán đã mua lại là một khoản nợ khó đòi.

Thứ hai là những rủi ro từ nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu ở đây là khách hàng của bên xuất khẩu, nghiệp vụ thu nợ lúc này đợc chuyển từ ngời xuất khẩu sang cho tổ chức thực hiện bao thanh toán. Có nghĩa là sau khi các bên kí kết xong hợp đồng bao thanh toán và nhận các hồ sơ cần thiết ( bao gồm các chứng từ mua bán, các hợp đồng mua bán và các hoá đơn), đơn vị bao thanh toán sẽ nhận chuyển giao trách nhiệm thu nợ và chịu rủi ro thay cho nhà xuất khẩu. Từ đây mọi phát sinh đợc giao dịch chủ yếu giữa hai bên là tổ chức bao thanh toán và nhà nhập khẩu. Cũng từ đây, việc có thu đợc nợ hay không, nguy cơ rủi ro đến đâu, đến mức nào sẽ đợc biểu hiện ở các khía cạnh sau: Một là, năng lực tài chính của nhà nhập khẩu gắn trách nhiệm cao với các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, vì lúc này rủi ro thuộc về tổ chức bao thanh toán, bất kể là bao thanh toán có truy đòi hay không truy đòi. Khi thực hiện bao thanh toán, bên nhập khẩu hàng sẽ thanh

toán cho bên xuất hàng với thời gian tơng đối dài, các khoản nợ đợc gọi là phải thu cũng cha hẳn là dễ với bên xuất khẩu. Nếu bên nhập khẩu là đơn vị có cán cân tài chính không tốt, nợ phải trả so với vốn chủ và tài sản tơng đối cao, trong khi các khoản phải thu của chính bên nhập khẩu cũng lại khó đòi hoặc nhỏ hơn nhiều so với các khoản phải trả của đơn vị này. Khi đó, giả sử các khoản phải trả của nhà nhập khẩu vẫn phải thực hiện nhng các khoản phải thu trở nên khó đòi, sẽ dẫn đến bên nhập khẩu mất cân đối thanh toán, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện bao thanh toán. Đến đây, đơn vị bao thanh toán sẽ vấp phải một loạt vấn đề và phát sinh chi phí, kể cả việc khiếu kiện... làm mất cơ hội hoạt động kinh doanh.

Hai là, rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu. Vì nhà nhập khẩu là bên thứ ba, lại ở một nớc cách xa về địa lý, do vậy quá trình tiếp cận với nhà nhập khẩu của tổ chức bao thanh toán sẽ có nhiều hạn chế và không thuận lợi. Việc này có thể do bên nhập khẩu có chủ ý không tốt với bên xuất khẩu nh lừa đảo, chiếm đoạt hàng mua, trốn nghĩa vụ trả nợ. Tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những rủi ro. Trong hoạt động tín dụng nói chung, rủi ro đạo đức là một rủi ro rất khó lờng và thờng gây hậu quả lớn, tốn kém cả thời gian và chi phí.

Thứ ba là rủi ro từ tổ chức thực hiện bao thanh toán. Rủi ro này xảy ra do khả năng thẩm định của tổ chức tín dụng còn kém. Dới góc độ là tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, đòi hỏi tổ chức tín dụng phải thực sự hiểu và giám sát tốt các khoản phải thu của khách hàng. Qua đó, tổ chức tín dụng mới có thể thực hiện tốt vai trò bao thanh toán của mình đối với bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Tuy vậy, việc xem xét đánh giá khách hàng nhập khẩu cũng là cả một quá trình. Nếu thẩm định không tốt thì rủi ro xảy đến là điều tất yếu. Chất lợng thẩm định không tốt có thể do trình độ của cán bộ thẩm

định kém, có thể do khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch và cũng có thể do ý thức, trách nhiệm của ngời thẩm định.

Thứ t là một số rủi ro khác nh thiên tai, hoả hoạn, rủi ro về chính sách tỷ

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Eximbank Hà Nội (Trang 25 - 28)