Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hồ khe ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 50)

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trƣởng kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX và Nghị quyết Đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lƣơng lần thứ XX. Với ý thức tự lực, tự cƣờng cùng với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo trong sản xuất cũng nhƣ trong quản lý, kinh tế – xã hội của xã ngày càng phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của xã luôn luôn ổn định và đạt từ 5,9% - 6,8%.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xã Phủ Lý là một xã miền núi, với chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp, trong quá trình chuyển đổi kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

chấp hành Trung ƣơng Đảng và Nghị quyết Đại biểu Đại bộ huyện Phú Lƣơng lần thứ XX, cơ cấu kinh tế của xã ngày càng đƣợc củng cố và tập trung phát triển Nông – Lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế đồi rừng mở rộng diện tích chè và cây ăn quả, đảm bảo diện tích trồng cây lƣơng thực.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a, Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm là 253,64 ha. Trong đó, diện tích lúa cao sản là 170 ha, sản lƣợng đạt 687,5 tấn.

Năng suất bình quân cả năm đạt 45,4 tấn.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm đạt 1.152,3 tấn.

Tổng diện tích cây ngô cả năm là 54 ha. Năng suất bình quân đạt 28,2 tạ/ha. Sản lƣợng ngô đạt 152 tấn.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt cả năm 2011 đạt 1.304,3 tấn. Cây công nghiệp dài ngày đạt và vƣợt mức kế hoạch huyện giao. Chăm sóc đầu tƣ phát triển chè kinh doanh tiếp nhận dự án đầu tƣ của Nhà nƣớc đầu tƣ cải tạo và chăm sóc chè. Trồng chè mới đƣợc 7,5 ha, trong đó diện tích trồng chè cành đƣợc 1,5 ha.

* Chăn nuôi:

- Tổng đàn trâu, bò có 204 con. - Tổng đàn chó có 302 con.

,Tuy nhiên trong năm qua, đàn trâu, bò của xã giảm do sự phát triển khoa học - kỹ thuật sản xuất đồng cỏ ngày càng thu hẹp nên các hộ dân bán đi để mua máy cày kéo. Nông nghiệp, nông thôn của xã đang dần đƣợc đầu tƣ theo hƣóng Công nghịêp hóa – Hiện đại hóa.

* Lâm nghiệp:

Công tác quản lý bảo vệ rừng thƣơng xuyên đƣợc quan tâm chú trọng. Trong năm không sảy ra vụ việc gì nghiêm trọng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

- Tổng khối lƣợng khai thác gỗ năm 2011 là 300 m3 gỗ các loại.

- Công tác trồng rừng đƣợc 40,5 ha, trong đó nhân dân tự trồng đƣợc 24 ha.

b, Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất TTCN đạt khoảng 204 triệu đồng trong đó: - Chế biến gỗ dân dụng đạt khoảng 120 m3.

- Chế biến chè đạt khoảng 8 tấn.

c, Khu vực kinh tế dịch vụ

Luôn giữ vững và ổn định, số hộ buôn bán tăng tại các nơi tập trung dân cƣ và thuận tiện giao thông. Hiện xã có một chợ, phần nào cũng đáp ứng đƣợc giao lƣu buôn bán của nhân dân trong vùng.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội * Giao thông

Hệ thống giao thông của xã chủ yếu là đƣờng bộ, với tuyến đƣờng huyện lộ Đu – Phú Lạc đi qua địa bàn xã khoảng 4,5 km rộng 6 m đã đƣợc nhựa hóa cùng hai tuyến liên xã Phủ Lý – Hợp Thành, Phủ Lý – Yên Đổ.

Ngoài ra còn có các tuyến giao thông đối nội, các tuyến đƣờng liên xóm với tổng chiều dài khoảng 22 km, nền đƣờng trung bình 3 m loại đƣờng đất và các tuyến đƣờng mòn trong các khu dân cƣ. Hệ thống giao thông hiện có của xã phân bổ khá hợp lý và đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc lƣu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên hệ thống giao thông của xã với bề mặt đƣờng rộng không đều và nhỏ, chủ yếu là loại đƣờng đất chƣa đƣợc cứng hóa, nhựa hóa và cùng các công trình giao thông khác (cầu, cống…) chƣa đƣợc kiên cố hóa đã phần nào gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân trong xã nhất là vào mùa mƣa bão.

Với tổng diện tích đất giao thông của xã là 16,41 ha đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân. Hiện nay các loại đƣờng giao thông của xã đã xuống cấp do quá trình phát triển chung của đất nƣớc, trong thời

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

gian tới cần phải nâng cấp, cải tạo, mở rộng và nhựa hóa các tuyến đƣờng giao thông liên xã, liên xóm để thúc đẩy và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của xã.

* Thủy lợi

Với tổng diện tích đất thủy lợi của xã là 2,24 ha chủ yếu là diện tích kênh mƣơng và các công trình đê đập đầu mối, hệ thống kênh mƣơng với tổng chiều dài khoảng 6 km đã kiên cố hóa đƣợc trên 2,4 km đáp ứng đƣợc tƣới tiêu chủ động cho khoảng 73 ha diện tích đất gieo trồng. Việc kiên cố hóa kênh mƣơng để tăng hiệu quả tƣới tiêu chủ động nhằm thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cũng nhƣ tiết kiệm đất đã và đang đƣợc quan tâm. Ngoài ra, xã còn có các công trình hồ chứa nƣớc nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng đủ nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới cần mở rộng, mở mới một số hồ chứa nƣớc để đáp ứng đủ nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất.

* Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn đƣợc quan tâm và phát triển không ngừng, xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Hệ thống giáo dục của xã gồm có:

+ 01 Trƣờng mầm non Phủ Lý với 4 lớp học + 01 Trƣờng tiểu học Phủ Lý gồm 10 lớp học

Diện tích các trƣờng học của xã đã đảm bảo theo tiêu chuẩn của ngành, tuy nhiên phòng học vẫn tạm bợ. Trong những năm tới xã cần khắc phục những tình trạng này.

* Y tế

Hiện xã có một trạm y tế với vƣờn thuốc nam có tổng diện tích 0,11 ha. Đội ngũ y tế gồm: 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 02 y tá và 12 y tế thôn bản phần

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

nào đã đáp ứng đƣợc việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

* Văn hóa

Các hoạt động văn hóa thông tin đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Xã đã có một nhà văn hóa – bƣu điện xã và 08 nhà văn hóa tại 08 xóm và 06 cụm truyền thanh tại UBND xã và 05 xóm: Đồng Chợ, Na Biểu, Đồng Rum, Khe Ván, Bản Eng. Trạm truyền thanh luôn đƣợc duy trì đảm bảo thời lƣợng phát sóng nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, vận động nhân dân thi đua sản xuất thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, vận động xây dựng làng bản văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa.

Đến cuối năm 2003, 5/12 xóm đƣợc công nhận là làng văn hóa; 04 cơ quan đạt cơ quan văn hóa; 364 hộ gia đình đạt hộ gia đình văn hóa.

* Thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao trong các trƣờng học và trong cộng đồng nhân dân đƣợc duy trì và phát triển. Trong năm, xã đã tổ chức giải bóng đá thiếu niên cụm 4 xã và tham gia các giải thể dục thể thao do huyện, cụm tổ chức.

* Năng lƣợng

Mạng lƣới điện quốc gia đã đến xã với 100% số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia.

* Bƣu chính - viễn thông

Xã đã có 01 nhà Bƣu điện – văn hóa xã, 06 cụm truyền thanh, sóng truyền hình Trung ƣơng và tỉnh đã phủ khắp địa bàn xã phần nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

* Quốc phòng - an ninh

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục đƣợc duy trì và ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc củng cố và phát

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

huy trong việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thƣờng xuyên duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, phát hiện, ngăn ngừa mọi thủ đoạn âm mƣu diễn biến hòa bình. Công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân và quản lý lực lƣợng dự bị động viên theo pháp luật luôn luôn đƣợc bảo đảm. Tình hình an ninh đƣợc duy trì ổn định, lực lƣợng công an thƣờng xuyên nắm bắt tình hình an ninh nông thôn, an ninh nội bộ và kiểm tra truy quét tội phạm – tệ nạn xã hội.

3.1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số:

Theo số liệu thống kê của ban dân số – gia đình và trẻ em, tính đến đầu năm 2011, tổng nhân khẩu của toàn xã là 2.838 khẩu với 658 hộ, trong đó nam giới chiếm 51,8%, nữ giới chiếm 48,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 0,85 % . Mật độ dân số là: 154,24/km2.

* Lao động, việc làm:

Với tổng lao động của toàn xã là 1.346 ngƣời (trong đó ngƣời lao động Nông – Lâm nghiệp là chủ yếu)

Lao động chủ yếu là lao động Nông – Lâm nghiệp với trình độ lao động là lao động phổ thông. Với công tác khuyến nông – khuyến lâm trong năm 2012 đã mở đƣợc một số lớp tập huấn Khoa học kỹ thuật với đông đảo nhân dân tham ra về kỹ thuật trồng cây chè cành, kỹ thuật nuôi ong, kỹ thuật thâm canh cây lúa … và hai lớp mây tre đan. Đã tạo công ăn việc làm cho một số lao động và một số ngành nghề theo hƣớng sản xuất hàng hóa cũng nhƣ tạo đƣợc việc làm trong những ngày nông nhàn và tăng thêm thu nhập của nhân dân.

- Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời là 12,13 triệu đồng/ngƣời/năm. - Bình quân lƣơng thực theo đầu ngƣời 406 kg thóc/ngƣời/năm.

- Theo thống kê đến năm 2012 trên địa bàn xã không còn hộ đói, tuy nhiên vẫn còn 17 hộ nghèo. Chi tiết thể hiện qua bảng 3.2.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả điều tra về dân số, lao động, việc làm và thu nhập xã Phủ Lý năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lƣợng 1 Tổng số dân (ngƣời) 2.838 Tỷ lệ nam (%) 51,8 Tỷ lệ nữ (%) 48,2 2 Tổng số hộ (hộ) 658 Hộ nông nghiệp (hộ) 564

Hộ phi nông nghiệp (hộ) 94

3 Mật độ (ngƣời/km2

) 154,24

4 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%) 0,85

5

Tổng số lao động (ngƣời) 1.346

Lao động nông nghiệp (ngƣời) 1.040

Lao động phi nông nghiệp (ngƣời) 306

6

Mức thu nhập bình quân (triệu đồng/ngƣời/năm) 12,13

Tỷ lệ hộ khá (%) 97,4

Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2,6

(Nguồn: UBND xã Phủ Lý)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hồ khe ván xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)