Vùng công trình phục vụ sinh hoạt

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lítnăm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 gl ” (Trang 75 - 80)

Nhóm các công trình phục vụ văn hoá nhân viên cũng như nghiên cứu công nghệ sản xuất cần được sắp xếp phù hợp với giải pháp bố cục chung của tổng thể xí nghiệp. Đặc biệt chú trọng tạo lập sơ đồ mạng lưới các công trình phục vụ sinh hoạt công cộng của công nhân, nhân viên nhà máy. Từ phục vụ tại chỗ làm việc đến xưởng, nhóm xưởng một cách đầy đủ. Các công trình phục vụ đó là: phòng vệ sinh, nhà ăn căng tin, trạm y tế, nhà văn hoá, mạng lưới công trình hành chính, kỹ thuật..

1, Khu vực giải trí và nghỉ ngơi

Sau mỗi ca làm việc căng thẳng, nhân viên nghỉ ăn cơm tại nhà ăn. Để tái tạo lại sức lao động và làm việc có hiệu quả cao thì nhân viên cần được nghỉ ngơi giữa ca. Nhân viên đến khu vực giải trí và nghỉ ngơi để đọc báo chí, ngủ chưa… Khu vực này nên bố trí cách ly và thật yên tĩnh.

Chọn kích thước như sau:

 Chiều dài = 18m

 Chiều rộng = 12m

 S = 216 m2

 Chiều cao = 4,8

2,Nhà để xe

Nhà để xe được bố trí ngay cổng đi vào nhà máy. Tính cả hành lang và nối đi lại ta chọn kích thước nhà để xe là:

 Chiều dài = 12m

 Chiều rộng = 8m

 S = 96 m2

Nhà để xe chỉ cần dựng cột và làm mái che bằng tôn.

3,Khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh

Xây dựng nhà tắm và nhà vệ sinh thành 2 khu vực riêng biệt 1 dành cho nam và một dành cho nữ.

Chọn kích thước của khu nhà tắm và vệ sinh:

 Chiều dài = 5m

 Chiều rộng = 4m

 S = 5 × 4 × 2 = 40 m2

 Chiều cao = 3m

4,Phòng bảo vệ

Mặt bằng của nhà máy bố trí 2 cổng, trong đó có 1 cổng chính và 1 cổng phụ. Phòng bảo vệ được xây dựng sát ngay cổng vào nhà máy

Chọn kích thước của phòng bảo vệ:

 Chiều dài = 5m

 Chiều rộng = 4m

 S = 20 m2

 Chiều cao = 3m

5,Gara ôtô

Cổng phụ sau nhà máy do có nhiều xe chở nguyên liệu nên ta bố trí 1 gara ôtô, phía trước nhà máy khách hàng đến mua sản phẩm chúng ta tổ chức một khoảng trống riêng để xe đỗ, bốc xếp hàng hoá.

Chọn kích thước của gara ôtô: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chiều dài = 18m

 Chiều rộng = 6m

 S = 108 m2

 Chiều cao = 6m

Bảng 18: Bảng tổng kết các hạng mục công trình xây dựng

Stt Tên công trình Kích thước Diện tích

(m2)

Dài (m) Rộng (m) Cao (m)

1 Phân xưởng sơ chế 36 18 7,2 648

2 Phân xưởng lên men 35 15 7,2 525

3 Phân xưởng tàng trữ 36 18 7,2 648

4 Phân xưởng hoàn thiện 24 18 7,2 432

5 Kho thành phẩm 25 20 7,2 500

6 Nhà lạnh 8 5 6,0 40

7 Kho nguyên liệu 25 15 7,2 375

8 Kho chứa chai, thùng carton 25 15 7,2 375

9 Phân xưởng cơ điện 9 6 6,4 54

10 Nhà CIP 6 5 4,8 30

11 Nhà nồi hơi 8 6 4 48

12 Khu xử lý bã thải 18 12 4,8 216

13 Khu xử lý nước thải 18 12 3,6 216

14 Khu nhà hành chính 15 12 8,4 108(2 tầng)

15 Khu nhà ăn hội trường 15 8 8,4 120(2 tầng)

16 Nhà giới thiệu sản phẩm 12 5 8,4 60

17 Khu vực giải trí và nghỉ ngơi 18 12 4,8 216

19 Nhà để xe 12 8 4,2 96

20 Khu vực nhà tắm-vệ sinh 5 4 3 40 ( 2 nhà)

21 Phòng bảo vệ 5 4 3 20 (2 nhà)

Khuôn viên 1000

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những thức uống hiện nay rượu vang quả là sản phẩm được ưa chuộng và dùng phổ biến trên toàn thế giới, sản xuất rượu vang quả đem lại lợi nhuận kinh tế cao và đây cũng chính là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất rượu vang quả ngày càng phát triển. Tuy lịch sử ngành sản xuất rượu vang quả ở nước ta chưa lâu và chưa đạt được nhiều thành quả mong đợi,song nghành sản xuất này rất có tiềm năng phát triển.

Nhà máy được xây dựng : góp phần giải xây dựng kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho công nhân, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng giá cả không ổn định và lượng mận thừa trong quá trình thu hoạch rộ, giảm tình trạng nhập lậu rượu ngoại và giúp người lao động tiếp xúc với trình độ công nghệ tiên tiến trong sản xuất rượu vang. Quá trình làm đồ án đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết sâu hơn về công nghệ sản xuất rượu vang cũng như cách thức và tư duy làm việc để đạt hiệu quả

Trong quá trình thực hiện bản thiết kế này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Vũ Thị Ngọc Bích, nhưng do kinh nghiệm bản thân còn ít và thời gian có hạn, bản thiết kế của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của, cô để em hoàn thiện kiến thức và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ái (2003), Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Lê Ngọc Tú, (2005), Hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 3. Murli Dharmadhikari (2000), Red wine production, Vineyard and Vintage View. Volume 15.

4. Lương Đức Phẩm (1998), Công nghệ vi sinh vật, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Thoa, Nguyễn Văn Tiếp, Quách Dĩnh (1996), Công nghệ sau thu hoạch và chế biến hoa quả, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

7. Bùi Đức Đạo (1993) - Bài giảng kỹ thuật sản xuất rượu vang – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội

8. Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo Dục.

9. Hà Duyên Tư (1991), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đào với năng suất là 700000 lítnăm, độ sản phẩm là 11, độ chua là 3 gl ” (Trang 75 - 80)