247 để được nhân viên tư vấn, trả lời thắc mắc và thanh toán các giao dịch là m ột cách thức đơn giản nhất, nên được đa số khách hàng chọn sử dụng Trong
3.1.2. Thách thức
Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam đã khá nhiều. Tuy nhiên, quy mô về vốn và hoạt động vẫn nhỏ bé, do đó hạn chế khả năng mở
rộng mạng lưới trong nước và quốc tế, đầu tư phát triển công nghệ hiện đại để đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng đối tượng khách hàng. Các ngân hàng trong
nước vẫn chỉ tập trung vào các dịch vụ huy động và cho vay truyền thống, chất lượng
dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, trước sự tham gia thị trường ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, các ngân hàng trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và mạng lưới các kênh phân phối và cơ sở khách hàng đã có sẵn.
Ngoài ra, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng không chỉ buộc các Ngân hàng
trong nước cạnh tranh thị trường với các Ngân hàng nước ngoài mà còn phải cạnh
tranh thị trường với các định chế tài chính phi ngân hàng. Nhiều quỹ đầu tư, công ty
bảo hiểm, công ty tài chính nước ngoài đang nghiên cứu thị trường Việt Nam, một thị trường được đánh giá là rất nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi
68
tổ chức này sẽ cạnh tranh thị trường mạnh với Ngân hàng về các hoạt động huy động
vốn cũng như đầu tư.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, ngoài những đòi hỏi khách quan của nền
kinh tế, bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải chủ động điều chỉnh các cơ chế chính
sách trong hoạt động ngân hàng theo các cam kết đa phương, song phương. Như những
cam kết với WB, ABD, IMF về cải cách hệ thống ngân hàng, và nhất là cam kết hiệp định thương mại Việt Mỹ và Việt Nam phải thực hiện các cam kết của WTO. Các qui định trong hoạt động ngân hàng đã từng bước giảm dần sự bảo hộ đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Các qui định hạn chế các hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dần bị xóa bỏ, như giới hạn về huy động tiền gửi, về các điều kiện cho
vay, cầm cố thế chấp, cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, cho phép các TCTD nước ngoài được phát hành thẻ ATM. Vì vậy, buộc các NH trong
nước phải đổi mới hoạt động của mình, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực thực hiện nghiệp vụ, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm
dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh.
Theo bản cam kết của Việt Nam với WTO về lĩnh vực ngân hàng, bắt đầu từ
ngày 01/04/2007, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động và mở chi
nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, chi nhánh này vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền
gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO và
không được mở chi nhánh phụ. Đặc biệt, mức cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn được hạn chế không quá 30%. Để chuẩn bị tốt cho thời kỳ hậu hội nhập, nhất là
sau ngày 1/4/2007, theo các chuyên gia, ngân hàng trong nước cần đảm bảo chất lượng
dịch vụ tài chính.
Hiện ngân hàng Việt Nam đã triển khai nhiều dịch vụ tiếp cận khách hàng (như
phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM). Tuy nhiên, nhìn tổng quát, hệ thống dịch vụ của
ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài đưa
ra chiến lược chia thị trường thành nhiều phân khúc để dễ dàng nắm bắt tâm lý người
69
Có thể, một vài năm tới Ngân hàng Việt Nam sẽ bắt kịp nền công nghệ của ngân hàng nước ngoài, nhưng vẫn không tránh được sự cạnh tranh và đây được xem là vấn đề tất yếu. Khi đó, một vài Ngân hàng Việt Nam sẽ bị sáp nhập hoặc thâu tóm là điều
khó tránh khỏi. Vì vây, Ngân hàng Nhà Nước đã ra điều kiện, bắt đầu từ năm 2008,
ngân hàng TMCP muốn thành lập mới phải có vốn điều lệ 1.000 tỷ VND trở lên.
Để tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời phát triển ngành ngân hàng thời hậu hội
nhập, trước mắt thay vì đối đầu, hệ thống ngân hàng trong nước nên tìm sự liên kết
trong hệ thống ngành, kể cả việc liên kết với nhà đầu tư nước ngoài.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN
TỬ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy,
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện đại hoá ngân hàng là nhiệm
vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược
phát triển của ngành ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ
cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng.
Những năm qua, ngành Ngân hàng đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các
hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ngân hàng; đã triển khai Dự án
“Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I, một trong những Dự án
lớn và thành công nhất ở Việt Nam về công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống
kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã và đang là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của Ngân Hàng Nhà Nước về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.
Đối với các NHTM, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ quan trọng trong
quản lý, kinh doanh bảo đảm an toàn và hiệu quả, thông qua việc tập trung hoá tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch
70
vụ hiện đại. Những thành quả đạt được trong đổi mới về công nghệ thông tin đã tạo nền
tảng cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy quá trình hội nhập của Ngân hàng Việt Nam nói
riêng và nền kinh tế nói chung với khu vực và thế giới. Do đó, những năm gần đây, các ngân hàng đã phát triển rất nhanh trong lĩnh vực này, chú trọng đầu tư mở rộng nhiều
dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, với tư tưởng đổi mới công nghệ - con đường tất yếu của hoạt động
ngân hàng, Thống đốc NHNN đã chỉ rõ: “Trong bước đường phát triển của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng là một trong bốn nội dung
xuyên suốt trong bước đi. Theo đó, đổi mới công nghệ ngân hàng phải tập trung 3 nội dung cơ bản:
Ø Có giải pháp tích cực và đầu tư thích hợp trong việc phát triển nhân lực khoa
học công nghệ ngân hàng.
Ø Phải xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng đủ mạnh, phục
vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước và đủ năng lực hội nhập với
khu vực và thế giới.
Ø Từng bước xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng
thời tuân thủ các chuẩn khu vực, đặc biệt là các văn bản pháp lý trong thương mại điện tử, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động ngân hàng
liên quan đến công nghệ thông tin”.
Con đường duy nhất để phục vụ nhu cầu nền kinh tế đang chuyển đổi, phát triển và đổi mới công nghệ mà thực chất là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang
chuyển động hết sức nhanh chóng thì hiện đại hóa ngân hàng càng nhanh, càng có lợi
thế khi ta tham gia vào các chương trình kinh tế quốc tế. Ngược lại, sự chậm trễ là
nguy cơ, bất lợi nhiều mặt không thể tránh khỏi.
Trong chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân
71
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ ngân hàng vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan, tận dụng tốt các thành tựu về công nghệ thông tin”; đồng thời giao cho cơ quan quản lý công nghệ thông tin: “Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai
thực hiện các nội dung liên quan đến công nghệ tin học như hiện đại hóa hệ thống
thanh toán, hệ thống thông tin tài chính, hội nhập trên mạng Internet để cập nhật thông
tin tài chính - tiền tệ”. Đây là cơ sở hành động cho những kế hoạch khả thi trong những năm tiếp, nhất là cho chương trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC