Các ngân hàng thương mại đang đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh ppt (Trang 41 - 45)

nghệ ngân hàng

Ở Việt Nam, với mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực ngân hàng đã buộc các ngân hàng không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm đa dạng

hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực

cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận nghiệp vụ

ngân hàng hiện đại luôn là mục tiêu của các ngân hàng thương mại hiện nay trên bước đường hiện đại hoá của mình. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng theo

xu hướng hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành ngân hàng nói chung và các

ngân hàng thương mại nói riêng những năm gần đây đã và đang tập trung thực hiện

nhiều giải pháp nhằm hiện đại hoá thanh toán và mở rộng dịch vụ thanh toán, một mặt đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, dân cư, mặt khác tăng thu nhập từ dịch vụ, tăng lợi

nhuận cho mỗi ngân hàng thương mại, một nội dung quan trọng của chương trình cơ

cấu lại các hoạt động của mình.

Sau khi hoàn thành giai đoạn I dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh

toán do WB tài trợ, ngày 17-6-2005, Ngân hàng Nhà nước và đại diện WB ký kết Hiệp định tín dụng phát triển cho dự án: “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II”, trị giá 118 triệu USD.

Với kết quả thực hiện giai đoạn I, hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh

toán của các ngân hàng tham gia đã được nâng lên một bước về quy mô, tốc độ, chất lượng và tính an toàn so với trước đó. Với việc triển khai nhiều đề án về công nghệ,

41

đại hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm với ngân hàng quốc tế trong khu vực và được coi là NHTM hàng đầu Việt Nam về hiện đại hoá công nghệ. Hàng loạt các

sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã được đông đảo các doanh nghiệp, công chúng đón nhận và gây được lòng tin của xã hội, góp phần cải thiện văn minh

thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, như: các dịch vụ thương mại điện tử

Internet-Banking, E-Banking, Home-Banking, Phone-Banking, Mobile-Banking… Các sản phẩm mới được tung ra trên thị trường như: chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu lãi suất, quản lý thấu chi trên tài khoản, phát triển các chức năng quản lý đồng sở hữu sổ

tiết kiệm, chuyển nhượng sổ tiết kiệm... Việc mở rộng hệ thống mạng lưới giúp Vietcombank đem các tiện ích của sản phẩm và dịch vụ đến gần với khách hàng hơn,

tạo điều kiện cho họ trong các giao dịch và thanh toán qua ngân hàng. Hầu hết các chi nhánh đã thực hiện giao dịch một cửa, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Trong năm

2005 hệ thống Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam (NHĐT&PT) đã triển khai

thành công dự án hiện đại hoá trên tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. Trong 2 năm

2005-2006, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (NHCT) đã thực hiện hoàn thành

chương trình hiện đại hoá và hệ thống thanh toán trong toàn quốc. Thông qua đó trên 90% khối lượng giao dịch đã được thực hiện thông qua chương trình phầm mềm máy

tính hiện đại, tự động, giao dịch tức thời, đảm bảo chính xác và an toàn cao. Các dịch

vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai như: Home banking, Mobile banking, gửi tiền

một nơi rút ở nhiều nơi, Smart account...

Các dịch vụ ngân hàng tiện ích phục vụ cho đông đảo doanh nghiệp và người dân như: thanh toán quốc tế, thanh toán và chuyển tiền điện tử trong nước, kinh doanh

ngoại tệ… thu hút với số lượng khách hàng tăng nhanh do áp dụng công nghệ mới

trong các nghiệp vụ, tạo tiền đề cho ngân hàng này sớm thành lập Trung tâm tài trợ thương mại – tài trợ xuất nhập khẩu đầu tiên ở nước ta. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) mở rộng phạm vi chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện công nghệ ngân hàng giao dịch một cửa, ứng dụng rộng rãi phần mềm công

nghệ hiện đại mới trong quản lý và giao dịch với khách hàng, triển khai chương trình chuyển tiền nhanh toàn cầu với tổ chức Western Union,…

42

Để phát triển thanh toán điện tử, các ngân hàng trong nước cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để triển khai hệ thống ngân hàng lõi, dịch vụ ngân hàng qua Internet. Năm 2005 chỉ có 07 ngân hàng triển khai hệ thống

Core Banking (Core-banking là công nghệ phần mềm lõi để xử lý đa dịch vụ với cơ sở

dữ liệu tập trung) nhưng đến nay con số này đã lên đến 44 ngân hàng. Cũng với việc ứng dụng Core Banking, các ngân hàng đã đẩy nhanh thanh toán thông qua hệ thống Internet. Tính đến cuối năm 2008 có 11 ngân hàng triển khai Internet Banking với 9

loại hình dịch vụ khác nhau.

Theo cục CNTT thuộc Ngân Hàng Nhà Nước, tính đến cuối năm 2008 đã có 39 tổ chức phát hành thẻ với tổng số máy ATM là 7.051 và 22.000 điểm chấp nhận thẻ

(POS), với 15 dịch vụ trên thẻ được áp dụng. Riêng liên minh thẻ Smartlink và BankNet có 4.584 máy ATM, phát hành 9,2 triệu thẻ chiếm 85% toàn bộ hệ thống.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gồm: trung tâm thanh toán quốc gia (NPSC) đặt trụ sở tại Cục Công nghệ tin học ngân hàng Hà Nội, Trung tâm dự phòng

đặt tại Sơn Tây và 6 trung tâm thanh toán cấp tỉnh (PPC) : TP. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tp. Hải Phòng, Tp. Cần Thơ và Sở giao dịch NHNN.

Thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng trưởng rất nhanh, đi vào hoạt động chính

thức ngày 02/05/2002, khi hệ thống mới đi vào hoạt động, mỗi ngày hệ thống chỉ giao

dịch khoảng từ 2.000 đến 4.000 món nhưng đến nay đã tăng gấp bội. Bình quân 35.000 – 45.000 giao dịch/ngày với số tiền từ 23.000 đến 33.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện

chỉ mất 10 giây cho mỗi giao dịch. Vào các ngày cao điểm hệ thống đã thực hiện tới

50.000 lệnh thanh toán với giá trị 60.000 đến 70.000 tỷ đồng. Tính từ khi đi vào hoạt động đến năm 2008 hệ thống đã có 18.450.737 lệnh thanh toán với tổng số tiền giao

dịch là 17.075.000 tỷ đồng. Theo NHNN sau khi nâng cấp giai đoạn 2 được hoàn thành vào cuối năm 2009 thì năng lực xử lý trung bình tăng lên gấp 10 lần so với hiện nay và sẽ tăng lên 2 triệu giao dịch mỗi ngày vào năm 2012.

43

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng qua 6 năm hoạt động đã đáp ứng được các yêu cầu của Ngân Hàng Nhà Nước trong quá trình kiểm soát nguồn vốn dự

trữ thông qua số dư tài khoản tập trung duy nhất tại sở giao dịch NHNN.

Năm 2007 là năm đầu của giai đoạn 2 thực hiện chỉ thị 58/CT-TW của Bộ

Chính trị về phát triển CNTT-TT và ngành Ngân hàng triển khai giai đọan 2 Dự án:

“Hiện đại hóa Ngân hàng & Hệ thống thanh toán” do Ngân hàng Thế giới tài trợ với số

vốn là 118 triệu USD. Đặc biệt năm 2007 là năm đầu tiên sau sự kiện Việt Nam gia

nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,

hiện đại hoá các Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và hội nhập, đồng thời, phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, tiện ích mới theo chuẩn

mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển liên tục và bền vững trong môi trường toàn cầu hoá.

Ta có thể thấy rằng, so với hệ thống công nghệ cũ gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thấp, hệ thống công nghệ mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn hẳn, là một nền tảng quan trọng ban đầu cho sự phát triển công nghệ

ngân hàng ở Việt Nam.

Từ những thực trạng trên, có thể nhận xét rằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, kết quả đầu tư và triển khai nói trên đã nâng cao một bước trình độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ở Việt Nam. Tuy quá trình triển khai giai đoạn I của dự

án hiện đại hóa ngân hàng còn chậm và kéo dài do nhiều lý do và việc ứng dụng công

nghệ không nhiều. Đây chính là một thực tế mà ta cần rút kinh nghiệm cho việc triển khai giai đoạn II.

Hai là, các NHTM mạnh dạn đầu tư vốn cho hiện đại hoá công nghệ, có thể tạm

thời thua lỗ trong giai đoạn đầu, song người hưởng lợi chính là khách hàng, các doanh nghiệp, NHTM thì kỳ vọng vào hiệu quả trong thời gian tới và lâu dài. Tuy nhiên công tác quảng bá, tiếp thị của các NHTM còn nhiều hạn chế, chưa có chiến lược chưa bài

44

Ba là, tính hợp tác giữa các NHTM trong phát triển sản phẩm dịch vụ, trong

việc ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Vẫn có tình trạng mạnh NHTM nào ngân hàng

đó làm, chưa có sự hợp tác để tạo ra sản phẩm mới. Vì vậy, hiện tại tính hiệu quả chưa cao, trong tương lai gần tính hiệu quả cũng chưa thể tiến triển nhiều. Đây cũng sẽ là một thách thức trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Như vậy, thông lệ quốc tế cho thấy, trình độ hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng và sự phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng của một quốc gia thể hiện và phản ánh

tập trung mức độ phát triển của nền kinh tế đó. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng chẳng những thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế, góp

phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài của quốc gia đó mà còn làm cho thị trường tiền tệ,

thị trường vốn trong nước sôi động hơn, tác động mạnh đến hội nhập kinh tế với khu

vực và quốc tế, đem lại nhiều lợi ích tích cực cho nền kinh tế nước ta. Do đó cần có

giải pháp tổng thể và giải pháp chi tiết ở cả cấp độ quản lý vĩ mô và cấp độ hoạt động

của các ngân hàng thương mại.

2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DO DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

ĐIỆN TỬ MANG LẠI GIA TĂNG TRONG THỜI GIAN QUA TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh ppt (Trang 41 - 45)