Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 73 - 74)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

3.1.2.Những tồn tại và nguyên nhân

VẬT TƯ NGHỆ AN

3.1.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm cũng như những thành quả mà TCT đạt được, TCT vẫn có những tồn tại cần khắc phục như:

Hiện nay tại Tổng Công Ty chưa có hệ thống kiểm toán nội bộ. Là một Tổng công ty lớn nhưng hiện nay việc kiểm tra kế toán nội bộ đang được thực hiện bởi Tổng Giám Đốc và Kế toán trưởng

Về công tác kế toán nói chung: TCT sản xuất và kinh doanh khá nhiều mặt hàng, trong đó chủ đạo là mặt hàng phân bón tổng

hợp và giống cây trồng nông nghiệp, do vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm gặp nhiều khó khăn do không thể tập hợp riêng biệt cho từng loại sản phẩm vì vậy một số chi phí đơn vị phải tiến hành phân bổ.

Do đặc thù của hoạt động sản xuất phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau nên khối lượng công việc hạch toán chi phí tại đơn vị rất lớn, tuy nhiên các tài khoản chi phí vẫn được mở khá ít chưa chi tiết được hết theo các khoản mục chi phí, gây khó khăn cho việc theo dõi và tổng hợp chi tiết theo các khoản mục chi tiết.

Lượng hàng hóa của Tổng công ty đa dạng, phong phú, nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, Tổng công ty không tiến hành mở sổ chi tiết các TK 632, 511 cho từng mặt hàng. Do đó hạn chế trong việc theo dõi, phân tích, đánh giá từng mặt hàng, ảnh hưởng tới việc ra quyết định của nhà quản lý.

chế độ kế toán hiện hành. Về hạch toán kế toán:

Đối với giá vốn hàng bán: TCT tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ là phương pháp tính giá tương đối phù hợp, giảm nhẹ được khối lượng công việc của cán bộ kế toán. Tuy nhiên phương pháp này không thể xác định được chính xác giá xuất kho vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng. Hiện nay với sự hỗ trợ của phần mềm thì việc thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn là hoàn toàn có thể.

Khi hạch toán bán hàng theo phương thức xuất đầu tư hay phương thức bán hàng thu tiền ngay, kế toán đều hạch toán qua tài khoản 131, với nghiệp vụ này sẽ rất khó theo dõi riêng rẽ đối tượng nào mua hàng theo phương thức nào.

Một số khoản chi phí phát sinh chung, TCT hạch toán vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng là chưa hợp lý, nên chuyển sang hạch toán tài khoản 642, như: tiền bảo hiểm cháy nổ, tiền chăm sóc cây cảnh, tiền kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, tiền họp về công tác phòng cháy chữa cháy.

Hiện nay, tại TCT phát sinh khoản chi phí quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài,... . Các chi phí này hiện đang được hạch toán trên cả hai tài khoản 641 và 642, điều này là không hợp lý và chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, TCT cần hạch toán thống nhất trên một tài khoản là 641, và chi phí nào quá lớn nên được phân bổ dần cho từng kỳ thông qua TK 142 hoặc TK 242.

Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp đã không dùng TK 531 mà ghi âm trực tiếp trên tài khoản doanh thu. Điều này không đúng với quy định hạch toán.

Khi xuất bán hàng theo phương pháp xuất đầu tư, phần chênh lệch giữa số tiền trả ngay và số tiền trả chậm được hạch toán một lần vào tài khoản 515, điều này sẽ làm tăng đột ngột doanh thu của một tháng nào đó, dẫn đến việc tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh không chính xác.

Về phần mềm kế toán:

Hệ thống phần mềm chưa cho phép theo dõi công tác kế toán tại các công ty cổ phần thành viên. Trong phần mềm không thiết kế các báo cáo quản trị. Kế toán lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý tại những thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, có một số phần hành còn được tiến hành làm việc song song cả trên phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 73 - 74)