Các hình thức phản hồi được sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng phản hồi từ bạn học nhằm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên tiếng Anh năm thứ hai khoa Ngoại Ngữ, trường đại học Hùng Vương (Đề tài cấp trường) (Trang 36 - 41)

C. Thảo luận vấn đề khi sinh viên gặp khó khăn

b. Các hình thức phản hồi được sử dụng.

Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các hình thức phản hồi được sinh viên sử dụng khi đưa ra nhận xét về bài viết của bạn học. Hai cặp phản hồi được đưa ra đánh giá là phản hồi tích cực – phản hổi tiêu cực, phản hồi trực tiếp – phản hồi gián tiếp.

Qua nhận xét bài viết của bạn học, trong 30 bài viết được phân tích, chỉ có 4 nhận xét là phản hồi tích cực. Họ phản hồi như sau:

“ Bài viết của bạn khá tốt” ( S16)

“ Bài viết của bạn khá rõ ràng. Mình thích nội dung và cấu trúc của bài “( S21) “Bài viết của bạn khá dễ hiểu. Ngữ pháp của bạn khá tốt” (S26)

“Nội dung hay. Bài viết tốt. Ít lỗi” (S28)

Bên cạnh đó là rất nhiều các phản hồi tiêu cực. Điều này có thể thấy rõ như sau: “Bài viết của bạn có quá nhiều lỗi sai ngữ pháp”(S8)

“Bạn nên tránh dùng từ quá dài”(S12)

“Bạn không nên viết quá nhiều câu đơn. Chú ý đến các liên tử” ( S5)

Nhóm nghiên cứu cho rằng sinh viên thường thích đưa ra phản hồi tích cực hơn phản hồi tiêu cực. Điều này có thể bởi vì chất lượng một sô bài viết quá kém khiến người phản hồi hầu như không thể đưa ra lời khen ngợi động viên nào. Về việc sử dụng phản hồi trực tiếp và phản hồi gián tiếp, rõ ràng là sinh viên có sử dụng cả hai loại trên. Tuy nhiên, mỗi loại lại có một thế maạh riêng trong việc cải thiện kỹ năng Viết. Trong khi phản hồi trực tiếp được sử dụng để đưa ra

nhận xét về mặt hình thức ( đặc biệt là lỗi ngữ pháp, từ vựng và lỗi nhầm lẫn) thì phản hồi gián tiếp được sử dụng nhiều để nhận xét lỗi về mặt nội dung ( lỗi về ý, cấu trúc của bài viết).

Qua khảo sát bài viết thực tế của sinh viên, có thể thấy sinh viên thường dùng phản hồi trực tiếp như một phương tiện để chỉ ra các lỗi sai về mặt hình thức. Ví du:

Lỗi ngữ pháp

“I am used to receive and apply them in my life” (S1) thay bằng “I am used to

receiving and applying them in my life”

“She teachs me to become a good girl” (S1) thay bằng “She teaches me to

become a good girl”

Lỗi nhầm lẫn. “diffirences” (S5) thay bằng “differences”

Lỗi chọn từ.

“guides” (S7) thay bằng“shows”

Ngược lại, hầu hết sinh viên lựa chọn phản hồi trực tiếp khi đưa ra nhận xét liên quan đến ý, cấu trúc và nội dung của bài viết. Ví dụ:

Khi đưa ra lời khuyên:

“Avoid using simple sentences” (S1)

“You should pay more attention to the use of sentence connectors; for example, you have firstly without secondly” (S12)

“Your writing will be better if you have a conclusion” (S15) “You should find a different way to express your idea” (S17)

Khi đưa ra nhận xét: “Too general” (S8)

“Good content” ( S30)

Diễn giải:

“ I don’t understand this part “ (S23)

Khi đặt câu hỏi: “ What do you mean?”(S14)

Như vậy có thể thấy những người đưa ra phản hồi rất cố gắng để giúp bạn mình cải thiện khả năng viết Tiếng Anh. Việc người phản hồi sử dụng cách đưa ra lời khuyên, nhận xét hay đặt câu hỏi trong quá trình phản hồi cho thấy người phản hổi rất thân thiện và muốn động viên, khuyến khích bạn học của mình. Tương tự như vậy, cách họ đặt câu hỏi hay diễn giải chứng tỏ rằng sinh viên đang tự đặt mình vào vị trí của người viết để hiểu rõ hơn sản phẩm viết mà họ đang phản hồi.

3.2.2. Hoạt động của sinh viên sau khi nhận phản hồi của bạn học.

Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu những thay đổi của sinh viên hay sự cải thiện đối với kỹ năng viết mà sinh viên có được nhờ sử dụng phản hổi từ bạn học. Rõ ràng là sau khi nhận phản hồi, rất nhiều sinh viên xem lại bài viết của mình, đọc phản hồi và những gợi ý chỉnh sửa rồi cuối cùng viết lại bài theo gợi ý của phản hồi. Tuy nhiên một số sinh viên phớt lờ, bỏ mặc phản hồi, không viết lại hoặc tự viết lại bài theo ý của mình.

Có thể nhìn rõ là sinh viên thường xem lại bài và chỉnh sửa bài viết theo nội dung phản hồi từ bạn học. Có thể thấy rõ rằng có sự đồng nhất quan điểm giữa người viết và người phản hồi là các lỗi sai ngữ pháp và lỗi nhầm lẫn ( lỗi chính tả, dấu câu) với 80% lỗi liên quan đến ngữ pháp và 60% lỗi nhầm lẫn được chỉ ra và chỉnh sửa. Ngược lại, lỗi liên quan đến ý, nội dung và kết cấu của bài viết thường có mâu thuẫn giữa người nhận xét và người viết. Bởi vậy trong khi nhận xét bài viết của bạn không ít người phản hồi đặt ra câu hỏi “Tại sao thế?” hoặc thẳng thắn góp ý “Mình không đồng ý với ý của bạn ở phần này”. Tiếp đến, nhóm nghiên cứu tiến hành thống kê số lỗi sai sau khi so sánh hai bài viết trước và sau khi phản hồi để xem khả năng viết của sinh viên có cải thiện hơn không nhờ có sự phản hồi từ bạn học. Rõ ràng là có sự suy giảm đáng kể về lỗi sai ở bài viết thứ hai sau khi nhận phản hồi từ bạn học của sinh viên. Tuy nhiên sự thay đổi này chủ yếu là ở phần ngữ pháp, từ vựng và lỗi nhầm lẫn của sinh viên . Con số lỗi sai giảm nhiều nhất là lỗi ngữ pháp với hơn 15 lỗi sai ở bản viết đầu tiên và chỉ 7 lỗi sai ở bản viết sau. Tiếp đến là lỗi sai từ vựng, với 15 trên 20 lỗi sai và lỗi nhầm lẫn là 5 trên 10 lỗi sai. Tuy nhiên, lỗi sai về ý và

nội dung của bài viết thì sự cải thiện còn khiêm tốn. Sự khác biệt này có thể giải thích vì thực tế người phản hồi có xu hướng chú ý đến những lỗi sai về mặt hình thức hơn nội dung.

Tóm lại, những số liệu thu thập được từ bài viết của sinh viên đã phản ánh một cách sâu sắc hơn về cách sinh viên đưa ra phản hồi cho bạn học và mức độ cải thiện về kỹ năng viết của sinh viên sau khi nhận phản hồi từ bạn học. Qua các nguồn thông tin từ cuộc điều tra khảo sát và phân tích bài viết của sinh viên, thông tin càng được củng cố và mang tính xác thực cao.Những phát hiện thú vị ở chương này cũng là nguồn tư liệu căn bản cho nhóm nghiên cứu đưa ra những ứng dụng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao việc sử dụng phản hồi từ bạn học và từ đó cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên.

PHẦN C. KẾT LUẬN

Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra tóm tắt tổng quát và sau đó chương 4 sẽ đưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện việc sử dụng phản hồi từ bạn học cho sinh viên Tiếng Anh năm thứ hai, khoa Ngoại Ngữ và cũng qua đó rút ra những hạn chế tồn tại của đề tài. Cùng với đó là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo cho những vấn đề liên quan.

1. Tổng kết.

Ở những phần trước, nhóm nghiên cứu đã bao quát tất cả các khía cạnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu đưa ra. Ở phần mở đầu, nhóm nghiên cứu đưa ra vấn đề lý luận mang tính lịch sử của đề tài mà ở đó nó đặt nền tảng cho đề tài phát triển. Cùng với đó, ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra đó là (1) Thực trạng việc sử dụng phản hồi từ bạn học của sinh viên Tiếng Anh năm thứ hai – khoa Ngoại Ngữ - trường Đại Học Hùng Vương trong việc học kỹ năng Viết như thế nào? (2) Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng phản hồi từ bạn học như thế nào? (3) Làm thế nào để cải thiện việc sử dụng phản hồi từ bạn học của sinh viên Tiếng Anh năm thứ hai – Khoa Ngoại Ngữ - trường Đại học Hùng Vương? Ở phần cơ sở lý luận, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận phù hợp nhất đối với vấn đề đưa ra, đó là phương pháp dạy kỹ năng Viết như một quá trình và việc sử dụng phản hồi từ bạn học trong việc học kỹ năng Viết. Hai công cụ nghiên cứu chính đựoc sử dụng là bảng câu hỏi điều tra khảo sát và phân tích bài viết của sinh viên. Số liệu nhận được được tổng hợp lại, phân tích và so sánh ở chương phân tích số liệu và thảo luận. Ở phần sau, nhóm nghiên cứu sẽ kết

luận bài nghiên cứu bằng việc nêu lại những phát hiện đáng chú ý và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc sử dụng phản hồi từ bạn học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng phản hồi từ bạn học nhằm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên tiếng Anh năm thứ hai khoa Ngoại Ngữ, trường đại học Hùng Vương (Đề tài cấp trường) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w