C. Thảo luận vấn đề khi sinh viên gặp khó khăn
B. Nhờ chính người phản hồi giải thích 10 18.5%
C. Tra cứu tài liệu tham khảo 10 18.5%
D. Tự tìm cách sửa lỗi 14 25.9%
E. Nhờ bạn học giải thích 10 18.5%
Từ bảng 9 có thể thấy phần lớn sinh viên tự tìm cách sửa lỗi của mình sau khi đã nhận được phản hồi từ bạn học với 14 sinh viên lựa chọn. Tiếp đến, cũng có đến 20 sinh viên lựa chọn việc nhờ sự hỗ trợ của giáo viên. Như vậy có thể thấy giáo viên có vai trò rất lớn hỗ trợ sinh viên trong quá trình sử dụng phản hồi từ bạn học. Đáng chú ý là chỉ 10 sinh viên lựa chọn tra cứu tài liệu tham khảo sau khi nhận phản hồi. Điều này có thể giải thích là sinh viên K9 đại học Tiếng Anh vẫn chưa có nhiều nguồn tài liệu tham khảo hoặc chưa biết tận dụng và khai thác các nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập. Một số ý kiến cũng cho
rằng tài liệu tham khảo chỉ giúp ích cho sinh viên trong việc sửa lỗi ngữ pháp hoặc cấu trúc câu mà không thực sự hữu ích trong việc sửa lỗi nội dung hoặc cấu trúc bài viết.
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu đặt ra một câu hỏi nữa nhằm tìm hiểu sâu hơn nỗ lực của sinh viên trong việc sinh viên sẽ làm gì sau khi nhận được phản hồi từ bạn học mà họ không hiểu phải làm sao để chỉnh sửa bài viết. Điều này sẽ được minh hoạ ở bảng 10 của nghiên cứu.
Bảng 10: Sinh viên làm gì khi không hiểu phản hồi từ bạn học.
Sv làm gì khi không hiểu phản hồi Số lượng trả lời Phần trăm
A. Phớt lờ hoặc mặc kệ phản hồi 5 9.25%
B. Nhờ người bạn giải thích 15 27.7%
C. Nhờ giáo viên hỗ trợ 15 27.7%
D. Tra cứu tài liệu 10 18.5%
E. Tự chữa lỗi theo cách của mình 9 16.6%
Có thể thấy rõ ràng từ bảng 10 phần lớn sinh viên khi không hiểu sự phản hồi từ bạn học đã nhờ đến sự hỗ trợ hoặc giải thích của giáo viên (với 15 sinh viên lựa chọn ) hoặc họ vẫn cố gắng tự sửa lỗi theo cách hiểu của mình. Vẫn có rất ít sinh viên lựa chọn sử dụng tài liệu tham khảo để tra cứu hoặc tìm cách hiểu dễ hơn đối với những phản hổi từ bạn học. Một số ít sinh viên (5 sinh viên) vẫn lựa chọn một cách rất tiêu cực là phớt lờ hoặc mặc kệ phản hồi khi họ thực sự không hiểu phản hồi mà bạn mình đưa ra. Tuy nhiên với kết quả thu được chúng ta thấy có dấu hiệu khả quan là sinh viên có xu hướng tỏ ra trách nhiệm và có ý thức về việc sử dụng phản hồi từ bạn học.
Tóm lại, trong quá trình nhận và giải quyết phản hồi từ bạn học, một số sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu phản hồi và chỉnh sửa bài viết theo ý mà phản hồi đưa ra nhưng sinh viên lớp K9 đại học Tiếng Anh đã nhờ đến nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau như sự trợ giúp từ giáo viên, sự trợ giúp từ sách tham khảo hoặc từ chính những người bạn học của họ. Những nỗ lực vượt qua khó khăn đó là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sinh viên có thái độ khá tích cực đối với việc sử dụng phản hồi từ bạn học.
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi yêu cầu sinh viên đánh giá hiệu quả thực sự của việc sử dụng phản hổi từ bạn học trong việc nâng cao kỹ năng Viết. Câu trả lời khá thuyết phục với 50 sinh viên trả lời kỹ năng Viết của họ được cải thiện đáng kể nhờ những phản hồi từ bạn học, trong khi đó vẫn còn 4 sinh viên thừa nhận kỹ năng Viết của họ không cải thiện gì sau quá trình nhận và đưa ra phản hồi. Nhóm sinh viên này được yêu cầu trả lời câu hỏi thêm tại sao họ không thấy việc sử dụng phản hồi hiệu quả. Câu trả lời nhận được cũng gần giống như trên phân tích, hầu hết sinh viên cho rằng phản hồi quá chung chung, mơ hồ khiến họ không hiểu .
Với 50 sinh viên trả lời họ cảm thấy việc sử dụng phản hồi từ bạn học thật sự có ích đối với việc nâng cao kỹ năng Viết, nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi sinh viên được lợi ở mặt nào khi sử dụng phản hồi từ bạn học, hay nói cách khác kỹ năng Viết của họ được cải thiện ở những khía cạnh nào. Nhìn vào bảng 11 có thể thấy phần lớn sinh viên cải thiện được lỗi sai về mặt ngữ pháp , từ vựng và cấu trúc câu hay chính là những lỗi sai bể mặt rất dễ nhận biết và chỉnh sửa . Điều này cũng dễ hiểu khi có đến 50% sinh viên có dấu hiệu cải thiện tích cực về mặt này. Với những lỗi sai về mặt nội dung của bài viết, chỉ có 14% sinh viên nhận thấy sự cải thiện sau quá trình sử dụng phản hồi từ bạn học. Tiếp đến là 20% sinh viên tránh được lỗi nhầm lẫn và những lỗi sai thường mắc phải cũng như 6% sinh viên cảm thấy tự tin hơn khi viết và 10% sinh viên đã biết cách tự chỉnh sửa bài viết của mình
Bảng 11: sinh viên cải thiện được những mặt nào sau khi sử dụng phản hồi từ bạn học.
A. Cải thiện lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc cấu trúc câu 25(50%) B. Nội dung, ý và bố cục bài viết 7(14%) C. Sửa được lối sai hoặc nhầm lẫn thường gặp 10(20%)
D. Tự tin hơn khi viết 3(6%)
E. Biết cách tự chỉnh sửa bài viết 5(10%)
Như vậy phần lớn sinh viên nhận thức được tác dụng tích cực của việc sử dụng phản hồi từ bạn học. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự cần thiết của việc sử dụng phản hồi từ bạn học trong quá trình học kỹ năng Viết của sinh viên. Cũng có thể thấy được từ số liệu trên việc sử dụng phản hồi từ bạn học của sinh
viên đã có những lợi ích đáng kể cho sinh viên như việc tự sửa lỗi sai hoặc giúp sinh viên tránh được những lỗi sai thường gặp trong những lần viết tiếp theo. Tuy nhiên chỉ một số ít sinh viên có thể phát triển khả năng tư duy logic ( khả năng suy nghĩ và viết một cách rõ ràng và mạch lạc) và nâng cao sự tự tin trong việc học kỹ năng Viết.
3. 2. Những phát hiện và thảo luận của nghiên cứu thông qua phân tích bàiviết của sinh viên viết của sinh viên
Để có thể đạt được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn về thực trạng cũng như hiệu quả của việc sử dụng phản hồi từ bạn học của sinh viên lớp K9 đại học Tiếng Anh – khoa Ngoại Ngữ - trường đại học Hùng Vương, nghiên cứu đã sử dụng thêm một công cụ nữa là phân tích bài viết của sinh viên trước, trong và sau khi nhận được phản hồi từ bạn học. Với tổng cộng 30 bài viết trong đó có (bao gồm hai bản trước khi phản hồi và bản chỉnh sửa bài viết sau khi nhận phản hồi) đã được nhóm nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng. Tất cả các bài viết đều có chung chủ đề “ so sánh vai trò của người cha và người mẹ trong gia đình bạn
“( thuộc chủ đề: cơmparison and contrast essay) và các bài viết này được giấu
tên và đánh số thứ tự từ S1 đến S30. Bên cạnh đó, kí hiệu A và B thể hiện bản viết trước và sau khi nhận được phản hồi từ bạn học.Với mục đích khảo sát, nhóm nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của một giáo viên dạy kỹ năng Viết khác đã tiến hành kiểm tra bài viết của sinh viên, liệt kê các lỗi sai ở cả bản viết trước và sau khi phản hồi và so sánh với lỗi sai mà bạn học đã đưa ra trong phản hồi. Cùng lúc đó, nhóm nghiên cứu phân tích những thay đổi ở bài viết đã được chỉnh sửa của sinh viên để tìm ra sự tiến bộ của sinh viên. Ở phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ miêu tả cụ thể số liệu đã được phân tích ở cả hai khía cạnh, thứ nhất là các đặc điểm của phản hồi, thứ hai là việc sinh viên chỉnh sửa lại bài viết sau khi đã nhận được phản hồi từ bạn học. Ở mỗi phần, nhóm nghiên cứu cũng sẽ đưa ra ví dụ thực tế được rút ra từ chính bài viết của sinh viên.
3.2.1. Các đặc điểm của phản hồi từ bạn học.
Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận những đặc điểm cơ bản của những phản hồi, nhận xét mà sinh viên lớp K9 đại học tiếng Anh đưa ra trong
khi phân tích bài viết. Cụ thể hơn, các vấn đề như số lượng phản hồi ở các khía cạnh khác nhau, các loại phản hổi cũng như kỹ năng được sử dụng khi sinh viên đưa ra nhận xét sẽ được phân tích kỹ lưỡng.