Trước những hạn chế của chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có khả năng phát hiện tổn thương đa dạng gồm cả phần xương và phần mềm. CHT đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý thần kinh, đặc biệt đối với bệnh lý của cột sống, tủy [48].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 55 bệnh nhân có biểu hiện hẹp ống sống trên lâm sàng đều được chụp cộng hưởng từ. Trên phim cộng hưởng từ chúng tôi thấy tổn thương tất cả các thành phần cấu tạo nên ống sống.
Có 100% bệnh nhân có thu hẹp khoang dịch não tủy; 74,5% bệnh nhân tổn thương đĩa đệm; 36,3% bệnh nhân tổn thương dây chằng; 45,5% hẹp lỗ tiếp hợp chiếm; 5,5% tổn thương cung sau và cuống đốt sống; trượt thân đốt sống chiếm 12,7%, bất thường khoang ngoài màng cứng 10,9%. Phù nề tủy chiếm 56,3%. Như vậy thân đốt sống, dây chằng, cung cuống, khe khớp, đĩa đệm đều bị tổn thương. Và trong đó các tổn thương thoái hóa chiếm chủ yếu trên hình ảnh cộng hưởng từ.
Nghiờn cứu của Nguyễn Thị Ánh Hồng [6], tác giả cũng ghi nhận tổn thương thường gặp trên phim cộng hưởng từ là tổn thương đĩa đệm chiếm tỷ lệ 79,9% xấp xỉ với tỷ lệ của chúng tôi là 74,5%. Tổn thương dây chằng dọc sau là 16% tương đương với tỷ lệ cả chúng tôi là 16,4%, tổn thương phù nề tủy chiếm 59%, của chúng tôi là 56,3%. Thoái hóa cột sống chiếm 50,9% là tổn thương hay gặp trên CHT đứng sau TVĐĐ.
Trên hình ảnh cộng hưởng từ, thoái hóa thân đốt bao gồm: hình gai xương bờ trước thân đốt sống, gai xương bờ sau thân đốt sống, giảm chiều cao thân đốt sống, đặc xương, vôi hóa thân đốt sống, trượt đốt sống ra sau, tất
cả đều ảnh hưởng đến tủy ở những mức độ khác nhau. Mỏ xương phía sau gây hẹp ống sống, mỏ xương phía trước đốt sống khụng gây hẹp ống sống nhưng có thể gây nuốt khó, mặc dù rất hiếm gặp. Thoái hóa thân đốt sống dễ dàng phát hiện trên chụp CLVT vì CLVT có ưu thế khảo sát xương. Dù vậy chụp CHT vẫn đánh giá tổn thương xương nhờ vào sự khác biệt với tín hiệu tủy xương trên T1W và T2W. Thoái hóa thân đốt sống hay gặp ở lứa tuổi trên 45 tuổi. Thoái hóa thân đốt sống thường kèm với thoái hóa các khớp sống, lỗ ghộp gõy chèn ép các rễ thần kinh [7,53,83].
Tổn thương đĩa đệm trong đề tài của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao. Chụp cộng hưởng từ là tốt nhất để đánh giá thoát vị. Hình ảnh trên cộng hưởng từ của đĩa đệm thoái hóa biểu hiện bằng giảm tín hiệu đĩa đệm trên T2W chứng tỏ giảm thành phần nước do thoái hóa, giảm chiều cao đĩa đệm. Hình ảnh thoát vị là ổ đồng tín hiệu với đĩa đệm, lồi ra khỏi bờ ranh giới đĩa đệm và không ngấm đối quang từ, làm hẹp ống sống gây chèn ép rễ và tủy. Khối thoát vị này thường làm rách dây chằng dọc sau, đôi khi khối thoát vị chui lọt vào trong lòng ống sống.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thoát vị gặp ở tất các tầng. Tầng C5- C6 có tỷ lệ thoát vị cao nhất chiếm 80,4%, tầng C3-C4 có tỷ lệ 60,9%, tầng C6-C7 chiếm tỷ lệ 58,5%, tấng chiếm tỷ lệ thấp nhất là tầng C2-C3 chiếm 4,9% và thoát vị tầng cổ này sau một chấn thương. Tại đề tài của chúng tôi, số bệnh nhân thoát vị hai tầng chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7%, thoát vị từ ba tầng trở lên chiếm tỷ lệ 19,5% và thoát vị một tầng chiếm 26,8%. Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm chiếm tỷ lệ 54,5% cao hơn thể lệch chiếm tỷ lệ 23,6%. Thoát vị thể trung tâm gây chèn ép đến tủy nhiều hơn, còn thoát vị thể lệch hay gây hẹp lỗ tiếp hợp làm chèn ép vào rễ thần kinh. Chính vì vậy trên lâm sàng chúng tôi gặp cả hội chứng rễ và hội chứng tủy. Tất cả các tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi
về thoát vị đĩa đệm cũng giống với nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Văn Thuận [7,18,20].
Phim cộng hưởng từ cũng cho phép xác định tổn thương dây chằng, đặc biệt là vụi húa dây chằng dọc sau gây hẹp ống sống từ phía trước, vụi húa dây chằng vàng gây hẹp ống sống từ phía sau. Hình ảnh vụi húa dây chằng dọc sau, trên cộng hưởng từ là hình tăng tín hiệu cả trờn thì T1W và T2W, nằm thành dải dọc theo mặt sau cỏc thõn đốt sống và sự thay đổi tín hiệu của tủy sống ở mức cú chốn. Vụi húa dây chằng vàng có hình ảnh mô tả giống dây chằng dọc sau nhưng vị trí ở thành sau ống sống. Trong đề tài của chúng tôi có bốn bệnh nhân cú vụi húa dõy chằng. Maiuri F., và cộng sự cũng đưa ra nhận xét như trên và cho rằng cốt hóa dây chằng dọc sau làm hẹp ống sống và gây ra bệnh tủy sống cổ tiến triển chậm chạp. Để điều trị cốt hóa dây chằng dọc sau thì phẫu thuật tốt nhất là giải phóng chèn ép từ phía trước, lấy đi dây chằng dọc sau bị cốt hóa nhằm giảm áp lực lờn cỏc rễ thần kinh và tủy. Trong phẫu thuật đã thấy dây chằng dọc sau ngấm đọng calci rắn chắc và gắn chặt vào mặt sau thân đốt sống trở thành một u xương cứng như ngà [55].
Thoái hóa cột sống làm hình thành nờn cỏc gai xương, các gai xương phát triển ở rỡa mộp thõn đốt sống. Nếu gai xương phát triển ở mép trước thân đốt sống thì không có biểu hiện đau rễ thần kinh. Nhưng gai xương phát triển ở mép sau-bờn của thân đốt sống vào phía ống sống sẽ đố ộp vào màng cứng tủy, rễ thần kinh gây đau. Trong đề tài của chúng tôi có 45,5% bệnh nhân bị hẹp lỗ tiếp hợp, vì vậy biểu hiện trên lâm sàng của hội chứng hẹp ống sống cổ là hội chứng rễ thần kinh.
Tổn thương cuống và cung sau của các đốt sống, chúng tôi gặp ba trường hợp và đều có nguyên nhân từ u cột sống. Các khối u xâm lấn và phá hủy các tổ chức xung quanh. Khối u này phát triển vào ống sống gõy chèn ép tủy. Một phần, chính khối u này di căn vào tủy làm đường kính tủy to lên,
khoảng cách giữa tủy và thành ống sống thu hẹp lại làm tăng áp lực trong ống sống và chèn ép mạnh vào tủy.
Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi có hai trường hợp đặc biệt: một trường hợp gẫy mỏm nha, trượt đốt sống C1. Một trường hợp lệch mỏm nha và thoái hóa đốt sống C1.
Chụp cộng hưởng từ là một chỉ định không thể thiếu được để chẩn đoán hội chứng hẹp ống sống cổ. Chụp X quang thường quy và chụp CLVT, cho phép đánh giá phần nào đường kính và nguyên nhân hẹp ống sống. Tuy vậy những nguyên nhân gây hẹp ống sống là cấu trúc phần mềm thì khả năng nhìn thấy thương tổn của hai phương pháp trên bị hạn chế và đo đường kính ống sống thực của cột sống khi đó cú bệnh lý không còn chính xác nữa. Vì vậy kích thước đường kính ống sống đo được trên cộng hưởng từ là tiêu chuẩn vàng để đánh giá hẹp ống sống [7,60].
Trong số 55 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của hẹp ống sống cổ, có 15 bệnh nhân hẹp ở mức tương đối chiếm 27,2% và hẹp tuyệt đối chiếm 72,8%. Mức độ ống sống hẹp tuyệt đối chiếm tỷ lệ cao tương ứng với trên lâm sàng hội chứng tủy chiếm tỷ lệ cao. Ứng với mức độ hẹp ống sống tương đối trên cộng hưởng từ thỡ trờn lâm sàng hội chứng rễ chiếm ưu thế. Như vậy khi đường kính ống sống bằng và nhỏ hơn 13 mm thì bắt đầu có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Nhận định này đã được thẩm định nhiều năm, qua nhiều công trình nghiên cứu về hẹp ống sống cổ của các tác giả nước ngoài như: Payne E, [68].,Kessler JT [50] ., Edwards WC [36]., Nadalo LA [62].,
Edward C [33].
Mức độ hẹp càng nhiều, áp lực trong ống sống càng tăng gây chèn ép vào tủy và rễ thần kinh càng lớn, biểu hiện trên lâm sàng bằng sự xuất hiện các triệu chứng thần kinh từ nhẹ đến nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi số
bệnh nhân có hội chứng tủy chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì đối tượng nghiên cứu chúng tôi chọn ở Bệnh viện Bạch Mai là tuyến điều trị cuối cùng nên bệnh nhân thường đến muộn khi đó đường kính ống sống đã hẹp ở mức tuyệt đối. Điều đó đồng nghĩa với là đó cú chèn ép tủy. Tổn thương tủy cổ nặng sẽ gây liệt vận động tứ chi và rối loạn cơ tròn. Khả năng phục hồi các chức năng này rất hạn chế, tỷ lệ bệnh nhân tàn phế cao.
Có ba hình thái hẹp ống sống cổ: hẹp theo chiều trước-sau, hẹp theo chiều ngang và hẹp toàn bộ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu là hẹp theo chiều trước- sau. Điều này cũng hợp lý, vỡ trờn hình ảnh CHT cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm chúng tôi gặp nhiều nhất.