Nghề nghiệp và tiền sử

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 66 - 69)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân là người lao động nặng, như công nhân hay nông dân. Điều này cũng phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm, một bệnh liên quan đến công việc phải mang vác hay những gắng sức quá mức ở hai

tay. Một số bệnh nhân là người đã nghỉ hưu, nhưng trước đây đã từng làm những công việc nặng nhọc. Một số tác giả trong nước khi nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như Nguyễn Thị Tõm, Bựi Quang Tuyển, Hoàng Văn Thuận [18,20,25], khi đề cập đến vấn đề hẹp ống sống cổ do thoát vị đĩa đệm cũng có những nhận xét tương tự. Phần lớn là nông dân do điều kiện kinh tế khó khăn và nhận thức về bệnh tật chưa cao nên thường đến khám và chữa bệnh muộn.

Có 52,7% bệnh nhân trong nghiên cứu không có tiền sử gì đặc biệt, tiền sử chấn thương có 3 bệnh nhân do bị ngã và vật nặng tác động vào vùng cổ, 10 bệnh nhân có đau vùng cổ, còn lại là các tiền sử khác như mắc lao, chóng mặt, sỏi thận, có 2 bệnh nhân có tiền sử thoát vị đĩa đệm, 1 bệnh nhân u phổi. Theo chúng tôi, khai thác tiền sử bệnh tật hay nghề nghiệp phần nào gợi ý giúp thầy thuốc hướng đến chẩn đoán nguyên nhân của hội chứng hẹp ống sống cổ.

4.1.3. Hoàn cảnh, cách thức và thời gian từ lúc khởi phát đến lúc nhập viện viện

Qua bảng 3.5 và bảng 3.6, chúng tôi nhấn thấy phần lớn số bệnh nhân có hoàn cảnh khởi phát là tự phát và bệnh tiến triển từ từ. Nghiờn cứu này của chúng tôi cũng giống như nhận xét của tác giả: Nadalo LA [62], trong nghiên cứu về hội chứng hẹp ống sống tại Hoa Kỳ đã nhận định trong số những bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 39 không có triệu chứng đã xuất hiện từ 4 đến 28% hẹp động cột sống cổ, và phần lớn những người trên 60 tuổi đã hẹp ở một mức độ nào đó. Như vậy ống sống đã hẹp tiềm tàng từ rất lâu và theo thời gian cùng với sự lão hóa không ngừng của cột sống, cũng như những bệnh lý mắc phải trong quá trình sống, làm cho ống sống hẹp ngày một nhiều. Đến khi đường kính trước sau nhỏ hơn và bằng 13mm

áp lực trong ống sống tăng lên và cùng với chính tổn thương đó chèn ép các tổ chức thần kinh, mạch máu trong ống sống. Sự chèn ép này sẽ ngày một gia tăng nếu không được điều trị và trên lâm sàng biểu hiện bằng triệu chứng thần kinh ngày một nhiều hơn, nặng nề hơn. Nhận xét này phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước như Hồ Hữu Lương., Nguyễn Văn Thông., Lee MJ, Cassinelli EH, Lee MJ [14,19,53].

Hẹp ống sống liên quan đến chấn thương, thường tiến triển cấp tính [34,48] còn lại phần lớn bệnh tiến triển từ từ. Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng vì thế khi bệnh mới ở giai đoạn nhẹ chưa chèn ép tủy không cần điều trị ngoại khoa mà hiệu quả điều trị cao và đỡ tốn kém cho người bệnh. Còn khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, phải điều trị ngoại khoa thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì ngay việc chọn đường mổ cho bệnh nhân cũng đang còn là vấn đề bàn cãi, rất khó cho phẫu thuật viên khi quyết định việc này. Và khả năng phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bệnh nhân có đến quá muộn không, cuộc mổ có an toàn không, khả năng kiên trì phục hồi của bệnh nhân đến đâu và sau phẫu thuật nhiều bệnh nhân đã không thể trở lại làm các công việc cũ được, cũng như một số bệnh nhân có thể hẹp lại sau phẫu thuật [49,56, 69]. Chính vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là hết sức quan trọng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 17 bệnh nhân đến khám dưới một tháng chiếm 31,0%. Trong đó có 11 bệnh nhân liên quan đến chấn thương. Bệnh do chấn thương thường nặng ngay từ đầu nên bệnh nhân ý thức được mức độ nguy hiểm cũng như những khó chịu mà mình đang trải qua. Vì vậy bệnh nhân đến khám sớm. Còn lại 69,0% số bệnh nhân đến khám muộn sau một tháng bị bệnh, trong đó có 45,4% đến khám muộn sau ba tháng. Bệnh nhõn đó bỏ qua một giai đoạn can thiệp quan trọng của y tế

đối với sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, việc điều trị sau ba tháng khởi bệnh làm cho mức độ phục hồi chức năng thần kinh rất thấp [25,27,35]. Đặc biệt có một số bệnh nhân đến khám muộn sau một đến hai năm, thậm chí còn muộn hơn. Hầu hết số bệnh nhân này đường kính ống sống rất nhỏ và tủy đều bị chèn ép nhiều gây rối loạn vận động, cảm giác, dinh dưỡng, cơ tròn nặng nề. Dự cú phẫu thuật thì khả năng phục hồi rất khó. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hội chứng ép tủy cổ trong nước cũng cho nhận xét tương tự [10,18,21].

Có thể giải thích nguyên nhân đến muộn của bệnh nhân gồm nhiều lý do khác nhau: Bệnh hẹp ống sống cổ thường tiến triển từ từ với triệu chứng khởi đầu chỉ là đau cột sống cổ, đau vai gỏy, tờ bỡ chi, rất ít khi bệnh nhân giảm vân động ngay. Vì vậy bệnh nhân thường chủ quan không đi khám, không điều trị, nếu có điều trị thường tự điều trị tại và khi bệnh ảnh hưởng nhiều đến vận động, cơ tròn bệnh nhân mới đến khám tại các cơ sở y tế. Một phần bệnh nhân đến muộn do điều kiện kinh tế khó khăn, công việc bận rộn, cơ sở y tế chuyên khoa ở quá xa. Một phần bệnh nhân điều trị muộn do việc chẩn đoán hội chứng này đôi khi gặp khó khăn vì phải cần sự hỗ trợ của các phương tiện cận lâm sàng hiện đại như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Như vậy không chỉ thầy thuốc mới cần có kiến thức về bệnh này mà ngay cả người dân cũng cần phải có hiểu biết về bệnh, thông qua việc xem truyền hình, qua sách báo để chủ động đi khám sớm, và khỏm đỳng chuyên khoa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 66 - 69)