Nguyên nhân của hẹp ống sống cổ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 34)

Hẹp ống sống cổ là sự hẹp của ống sống gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Nguyên nhân của hẹp ống sống có thể do hẹp ống sống bẩm sinh, hẹp ống sống mắc phải hoặc phối hợp cả hai [38,41,83,84].

1.3.3.1 Hẹp ống sống bẩm sinh.

Hẹp ống sống cổ bẩm sinh là hẹp ống sống có từ ngay khi sinh, có thể do di truyền hoặc do biến đổi bất thường trong quá trình mang thai.

Đề tài nghiờn cứu của Yuichiro và cộng sự [60], đã chia đối tượng nghiên cứu thành ba nhóm, dựa trên đường kính trung bình ống sống cổ. Nhóm A: các đối tượng hẹp ống sống bẩm sinh có đường kính trung bình bằng và nhỏ hơn 13,0 mm; Nhóm B: các đối tượng ống sống bình thường, với đường kính trung bình từ trên 13,0mm đến 15,0 mm; và Nhóm C: các đối tượng ống sống rộng, với đường kính trung bình lớn hơn 15,0 mm. Khi so sánh các đối tượng có ống sống cổ hẹp bẩm sinh với các đối tượng có ống sống cổ rộng thì ở các đối tượng có ống sống cổ hẹp bẩm sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy các biến đổi bệnh lý lớn hơn ở tất cả các đoạn của cột sống cổ, ngoại trừ riêng đoạn C2-C3. Do đó, ở các đối tượng hẹp ống sống cổ bẩm sinh, hầu như không thể tránh được tình trạng chèn ép tuỷ sống lớn hơn có ý

nghĩa thống kê, khi so sánh với các đối tượng có ống sống rộng. Các kết quả này có thể khẳng định các nghiên cứu trước đây đã thừa nhận rằng, hẹp ống sống cổ bẩm sinh là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm phát triển tình trạng bệnh lý do hẹp ống sống cổ gây ra [39,42 ,60,82].

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, đường kính của ống sống cổ bằng và nhỏ hơn 13 mm có liên quan với tăng nguy cơ làm phát triển các biến đổi bệnh lý ở các đĩa gian đốt sống cổ. Khởi đầu, các bệnh nhân hẹp ống sống bẩm sinh có thể dễ tăng nguy cơ phát triển các biến đổi bệnh lý ở các đĩa gian đốt sống. Về sau, các đối tượng này lại có thể có nguy cơ lớn hơn làm phát triển tình trạng chèn ép tuỷ sống cổ.

Nhiều nghiên cứu về hẹp ống sống cổ bẩm sinh đã nhắc đến hai hội chứng có liên quan đến hẹp ống sống bẩm sinh là [34,49]:

Hội chứng Klippel-Feil: hội chứng có liên quan với hẹp ống sống cổ.

Các dị dạng di truyền trội theo nhiễm sắc thể thõn kốm tật đốt sống: cổ rất ngắn (cổ ếch), ranh giới mọc tóc hạ thấp xuống, cử động xoay đầu sang bên bị hạn chế, ngực hỡnh cỏi phễu. Cũn cú viờm dây thần kinh do chèn ép, thường có rối loạn thở do dị tật đốt sống gây nên. Trên X quang thấy có rất nhiều các dị tật của đốt sống, đốt sống chỉ có một nửa, đốt sống hỡnh vỏt, cỏc tật nứt đốt sống, gù vẹo lưng. Xương sườn cũng có dị tật, vòm họng tỏch đụi, dị tật bẩm sinh của tim, cú thờm thựy phổi, bất sản cơ ức- đòn- chũm, chứng cong ngón chi, chứng dớnh ngún chi, răng mọc chậm, tật thừa răng, ống tai trong kém phát triển, điếc, bệnh rỗng tủy, tịt lỗ hậu môn [40].

Stingers A stinger: có nghĩa là “cỳ đấm mạnh” là một tình trạng chấn

thương thấy ở cầu thủ bóng đá Mỹ. Các cầu thủ thường sau một tác động mạnh vào đầu và cổ trong quá trình chơi, xuất hiện các triệu chứng đau cột sống cổ, tê và yếu tứ chi. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có 7,7% người chơi có mắc tật hẹp ống sống cổ [40].

Chớn triệu chứng của hẹp ống sống cổ bẩm sinh [83]: đau, tê, mệt mỏi, mất thăng bằng, thay đổi dáng đi, rối loạn cảm giác, vụng về, yếu tứ chi, chèn ép tủy.

1.3.3.2. Hẹp ống sống cổ mắc phải.

Do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu của hẹp ống sống cổ [28,34,38,44,80]. Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi tình trạng thoái hóa đã bắt đầu. Hẹp là kết quả của sự lão hóa dần và hao mòn của cột sống cổ trong các hoạt động thường ngày tái diễn. Các mặt khớp bị bào mòn, đĩa đệm mất nước, thu nhỏ lại dẫn đến khe khớp hẹp. Một trong những nỗ lực để sửa chữa những thiệt hại, cơ thể sản sinh ra cỏc nhỳ xương hay còn gọi là gai xương, các gai xương này hay xuất hiện ở mặt trước và mặt sau thân đốt sống. Thân xương cũng bị vụi húa dần dẫn đến sự hoạt động của cột sống mất dần tính mềm mại và ổn đ ịnh làm cho dây chằng luôn làm việc trong tình trạng gắng sức để níu giữ các đốt sống, đĩa đệm ở vị trí sinh lý, chính vì thế dây chằng trở lên dày và cứng theo thời gian (vụi húa). Khi dây chằng yếu rất dễ dẫn đến trượt đốt sống và thoát vị đĩa đệm, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý. Thoái hóa cột sống còn do một số bệnh lý gây nên như bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp. Như vậy thoái hóa cột sống cổ theo hai cơ chế: thoái hóa sinh học theo tuổi và thoái hóa bệnh lý mắc phải làm biến đổi thân xương, hình thành các mỏ xương, gai xương, đúng vụi dây chằng, thoát vị đĩa đệm và phát triển vào trong ống sống dẫn đến hẹp lỗ gian đốt, hẹp ống sống cổ, chèn ép vào tủy.

Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Đĩa đệm luôn chịu tải trọng tĩnh cũng như tải trọng động của cơ thể nên theo thời gian nhân nhày đĩa đệm bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa diễn ra như sau: đầu tiên nhân nhầy bị mất nước, trở nên giòn và dễ bị vỡ. Vòng sợi mất

đàn hồi, xuất hiện những kẽ nứt, khi nhân nhầy dưới trọng lượng của cơ thể đè lên bị vỡ, những mảnh vỡ lách qua kẽ nứt thúc ép vào dây chằng dọc sau làm cho dây chằng suy yếu không có khả năng giữ nổi nhân nhầy đĩa đệm và dẫn đến nhân nhầy lồi vào ống sống gây hẹp ống sống. Thoát vị đĩa đệm còn là hậu quả của một chấn thương vào vùng cổ. Đĩa đệm có thể bị thoát vị ra trước hoặc ra sau, nhưng chủ yếu là thoát vị ra sau và là nguyên nhân hay gặp nhất của hẹp ống sống cổ [28,34,48,83].

Do chấn thương.

Nguyên nhân do chấn thương ít gặp hơn do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm nhưng lại là những nguyên nhân gây nguy hiểm cho người bệnh vì khi chấn thương có thể có nhiều tổn thương cùng một lúc như gẫy, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đứt dây chằng, thần kinh, đụng dập mạch máu, tủy, khối máu tụ ngoài màng cứng vv...và làm hẹp ống sống.

Chấn thương tạo nên một bệnh cảnh lâm sàng đột ngột, rầm rộ. Thời gian can thiệp của y tế có hiệu quả phải trước sáu giờ và bệnh nhân thường được phẫu thuật sớm để giải tỏa chèn ép.

Viêm cột sống cổ.

Nhiễm khuẩn xương sống, mặc dù không phổ biến, nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sự mất ổn định cột sống, gây liệt, gõy viờm nóo-màng nóo và có thể tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Nhiễm khuẩn cột sống có liên quan đến các đốt sống được gọi là viêm tủy xương (osteomyelitis). Sự nhiễm khuẩn của đĩa đệm được gọi là viêm đĩa (discitis), viêm mủ trong khoang màng cứng có thể gõy áp-xe ngoài màng cứng. Thông thường, bệnh nhân sẽ chỉ mắc một hoặc hai trong số các thể lâm sàng, nhưng một số bệnh nhân mắc cả ba thể lâm sàng trên và tiên lượng thường rất xấu.

Nhiễm khuẩn của cột sống có thể do vi khuẩn, nấm, hoặc lao. Tác nhân gây bệnh hay gặp là tụ cầu vàng và cũng có có thể do Escherichia coli,

Pseudomonas, Salmonella hoặc Hemophilus. Hiếm khi có thể xác định được tác nhân gây bệnh khác như nấm hay lao.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm khuẩn thần kinh cột sống là sự lây lan của vi khuẩn thông qua các mạch máu, từ một phần khác của cơ thể. Nhiễm khuẩn cột sống thường có ổ nguyờn phỏt từ nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc từ vết thương nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn cột sống thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đối tượng nghiện hút, suy kiệt [72]

Trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ ổ viêm nhiễm có cường độ tín hiệu thấp trờn thỡ T1 và tăng tín hiệu trờn thỡ T2, bắt tương phản, ranh giới rõ, trong xương và cỏc mụ mềm [69].

Khối u.

U cột sống nguyờn phỏt. Ung thư di căn vào cột sống.

Thâm nhiễm màng cứng do các bệnh máu ác tính. U màng tủy.

U rễ thần kinh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa:

Bệnh Paget: cơ thể tạo ra xương mới với một tốc độ nhanh hơn tốc độ bình thường. Điều này làm cho xương mềm và dễ gẫy, biến dạng xương. Nếu điều này xảy ra trong cột sống, nó có thể giảm kích thước của ống sống.

Bệnh bất sản sụn (achondroplasia) là một bệnh do rối loạn di truyền làm chậm tốc độ phát triển của xương ngay từ trong bào thai và trong thời thơ ấu, dẫn đến lùn. Những người mắc chứng bệnh này thường có hẹp ống sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w