II. Các phương tiện dạy học cần thiết.
2. Sự phân hoá tự nhiên a Khí hậu:
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H42.1 SGK, kết hợp với quan sát trên bản đồ tự nhiên.
? Dựa vào bản đồ xác định vị trí giới hạn của Trung và Nam Mĩ, rút ra nhận xét?
- HS: Chỉ trên bản đồ, Kéo dài trên nhiều vĩ độ, Kéo dài từ phía bắc xích đạo đến gần vong cực nam.
? Quan sát trên bản đồ và H42.1 SGK cho biết Trung và Nam Mĩ có những kiểu khí hậu nào?
- HS: Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
? Nguyên nhân vì sao Trung và Nam Mĩ có nhiều kiểu khí hậu như vậy?
- HS: Do trải dầi trên nhiều vĩ độ ...
- GV: Do ảnh hưởng của địa hình, các dòng biển ở Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu hoang mạc, khí hậu núi cao.
? Dựa vào lược đồ H42.1 SGK so sánh khí hậu của Nam Mĩ với khí hậu của Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti?
- HS: Khí hậu Nam Mĩ đa dạng hơn ...
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ... bán hoang mạc ôn đới phát triển”
THẢO LUẬN NHÓM
? Trình bày sự phân bố các môi trường địa lí ở Trung và Nam Mĩ, Giải thích tại sao các môi trường lại phân bố như vậy?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả - GV: chuẩn hoá kiến thức
+ Rừng xích đạo xanh quanh năm và rừng rậm nhiệt đới phân bố ở đồng bằng A-ma-zôn, phía đông của Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti, do có khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa lớn và phân bố đồng đều trong các tháng.
+ Rừng thưa và xa van phát triển ở phía tây của eo đất Trug Mĩ, quần đảo Ăng Ti, đồng băng Ô-ri-nô-cô do có nhiệt độ cao mưa theo mùa, mùa khô kéo dài. + Thảo nguyên phân bố ở đồng bằng Pam-pa
+ Hoang mạc và bán hoang mạc phân bố ở duyên hải phía tây và vùng trung An Đét trên cao nguyên Pa-
- Do trải dài trên nhiều vĩ độ nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất gồm Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.