Giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 99 - 107)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi triển khai áp dụng TQEM là phải điều tiết và phát hiện những chỗ cần phải thay đổi, cải tiến. Vì thế, cần phải đánh giá đúng đắn hệ thống TQEM để làm cơ sở đưa ra những quyết định chính xác, tránh những sai lầm lặp lại.

Kiểm tra hệ thống TQEM cần phải tiến hành phân tích hoạt động của toàn bộ hệ thống, các phương pháp đảm bảo chất lượng môi trường ở địa phương, các phương pháp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật, các quy định về BVMT, việc đảm bảo chất lượng môi trường ở từng khâu quản lý, v.v.. Thực chất của công tác kiểm tra hệ thống TQEM là sự kiểm tra quá trình, các phương pháp cũng như hiệu quả và tác động của nó đến sự phát triển KTXH tại địa phương.

- Nội dung giám sát và đánh giá: dựa vào mục đích đánh giá, có thể chia việc đánh giá thành 5 loại:

1. Đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, và cộng đồng dân cư, đối với các nội dung, hiệu quả, của các hoạt động thông qua sự thỏa mãn về chất lượng môi trường;

3. Đánh giá chất lượng môi trường theo các yêu cầu riêng, để tặng các giải thưởng tương ứng;

4. Đánh giá của một hội đồng hoặc một nhóm chuyên gia độc lập; 5. Đánh giá nội bộ của đơn vị chủ trì các nhiệm vụ.

Mỗi loại kiểm tra đều có yêu cầu và mục đích riêng, cho nên việc xem xét đánh giá dựa trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể:

* Về đường lối và nhiệm vụ: 1. Đường lối, chính sách QLMT;

2. Sự phù hợp và mức độ nhất quán của các nhiệm vụ;

3. Mức độ thấu hiểu của mọi cá nhân trong cộng đồng địa phương về nhiệm vụ; 4. Sự phù hợp giữa các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực QLMT của địa phương.

* Về tổ chức và hoạt động của hệ thống:

1. Sự xác định rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ và tính hợp lý của chúng; 2. Sự hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận;

3. Việc quản trị và sử dụng nguồn nhân lực;

4. Việc sử dụng các kết quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân;

5. Những biện pháp tự kiểm tra, đánh giá hệ thống TQEM của địa phương. * Về đào tạo và huấn luyện:

1. Chương trình đào tạo, kế hoạch, đối tượng, vai trò và kết quả đào tạo; 2. Hướng dẫn, phổ biến ý nghĩa của TQEM;

3. Tình hình hoạt động của các bộ phận quản lý; 4. Phương pháp đề xuất các kiến nghị.

1. Các nguồn thông tin, phương pháp thu nhận thông tin;

2. Qui mô của hệ thống thông tin (trong và ngoài địa bàn huyện đảo); 3. Việc phổ biến, hệ thống vận chuyển thông tin giữa các bộ phận; 4. Tốc độ phổ biến thông tin (sử dụng máy móc thiết bị);

5. Phân tích thống kê thông tin và áp dụng thông tin. * Về khả năng phân tích công việc:

1. Khả năng lựa chọn vấn đề và đề tài phân tích; 2. Tính hợp lý của các phương pháp phân tích;

3. Áp dụng các phương pháp thống kê trong phân tích; 4. Phân tích các vấn đề, tính đúng đắn của các kết quả; 5. Việc sử dụng các kết quả phân tích;

6. Hiệu quả thực tế của các kiến nghị đã đề xuất dựa trên cơ sở phân tích. * Về tiêu chuẩn hóa:

1. Hệ thống các tiêu chuẩn đang có thế nào;

2. Các phương pháp, kế hoạch xem xét, thay thế các tiêu chuẩn; 3. Thu thập các tiêu chuẩn;

4. Áp dụng và hiệu lực các tiêu chuẩn. * Về quá trình kiểm tra:

1. Tình trạng hệ thống kiểm tra chất lượng môi trường, kiểm tra chi phí cho chất lượng và tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý;

2. Các điểm kiểm tra và đối tượng được kiểm tra; 3. Kết quả hoạt động của các bộ phận;

4. Các điều kiện thực tế cho việc tiến hành kiểm tra. * Đảm bảo chất lượng môi trường:

1. Các nghiên cứu khoa học và cập nhật khoa học công nghệ mới; 2. Cải thiện chất lượng môi trường (các kế hoạch, qui mô);

3. Kỹ thuật an toàn và đề phòng trách nhiệm pháp lý đối với việc đảm bảo chất lượng môi trường;

4. Kiểm tra quá trình công nghệ và cải tiến quá trình này; 5. Các khả năng của quá trình công nghệ;

6. Kiểm tra công suất sản xuất;

7. Hệ thống kiểm soát ô nhiễm và việc kiểm tra hệ thống này; 8. Việc đánh giá và kiểm tra chất lượng môi trường;

9. Các điều kiện thực tế để đảm bảo chất lượng. * Về các kết quả của quá trình quản lý:

1. Các kết quả đo lường; 2. Các kết quả dự kiến;

3. Sự phù hợp giữa kết quả dự kiến và thực tế. * Các kế hoạch:

1. Chiến lược khắc phục các thiếu sót, trục trặc; 2. Các kế hoạch tiếp theo;

3. Sự kết hợp của các kế hoạch quản lý chất lượng môi trường với kế hoạch phát triển KTXH của địa phương.

- Kỳ đánh giá: đánh giá định kỳ theo từng năm hoạt động từ khi áp dụng mô hình quản lý này. Khi có nhu cầu, các cơ quan có thẩm quyền và các nhà tài trợ có quyền tổ chức giám sát và đánh giá đột xuất hiệu quả quản lý của mô hình.

3.5.5. Nhận xét chung

- Nghiên cứu mô hình TQEM áp dụng cho đảo BLV từ năm 2020 cho thấy mô hình là khả thi;

- Chọn ô nhiễm dầu mỡ trong nước biển ven bờ và tai biến tràn dầu là hai loại hình gây ô nhiễm chính để xác lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động. Đây là vấn đề mới cần có thời gian quan trắc, khẳng định;

- Để thực hiện tốt mô hình TQEM cần xác định rõ mục tiêu BVMT của đảo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết dựa trên phương pháp phân tích số liệu theo mô hình SWOT. Trong quá trình thực hiện áp dụng mô hình quản lý theo chu trình khép kín PDCA.

3.6. Kết luận chƣơng 3

- Loại hình ô nhiễm chính ở đảo BLV là ô nhiễm môi trường nước. Trong đó có nhiều dạng ô nhiễm chưa rõ nguyên nhân, hoặc mức độ ô nhiễm chậm;

- Dự báo trong tương lai, ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ do hoạt động của tầu thuyền và tai biến tràn dầu trên biển là hai loại hình ô nhiễm nguy hiểm, liên quan đến sự tồn tại hệ sinh thái của đảo. Và là cơ sở để xây dựng mô hình QLMT phù hợp cho đảo BLV;

- Cần áp dụng MHQLMT cho đảo BLV theo mô hình TQEM, với phương pháp phân tích dữ liệu theo mô hình SWOT, thực hiện mô hình quản lý theo chu trình khép kín PDCA.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã thực hiện: nghiên cứu hiện trạng môi trường; xác định các dạng ô nhiễm môi trường; hiện trạng công tác QLMT trên đảo BLV; Dự báo dạng ô nhiễm môi trường lâu dài và nguy hiểm cho đảo. Trên cơ sở đó đề xuất và xây dựng

MHQLMT theo TQEM, nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững môi trường

trên đảo. Qua nghiên cứu đề tài cho thấy:

- Đảo BLV nằm trong hệ thống đảo ven bờ, có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế, nhưng chưa được khai thác. Đảo có ví trí quan trọng trong phát triển KTXH gắn liền với an ninh quốc phòng;

- Ô nhiễm môi trường ở đảo BLV chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước biển ven đảo, do nhiều nguyên nhân chưa được xác định rõ. Trong đó, ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ và tai biến tràn dầu là nghiêm trọng, vì đây là dạng ô nhiễm chính tác động lâu dài, khó kiểm soát và liên quan đến sự tồn tại hệ sinh thái trên đảo;

- QLMT trên đảo BLV hiện theo mô hình phân cấp và dựa vào cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ BVMT trước mắt cũng như lâu dài, cần có sự thay đổi phù hợp;

- MHQLMT theo TQEM áp dụng cho đảo BLV từ sau năm 2020 là khả thi, đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng môi trường, đáp ứng yêu cầu xã hội.

2. Kiến nghị

- Đưa mô hình đề xuất áp dụng vào thực tế;

- Tiếp tục quan trắc và điều chỉnh hàm dự báo ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ và tai biến tràn dầu cho phù hợp thực tế;

- Hoàn thiện và chi tiết hoá MHQLMT theo mô hình TQEM, dựa trên kết quả thống kê thực tế ô nhiễm tại hiện trường;

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cục Cảnh sát biển Việt Nam (2006), Báo cáo tóm tắt “Kết quả điều tra, nghiên

cứu hiện trạng môi trường khu trú đậu tầu thuyền thuộc huyện đảo Bạch Long Vĩ”, Bộ tư lệnh Hải quân.

2. Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Chu Hồi (1999), “Hậu quả môi trường do đánh bắt cá bằng hóa chất độc cyanua đến hệ sinh thái san hô và nguồn lợi bào ngư ở Bạch Long Vĩ”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 6, tr. 39-52.

3. Nguyễn Việt Cường (2007), “Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở

đảo Bạch Long Vĩ”, Tạp chí Thủy sản, (5), tr.37-38.

4. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006), Quản lý tài nguyên nước dựa vào

cộng đồng ở Việt Nam – Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm và mô hình thành

công, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hà Nội.

5. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển

bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Phạm Hoàng Hải (2006), Đề tài KC.09-20: “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã

hội bền vững cho một số huyện đảo”, Tuyển tập các kết quả chủ yếu của chương

trình: “Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển” (KC.09), tr.

159-277, Viện Địa lý, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân (1998), “Tai biến môi trường vùng đảo Bạch Long Vĩ”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 5, tr. 121-129.

8. Nguyễn Hữu Hùng (2008), “Đặc điểm địa hình – địa mạo, địa tầng, cấu tạo địa chất và ảnh hưởng của chúng đến tiềm năng nước ngầm đảo Bạch Long Vĩ”,

Tuyển tập báo cáo Hội nghị Toàn quốc lần I: Địa chất biển Việt Nam và Phát

9. Trần Lưu Khanh (2008), Báo cáo kết quả quan trắc cảnh báo chất lượng môi trường khu vực nuôi hải sản biển, cảng cá - bến cá, khu bảo tồn biển Việt

Nam, Viện nghiên cứu Hải sản.

10. Lại Duy Phương (2007), Báo cáo tổng quan nghiên cứu điều kiện tự nhiên tại

khu bảo tồn biển đảo Bạch Long Vĩ, Viện nghiên cứu Hải sản.

11. Võ Thịnh (2006), “Về lịch sử hình thành và phát triển địa hình hệ thống đảo ven

bờ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trái đất, 28(2), tr. 210-214.

12. Trần Quang Thư (2008), Báo cáo chuyên đề:Đặc điểm điều kiện tự nhiên và chất

lượng môi trường tại khu vực bảo tồn biển Bạch Long Vĩ,Đề tài “Đánh giá điều

kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý", Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

13. Trần Quang Thư (2008), Báo cáo chuyên đề: Đặc điểm kinh tế - xã hội và những tác động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái khu bảo

tồn biển, đảo Bạch Long Vĩ,Đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã

hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý", Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

14. Nguyễn Đình Tuấn và Trần Thị Kim Liên, “Quản lý môi trường dựa vào cộng

đồng (CBEM) – Phương pháp tiếp cận quản lý môi trường mới tại đô thị”, Hội

thảo “Các giải pháp bảo vệ môi trường Công nghiệp và Đô thị tại Việt Nam”.

15. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Đề án Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

huyện đảo Bạch Long Vĩ giai đoạn 2010 và 2020.

16. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch Long Vĩ năm 2011.

17. UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2012.

18.http://www.vpc.vn/Desktop.aspx/Tu-dien-

Q/Q/Quan_ly_chat_luong_moi_truong_toan_dien_Total_Quality_Environmental_

19.http://angi.com.vn/Desktop.aspx/Content/44/492/, Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM).

20.http://www.truongchinhtrivp.gov.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=87& c=52, Phân cấp quản lý hành chính trong thực hiện chương trình cải cách hành chính Nhà nước.

21.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_t%C3%ADch_SWOT, Phân tích SWOT.

Tiếng Anh

22. Frank A. Campbell (1999), “Whispers and waste”, Our Planet 10.3.

23.Global Environmental management Initiative (1993), “Toatal Quality

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 99 - 107)