Xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng cho đảo Bạch Long Vĩ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 85 - 107)

3.4.1. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng mô hình quản lý môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ

- Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998, của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Coi công tác BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KTXH của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam mới bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ thị nêu rõ mục tiêu của công tác BVMT là: “Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo

tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT và phát triển bền vững”;

- Quyết đi ̣nh số 568/QĐ-TTg, ngày 28/4/2010, của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, với yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về kinh tế của các hệ thống đảo, để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền

quốc gia tại các vùng biển đảo của Tổ quốc;

- Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2003, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt nhiệm vụ “Xây dựng đảo BLV sớm trở thành trung tâm chế biến, và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ”;

- Đề án quy hoạch phát triển KTXH đảo BLV đến năm 2020; - Hiện trạng công tác QLMT của địa phương;

- Hiện trạng môi trường và dự báo suy thoái về môi trường đảo BLV.

3.4.2. Đề xuất mô hình quản lý môi trường cho đảo Bạch long Vĩ

3.4.2.1. Cơ sở khoa học lựa chọn mô hình quản lý môi trường trên đảo Bạch Long Vĩ

- Yếu tố tự nhiên: đảo nhỏ, thiếu nước nhạt, để xảy ra ô nhiễm môi trường là hết sức nghiêm trọng. Ô nhiễm dầu mỡ và tai biến tràn dầu là nguy cơ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại hệ sinh thái trên đảo và ven đảo.

- Yếu tố văn hoá, xã hội: trình độ QLMT của địa phương còn nhiều hạn chế; BLV có thể chịu tác động xấu về môi trường do có yếu tố nước ngoài mà ta không thể chủ động kiểm soát được.

- Yếu tố kinh tế: BLV là huyện đảo có tiềm năng kinh tế lớn, nhưng hiện là huyện nghèo. Công tác QLMT, kiểm soát và xử lý sự cố môi trường cần có sự hỗ trợ kinh tế của các cấp, không thể tự cân đối kinh phí trong xử lý sự cố môi trường.

3.4.2.2. Quan điểm xây dựng mô hình quản lý môi trường cho đảo Bạch Long Vĩ

- MHQLMT BLV được xác lập dựa trên sự chỉ đạo nhất quán của UBND thành phố Hải Phòng, huy động và tăng cường sự tham gia của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương các cấp, các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong quá trình quản lý;

- Thiết lập và vận hành cơ chế quản lý chất lượng, có thể kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình quản lý, để thực hiện mục tiêu đạt đến sự hoàn thiện, làm đúng ngay từ đầu, để đảm bảo chất lượng môi trường là tốt nhất có thể, thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng, đồng thời không ngừng cải thiện chất lượng môi trường để đạt mục tiêu cao hơn.

- Tầm nhìn: đến năm 2020, BLV trở thành vùng biển đảo có môi trường sạch đẹp, trong lành, là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển kinh tế bền vững.

3.4.2.3. Phân tích lựa chọn mô hình quản lý môi trường cho đảo Bạch Long Vĩ

- Dựa trên các đặc điểm về yếu tố tự nhiên, văn hoá xã hội, kinh tế nêu trên, có thể áp dụng một số MHQLMT phổ biến sau:

+ Mô hình phân cấp: đây là MHQLMT hiện đang được áp dụng ở BLV. Do đảo BLV với cộng đồng dân cư ít, bộ máy quản lý chưa kiện toàn đầy đủ và quan trọng là mô hình này chưa thể tự khẳng định hiệu quả công tác QLMT tại BLV. Xem hình 3.14.

Hình 3.14. Sơ đồ mô hình quản lý môi trường phân cấp tại Bạch Long Vĩ UBND huyện

Ban Quản lý âu cảng Phòng Kinh tế - Kế hoạch

TNXP Đội VSMT

+ Mô hình dựa vào cộng đồng: hiện cũng đang được áp dụng ở BLV, nhưng hiệu quả không cao. Năm 2006 đã xảy ra hiện tượng tràn dầu.

+ Mô hình TQEM: là sự kế thừa và phát triển của các mô hình trên, rất phù hợp với yêu cầu an toàn tuyệt đối về môi trường khi áp dụng cho vùng lãnh thổ nhỏ hẹp như đảo BLV.

3.4.2.4. Lựa chọn mô hình TQEM áp dụng cho đảo Bạch Long Vĩ

Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn về môi trường và hướng tới xu hướng hội nhập quốc tế trong tương lai. Khi áp dụng mô hình TQEM cho đảo BLV có thuận lợi sau:

- Đảo nhỏ và độc lập, dễ áp dụng và không tạo phản ứng dây chuyền sang lĩnh vực khác;

- Dễ kiểm soát và điều chỉnh khi gặp khó khăn;

- Đầu tư nguồn lực (con người, vật chất, kinh phí) không lớn và không mất nhiều thời gian; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhanh chóng tạo được sự đồng thuận giữa bộ phận quản lý và thực hiện, cùng hướng đến mục tiêu chung.

Việc nghiên cứu áp dụng mô hình TQEM cho đảo BLV có ý nghĩa to lớn: nâng cao nhận thức con người về an toàn môi trường; nếu thành công sẽ nhân rộng MHQLMT cho các đảo tương tự; và đảo BLV thực sự sẽ là điểm đến của khách du lịch.

3.5. Xây dựng mô hình TQEM cho đảo Bạch Long Vĩ

Trong Điều 37, Luật Bảo vệ Môi trường nêu rõ: nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện, gồm các điểm:

- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường;

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

- Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình có liên quan đến BVMT;

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT;

- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường;

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT; - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT.

Đối với huyện đảo BLV, căn cứ vào nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam nêu trên, cần tập trung thực hiện tốt 4 nội dung sau:

1. Tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT.

2. Xây dựng chính sách BVMT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi và khả năng cho phép.

3. Tham gia thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đảo BLV.

4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

Để làm tốt 4 nội dung trên, khi xây dựng MHQLMT theo TQEM cần xác định rõ các nội dung sau:

3.5.1. Xác định mục tiêu quản lý

Mô hình TQEM coi mục tiêu quan trọng nhất là chất lượng môi trường, do vậy các chính sách môi trường phải hướng tới một môi trường đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng.

Vì vậy, đối với công tác QLMT ở BLV chúng tôi xác định mục tiêu quản lý như sau:

a. Mục tiêu tổng quát :

- Từ năm 2012 đến năm 2020 (giai đoạn chuyển tiếp từ MHQLMT theo phân

cấp sang MHQLMT theo TQEM):

+ Từng bước kiện toàn bộ máy QLMT theo hướng mô hình TQEM; + Xây dựng tiềm lực phòng chống ô nhiễm môi trường;

+ Đảm bảo an toàn về môi trường; giảm ô nhiễm dầu mỡ vùng nước biển ven bờ; xử lý và khắc phục hiệu quả tai biến tràn dầu.

- Sau năm 2020 (áp dụng MHQLMT theo TQEM)

+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối về môi trường;

+ Chấm dứt tình trạng ô nhiễm dầu mỡ vùng nước ven bờ. Ngăn chặn từ xa tai biến do tràn dầu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường. b. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020:

- Xây dựng và kiện toàn bộ máy QLMT theo mô hình TQEM: nhanh chóng chuyển đổi MHQLMT theo phân cấp và dựa vào cộng đồng sang MHQLMT theo TQEM. Lấy loại hình ô nhiễm dầu mỡ vùng nước ven bờ và tai biến do tràn dầu làm đối tượng chính để xây dựng bộ máy QLMT.

- Giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường trên đảo, cụ thể: xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; đề xuất giải pháp kỹ thuật và xử lý ô nhiễm; thiết lập hệ thống quan trắc ô nhiễm;

- Kiểm soát, ngăn chặn và giải quyết dứt điểm ô nhiễm dầu mỡ trong nước biển ven bờ do hoạt động của tầu thuyền;

- Xây dựng lực lượng phản ứng nhanh đủ điều kiện phục vụ ứng cứu môi trường do tai biến tràn dầu.

3.5.2. Kế hoạch quản lý

Trước khi lập kế hoạch QLMT, phải có bước phân tích dựa trên việc đánh giá hiện trạng môi trường, công tác QLMT trên đảo và quy hoạch phát triển KTXH trong tương lai, nhằm cung cấp các thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch. Sử dụng mô hình phân tích SWOT như đã nêu ở Chương 2, đây là mô hình phân tích thông tin hiện đại, tương đối khách quan và phù hợp với mô hình TQEM.

Từ kết quả phân tích, có thể hình dung được những việc phải làm, bao gồm việc thiết lập những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi và hoạch định ra những chiến lược để đạt được mục tiêu đó.

Hàng năm, dựa trên sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp trên, Phòng TNMT BLV có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện lập một Kế hoạch tổng thể cho cả năm, bao gồm: những dự án lớn phải làm trong năm; thời hạn dự kiến thực hiện; người chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ; nguồn lực cần thiết; ngân sách; v.v.. Kế hoạch tổng thể này là cơ sở cho kế hoạch hành động chi tiết cho từng dự án.

Bản kế hoạch tổng thể này, có thể gồm những nội dung sau:

1. Tăng cường khung pháp lý và thể chế; xác lập cơ chế QLMT dựa trên đảm bảo chất lượng môi trường tại đảo BLV, cụ thể:

- Nghiêm cấm triệt để các hình thức khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, chất độc, xung điện trên rạn san hô và các vùng lân cận. Giáo dục, có hình thức chế tài mạnh đối với các đối tượng vi phạm;

- Nước thải sinh hoạt cần phải xử lý trước khi đổ ra biển. Nghiêm cấm xả rác, nước dằn tầu, dầu mỡ thừa, v.v.. trực tiếp xuống biển từ các tầu đánh cá, và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các cư dân trên đảo;

- Ngăn cấm triệt để tình trạng chặt phá rừng trên đảo, gây hiện tượng xói mòn đất làm tăng độ đục của vùng nước ven đảo;

- Ngăn cấm việc nuôi gia súc thả rông, phá hoại thảm thực vật và làm ô nhiễm nguồn nước mặt trên đảo;

- Nhanh chóng thiết lập các khu bảo tồn biển để bảo vệ các rạn san hô, các loài quý hiếm và đa dạng sinh học biển. Ban hành quy chế về việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phân vùng chức năng để đảm bảo cân bằng khai thác sử dụng và tái tạo tự nhiên;

- Xây dựng các trạm quan trắc, khảo sát thường niên chất lượng môi trường và tài nguyên trên đảo và vùng biển ven đảo phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

- Có kế hoạch và công cụ sẵn sàng xử lý sự cố môi trường một khi nó xảy ra; - Quy hoạch khu vực xây dựng bãi chôn lấp rác hợp lý; xây dựng nhà máy xử lý rác nhỏ với công suất 20m3/ngày;

- Cần quy hoạch các khu vực san hô có phao neo giúp tầu thuyền du lịch và ngư dân trong vùng neo đậu hợp lý;

- Nuôi cá lồng bè phải có sự quy hoạch và quản lý của các cấp có thẩm quyền tránh tình trạng nuôi tràn lan, tự phát như hiện nay;

- Cần có những qui hoạch về khu dành riêng cho du lịch, có các phao nổi cố định cho tầu du lịch neo đậu, ngăn cấm khách du lịch thu lượm hoặc làm hư hại đến san hô;

2. Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, BVMT, bao gồm:

- Thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú với phạm vi không gian và đối tượng truyền thông mở rộng từ các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các ngành, địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội; các hội, đoàn thể quần chúng; các đơn vị kinh doanh du lịch; du khách đến toàn thể cộng đồng dân cư huyện đảo.

- Đưa nội dung truyền thông BVMT vào chương trình phát sóng của Đài phát thanh huyện đảo.

3. Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật phục vụ công tác QLMT, cụ thể: - Cập nhật các công nghệ xử lý rác tiên tiến, hợp vệ sinh;

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trồng, phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển;

- Nghiên cứu, lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên đảo;

- Trang bị điều kiện kỹ thuật và nghiệp vụ cho bộ phận quan trắc, cảnh báo môi trường và bộ phận kiểm soát môi trường.

4. Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế cộng đồng bền vững:

Một bộ phận không nhỏ ngư dân ở đảo BLV sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản quý, như: bào ngư, hải sâm, v.v.. và khai thác cá rạn san hô. Do tình trạng khai thác bừa bãi với các hình thức mang tính hủy diệt lớn nên nguồn lợi hải sản này bị suy giảm nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của rạn san hô. Vì vậy, muốn hạn chế việc khai thác nguồn lợi làm ảnh hưởng đến môi trường thì trong công tác quản lý cần phải có giải pháp hỗ trợ, thay đổi sinh kế của người dân, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liên kết đào tạo kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng, triển khai các mô hình sản xuất các ngành nghề phù hợp: nuôi trồng hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, nghiệp vụ dịch vụ du lịch, chế biến nước mắm, hải sản khô, v.v..

- Thiết kế, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, triển khai các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, các tuyến du lịch sinh thái rừng - biển - văn hoá lịch sử;

- Huy động và sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, tài trợ và

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 85 - 107)