Kế hoạch quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 91 - 96)

Trước khi lập kế hoạch QLMT, phải có bước phân tích dựa trên việc đánh giá hiện trạng môi trường, công tác QLMT trên đảo và quy hoạch phát triển KTXH trong tương lai, nhằm cung cấp các thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch. Sử dụng mô hình phân tích SWOT như đã nêu ở Chương 2, đây là mô hình phân tích thông tin hiện đại, tương đối khách quan và phù hợp với mô hình TQEM.

Từ kết quả phân tích, có thể hình dung được những việc phải làm, bao gồm việc thiết lập những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi và hoạch định ra những chiến lược để đạt được mục tiêu đó.

Hàng năm, dựa trên sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp trên, Phòng TNMT BLV có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện lập một Kế hoạch tổng thể cho cả năm, bao gồm: những dự án lớn phải làm trong năm; thời hạn dự kiến thực hiện; người chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ; nguồn lực cần thiết; ngân sách; v.v.. Kế hoạch tổng thể này là cơ sở cho kế hoạch hành động chi tiết cho từng dự án.

Bản kế hoạch tổng thể này, có thể gồm những nội dung sau:

1. Tăng cường khung pháp lý và thể chế; xác lập cơ chế QLMT dựa trên đảm bảo chất lượng môi trường tại đảo BLV, cụ thể:

- Nghiêm cấm triệt để các hình thức khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, chất độc, xung điện trên rạn san hô và các vùng lân cận. Giáo dục, có hình thức chế tài mạnh đối với các đối tượng vi phạm;

- Nước thải sinh hoạt cần phải xử lý trước khi đổ ra biển. Nghiêm cấm xả rác, nước dằn tầu, dầu mỡ thừa, v.v.. trực tiếp xuống biển từ các tầu đánh cá, và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các cư dân trên đảo;

- Ngăn cấm triệt để tình trạng chặt phá rừng trên đảo, gây hiện tượng xói mòn đất làm tăng độ đục của vùng nước ven đảo;

- Ngăn cấm việc nuôi gia súc thả rông, phá hoại thảm thực vật và làm ô nhiễm nguồn nước mặt trên đảo;

- Nhanh chóng thiết lập các khu bảo tồn biển để bảo vệ các rạn san hô, các loài quý hiếm và đa dạng sinh học biển. Ban hành quy chế về việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phân vùng chức năng để đảm bảo cân bằng khai thác sử dụng và tái tạo tự nhiên;

- Xây dựng các trạm quan trắc, khảo sát thường niên chất lượng môi trường và tài nguyên trên đảo và vùng biển ven đảo phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

- Có kế hoạch và công cụ sẵn sàng xử lý sự cố môi trường một khi nó xảy ra; - Quy hoạch khu vực xây dựng bãi chôn lấp rác hợp lý; xây dựng nhà máy xử lý rác nhỏ với công suất 20m3/ngày;

- Cần quy hoạch các khu vực san hô có phao neo giúp tầu thuyền du lịch và ngư dân trong vùng neo đậu hợp lý;

- Nuôi cá lồng bè phải có sự quy hoạch và quản lý của các cấp có thẩm quyền tránh tình trạng nuôi tràn lan, tự phát như hiện nay;

- Cần có những qui hoạch về khu dành riêng cho du lịch, có các phao nổi cố định cho tầu du lịch neo đậu, ngăn cấm khách du lịch thu lượm hoặc làm hư hại đến san hô;

2. Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, BVMT, bao gồm:

- Thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú với phạm vi không gian và đối tượng truyền thông mở rộng từ các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các ngành, địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội; các hội, đoàn thể quần chúng; các đơn vị kinh doanh du lịch; du khách đến toàn thể cộng đồng dân cư huyện đảo.

- Đưa nội dung truyền thông BVMT vào chương trình phát sóng của Đài phát thanh huyện đảo.

3. Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật phục vụ công tác QLMT, cụ thể: - Cập nhật các công nghệ xử lý rác tiên tiến, hợp vệ sinh;

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trồng, phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển;

- Nghiên cứu, lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên đảo;

- Trang bị điều kiện kỹ thuật và nghiệp vụ cho bộ phận quan trắc, cảnh báo môi trường và bộ phận kiểm soát môi trường.

4. Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế cộng đồng bền vững:

Một bộ phận không nhỏ ngư dân ở đảo BLV sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản quý, như: bào ngư, hải sâm, v.v.. và khai thác cá rạn san hô. Do tình trạng khai thác bừa bãi với các hình thức mang tính hủy diệt lớn nên nguồn lợi hải sản này bị suy giảm nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của rạn san hô. Vì vậy, muốn hạn chế việc khai thác nguồn lợi làm ảnh hưởng đến môi trường thì trong công tác quản lý cần phải có giải pháp hỗ trợ, thay đổi sinh kế của người dân, cụ thể:

- Liên kết đào tạo kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng, triển khai các mô hình sản xuất các ngành nghề phù hợp: nuôi trồng hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, nghiệp vụ dịch vụ du lịch, chế biến nước mắm, hải sản khô, v.v..

- Thiết kế, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, triển khai các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, các tuyến du lịch sinh thái rừng - biển - văn hoá lịch sử;

- Huy động và sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, tài trợ và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác, để hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng.

- Thực hiện cam kết BVMT tại các khu dân cư và ngư dân trên các tầu hoạt động trong âu cảng;

- Tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, như: Biên phòng, Công an, v.v.. trong công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm về môi trường.

6. Chương trình quan trắc, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường và đa dạng sinh học:

- Quan trắc chất lượng môi trường nước trên đảo và vùng biển ven đảo: đào tạo nghiệp vụ quan trắc chất lượng môi trường nước, và mua sắm thiết bị đo nhanh các thông số cơ bản của môi trường cho bộ phận quan trắc, và cảnh báo môi trường. Tiến hành quan trắc chất lượng môi trường nước, định kỳ 2 lần/năm do các cơ quan khoa học về môi trường thực hiện, nhằm đánh giá chất lượng, phát hiện tình trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước, để đề xuất các giải pháp khắc phục, bảo vệ các hệ sinh thái;

- Quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ đa dạng sinh học, nguồn lợi hải sản. 7. Xây dựng quy trình cảnh báo và xử lý sự cố môi trường:

- Các thông số chất lượng môi trường được quan trắc thường xuyên, (hoặc định kỳ), làm cơ sở phân tích, đánh giá xu thế biến động của chúng. Từ đó, đưa ra những cảnh báo đối với các nguy cơ tai biến môi trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho một số sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra cao, trang bị đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ xử lý để sẵn sàng ứng phó một khi sự cố xảy ra.

8. Chương trình hỗ trợ phát triển du lịch bền vững:

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, nâng cao nhận thức, đào tạo nghiệp vụ về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn đảo BLV.

- Xây dựng cơ chế điều tiết nguồn thu từ các hoạt động du lịch cho Chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế cộng đồng. Đồng thời, quy định nghĩa vụ đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng chất lượng môi trường tại BLV;

- Thành lập Đội giám sát cứu hộ, Đội thu gom rác thải cộng đồng ở bãi biển và những nơi diễn ra các hoạt động du lịch, thể thao giải trí trên biển;

- Xác lập thẩm quyền tham gia thẩm định các dự án phát triển du lịch ở BLV của cộng đồng dân cư và các tổ chức, đoàn thể có liên quan.

9. Cơ chế tài chính: a. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách nhà nước: ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp môi trường; sự nghiệp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; sự nghiệp kinh tế; phát triển du lịch dịch vụ và các nguồn vốn sự nghiệp khác;

- Nguồn thu phí, lệ phí tham quan, dịch vụ du lịch: nguồn thu này là số còn lại sau khi trừ đi các khoản phối hợp, nộp ngân sách, thuế, các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí, các khoản chi khác, để bổ sung vào ngân sách thực hiện kế hoạch;

- Nguồn thu phí VSMT từ các khu dân cư và tầu neo đậu trong cảng; - Nguồn các chương trình mục tiêu của Chính phủ;

- Các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế khác.

b. Quản lý, sử dụng tài chính phục vụ công tác QLMT đảo BLV:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác QLMT được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện các nhiệm vụ QLMT trên đảo BLV;

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác QLMT đảo BLV;

+ Việc sử dụng ngân sách nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các nguồn vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân được quản lý và sử dụng theo các quy định pháp luật về đầu tư, về sử dụng các nguồn tài trợ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)