Dự báo ô nhiễm, tai biến môi trƣờng đảo Bạch Long Vĩ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 66 - 107)

3.2.1. Tai biến môi trường do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

- Khô hạn và hoang hóa đảo: BLV có lượng mưa nhỏ, trung bình 1.031mm/năm, phân bố không đều theo mùa, 83% lượng mưa tập trung vào tháng 5 và tháng 10. Lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa, trung bình 1.461mm/năm. Điều này tạo ra sự chênh lệch trong cân bằng nước tự nhiên là 333mm/năm. Cùng với khai thác vật liệu xây dựng, mất lớp phủ thực vật và xói mòn đất, làm giảm khả năng trữ nước của đảo. Đây là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến khô hạn, và hoang hóa đảo nếu không có các hành động điều chỉnh kịp thời. [7, tr.124].

- Mặn hóa đảo: vùng biển BLV có sóng khá lớn, độ cao sóng cực đại lên đến 7m. Khi có bão, sóng lớn đánh tràn lên bề mặt đảo, đưa nước mặn vào sâu trong lòng đảo, tạo thành dòng chảy trên bề mặt đảo, rồi tràn vào các thủy vực nước mặt, gây nhiễm mặn nguồn nước mặt.

Việc chôn lấp rác thải được vớt từ âu cảng hoặc trên bãi cát có lẫn nước biển về lâu dài có thể làm đất và nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, theo kịch bản Biến đổi khí hậu năm 2001, vào năm 2030 nhiệt độ tăng cao so với năm 1990 là 1,9oC, điều này có thể làm tăng lượng bốc hơi, cộng với mực nước biển dâng cao sẽ tăng cường nhiễm mặn đảo.

- Sự khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước nhạt: nước nhạt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đảo. Nước nhạt sử dụng ở đảo chủ yếu là nước giếng lấy từ nguồn nước ngầm tầng nông nằm trong vỏ phong hóa hoặc các tích tụ cát. Nguồn

nước này không nhiều (trữ lượng mùa khô khoảng 147.000m3

và mùa mưa khoảng 212.000m3), khả năng cung cấp 50 lít/người/ngày, dễ bị nhiễm mặn nếu khai thác quá mức; dễ bị nhiễm bẩn vì ở tầng nông và lớp đất bên trên bở rời, nhiều khe nứt;

dễ bị cạn kiệt vì mất lớp phủ thực vật, xói mòn đất và khai thác vật liệu xây dựng quá mức.

Sức ép tăng dân số, tình trạng làm nhà vệ sinh không hợp lý và phát triển đàn gia súc thả rông có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước này. Hiện tại các nguồn nước nhạt trên đảo đã không đạt tiêu chuẩn vệ sinh: mỗi nguồn nước đều có ít nhất hai chỉ tiêu không đảm bảo cho sinh hoạt, và tất cả các

nguồn đều có hàm lượng nitrit ( 

2

NO ) quá cao từ 1,5  6,5g/l, trong khi tiêu chuẩn nước uống và sinh hoạt không cho phép có mặt chất nitrit.

- Tai biến tràn dầu: khả năng xảy ra sự cố tràn dầu ở vùng biển BLV là khá cao, liên quan tới các tầu chở xăng, dầu tới 1,2 triệu tấn/năm vào cụm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và 0,5 triệu tấn/năm vào cảng Đà Nẵng (số liệu năm 1995). Trong vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã khai thác hai mỏ là: mỏ Weizhow (109o 08’ 59'' kinh độ đông, 21o02’31'' vĩ độ bắc), cách đảo BLV 95 hải lý về phía đông bắc; và mỏ WZ 11-1A (108o47’11 kinh độ đông, 21o03’59'' vĩ độ bắc) nằm ở phía nam đảo Hải Nam, cách đảo BLV 150 hải lý về phía tây nam. Sản lượng khai thác trung bình mỗi mỏ khoảng 50 vạn tấn/năm. Sự cố tràn dầu ở các mỏ này đều có thể ảnh hưởng đến khu vực đảo BLV. Hình 3.3, ảnh chụp dàn khoan dầu khí tại mỏ Weizhow và WZ 11-1A của Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, các hiện tượng bão và sóng lớn có khả năng xảy ra khá cao, đây là một mối nguy hiểm cho môi trường vùng đảo. Bão và sóng lớn có thể lật chìm tầu, thuyền gây ô nhiễm tràn dầu.

- Phá hủy hệ sinh thái rạn san hô, suy giảm nguồn lợi sinh vật biển: các hiện tượng thời tiết như bão, sóng đã làm xáo trộn bùn, cát, vùi lấp, lật úp các tập đoàn san hô, làm mất khả năng quang hợp dẫn đến bị chết. Ngoài ra, bão còn gây ra mưa lớn cuốn đất, đá và các chất thải khác từ đất liền xuống biển, gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sống trên rạn.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu, đã và đang xảy ra, sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho hệ sinh thái rạn san hô, một hệ sinh thái rất nhạy cảm với môi trường.

Các tập đoàn san hô sẽ bị chết trắng, nếu chúng không thích nghi kịp thời với sự gia tăng của nhiệt độ nước biển.

Hình 3.3. Ảnh chụp dàn khoan dầu khí tại mỏ Weizhow và mỏ WZ 11-1A

(Nguồn ảnh: internet)

3.2.2. Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường

* Phát triển ngành nuôi trồng hải sản:

Nuôi trồng hải sản hiện nay chưa phát triển ở đảo, diện tích lồng bè nuôi chưa nhiều. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho cư dân trên đảo, khách du lịch, cung cấp cho tầu bè ra vào đảo, trong quy hoạch phát triển KTXH của đảo đến năm 2020, sườn bờ ngầm phía tây nam, và phần lớn sườn bờ ngầm phía đông nam, với diện tích khoảng 180ha, được dành cho nuôi sinh thái bào ngư kết hợp với khai thác hợp lý các đối tượng hải sản khác.

Việc phát triển nuôi trồng hải sản ngoài những mặt tích cực như đã đề cập ở trên, cũng gây ra một số tác động xấu đến môi trường, và nguồn lợi sinh vật thông qua các hình thức sau: thức ăn dư thừa còn tồn lại trong nước, chất thải sinh hoạt của các hộ nuôi, có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, nếu không có biển pháp xử lý phù hợp; việc khai thác nguồn giống tự nhiên quá mức, có thể dẫn đến suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thậm chí tuyệt chủng một số loài hải sản quý.

* Phát triển ngành du lịch và dịch vụ lặn:

Hiện tại, du lịch sinh thái và bơi, lặn chưa phát triển ở BLV, nhưng trong tương lai, khi khu bảo tồn biển được thành lập, hàng năm BLV sẽ đón hàng ngàn

khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, và lặn giải trí. Nếu các hoạt động này không được quản lý tốt, sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, và tài nguyên sinh vật biển. Rác thải và chất thải của tầu và khách du lịch làm ô nhiễm môi trường, hoạt động du lịch lặn giẫm đạp làm gãy các cành san hô, hay sự neo đậu tầu thuyền du lịch không đúng quy định, cũng làm gẫy các tập đoàn san hô.

Sự phát triển của ngành du lịch, sẽ kéo theo sự ra đời của hệ thống nhà hàng, khách sạn. Nghiên cứu của Frank A. Campbell (1998) cho thấy, nước thải từ các dịch vụ này phần lớn là loại nước tương tự như nước thải từ các nhà tắm, dịch vụ giặt là và các hoạt động làm sạch khác. Điều này cũng góp phần đáng kể vào việc phá hủy rạn san hô. [22].

* Phát triển cơ sở hạ tầng:

Việc định hướng phát triển đảo BLV thành trung tâm hậu cần và dịch vụ nghề cá cho vùng biển vịnh Bắc Bộ, đã tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nghề cá, nhưng đồng thời cũng là sức ép cho môi trường quanh đảo. Kéo theo sự phát triển loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, số lượng tầu thuyền ra vào đảo cũng tăng lên, chất thải sinh hoạt bao gồm: chất thải hữu cơ; chất thải rắn; dầu mỡ; v.v.. sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của vùng biển này. Ngoài ra, phế phẩm từ chế biến, hậu cần nghề cá sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, cũng như không khí, nếu không có sự quy hoạch, xử lý chất thải triệt để và nghiêm túc.

Giao thông vận tải, như: tầu du lịch, tầu vận tải, tầu chở khách lưu thông qua lại trên vùng biển, đảo BLV, có thể xảy ra các sự cố tràn dầu, hoá chất dẫn đến hậu quả lớn đối với môi trường đảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, như: điện, đường, trường, trạm và các hạng mục công trình khác, để phục vụ phát triển kinh tế đảo đang được đẩy mạnh. Các nguyên vật liệu, chất thải xây dựng, nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ bị thải xuống vùng nước quanh đảo, môi trường biển bị ô nhiễm, như: tăng trầm tích đáy; tăng độ đục; làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nhạy cảm, như: hệ sinh thái rạn san hô, rong tảo, v.v.. làm mất tính nguyên vẹn và suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi cảnh quan tự nhiên, mất đi vẻ đẹp tự nhiên của vùng biển đảo.

* Ô nhiễm chất thải rắn trên đảo:

Đảo có diện tích nhỏ, dân số hiện nay khoảng trên 1.200 người nên lượng chất thải sinh hoạt tồn lưu mỗi ngày một lớn. Ngoài ra, còn có lượng lớn rác thải xây dựng, rác thải từ tầu thuyền neo đậu trong âu cảng, rác thải từ việc chuyên chở hàng hóa từ đất liền ra đảo, v.v.. Ước tính lượng rác thu gom từ khu dân cư, và âu tầu mỗi ngày lên tới 10m3.

Rác thải được xử lý thô sơ bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Tuy nhiên, trên đảo không có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Rác thải được tập kết trên bãi đất trống, khá gần khu dân cư, và gây ô nhiễm môi trường. Thành phần rác thải có một lượng lớn túi nilon rất khó phân hủy, cũng được xử lý bằng cách chôn lấp. Việc làm này về lâu dài, sẽ dẫn đến thoái hóa môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

3.2.3. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến môi trường

Ngày 20/8/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức công bố 3 kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, và đã được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phê duyệt. Căn cứ vào kịch bản dự kiến (mức trung bình), diễn biến về biến đổi khí hậu đảo BLV đến năm 2100, so với thời kỳ 1980  1999, có thể tóm tắt như sau:

- Nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5oC;

- Lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 5 giảm từ 4  7%, và tăng 10  15% vào các tháng 6 đến tháng 8;

- Nước biển dâng cao 75cm. Đặc biệt lưu ý về nước biển dâng.

Giả thiết sự biến đổi khí hậu ở BLV từ nay đến năm 2100 là tuyến tính, thì đến

năm 2020, khí hậu BLV thay đổi như sau: nhiệt độ không khí tăng 0,5oC; lượng mưa

vào mùa khô giảm 1,4%, và tăng vào mùa mưa là 3%; nước biển dâng cao 15cm. Ngày 29/9/2011, trong buổi tiếp Giáo sư Cees Veerman, cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về biến đổi khí hậu, kiểm soát lũ lụt và quản lý nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Việt Nam coi thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của đất nước, và huy động nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện".

3.2.4. Tổng hợp ô nhiễm, tai biến môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ

Bảng 3.5. Bảng thống kê ô nhiễm môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ

TT Môi trường Loại hình ô

nhiễm, suy giảm

Mức độ ô nhiễm, suy giảm

Nguyên nhân

1 Đất phủ mặt Suy thoái Chậm Nước rửa trôi

2 Nước mặt Hữu cơ Không sử dụng

được

Tù đọng

3 Nước dưới đất - Sun phát

- Nitrit

- RQ > 9,6 - RQ > 5,5

- Chưa rõ

- Phân huỷ chất hữu cơ

4 Nước biển ven

bờ - Sắt - Kẽm - Dầu, mỡ - RQ > 1,7 - RQ > 2,9 - RQ > 1,7 - Chưa rõ - Chưa rõ

- Do hoạt động sản xuất của tầu, thuyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Sinh vật - Bào ngư

- San hô

- Nghiêm trọng - Nghiêm trọng

- Do khai thác quá mức và sử dụng chất độc Xianua 6 Rác thải sinh

hoạt

Chất thải rắn Không có số liệu - Xử lý chưa khoa

học Bảng 3.6. Bảng thống kê tai biến môi trường ở đảo Bạch Long Vĩ

TT Tai biến môi trường Mức độ Nguyên nhân Giải pháp xử lý

1 Khô hạn và hoang

hoá đảo

Chậm Diện tích rừng

giảm

Trồng và chăm sóc rừng

2 Mặn hoá đảo Chậm Sóng, bão, nước

biển dâng

Xây tường kè 3 Cạn kiệt nước nhạt

dưới đất

Chậm Chưa xác định Xây dựng công

TT Tai biến môi trường Mức độ Nguyên nhân Giải pháp xử lý

4 Dầu tràn trên biển Nguy

hiểm

Chìm tầu; sự cố mỏ khai thác dầu

Khắc phục hậu quả 5 Phá huỷ hệ sinh thái

rạn san hô

Nghiêm trọng

Sản xuất của con người

Hạn chế, giáo dục

6 Nước biển dâng cao Chậm Biến đổi khí hậu Xây dựng tường kè

7 Thay đổi chế độ mưa Chậm Biến đổi khí hậu Thích ứng

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu các dạng ô nhiễm và tai biến môi trường ở đảo BLV, cho thấy ô nhiễm dầu mỡ và tai biến dầu tràn là những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại hệ sinh thái trên đảo mà ta chưa chủ động kiểm soát được. Đây là vấn đề lớn cần được nghiên cứu kỹ.

3.2.5. Xây dựng hàm dự báo về ô nhiễm dầu mỡ và tai biến tràn dầu

3.2.5.1. Mục đích

- Tạo lập một phương pháp dự báo cho vấn đề ô nhiễm và tai biến môi trường; - Xác định mức độ nguy hiểm và khả năng không kiểm soát được của ô nhiễm dầu mỡ và tai biến tràn dầu trên biển;

- Dự báo về lượng dầu mỡ có trong nước biển vùng ven đảo do hoạt động của tầu thuyền từ nay đến năm 2020, nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch, kiểm soát ô nhiễm, tai biến và các giải pháp ngăn chặn hiệu quả;

- Làm cơ sở xây dựng MHQLMT phù hợp;

3.2.5.2. Dự báo về ô nhiễm dầu mỡ

a. Số liệu thống kê

Dựa trên kết quả đo đạc hàm lượng dầu mỡ trong nước biển khu vực ven đảo theo giá trị lớn nhất (trích số liệu từ bảng 3.4). Xem bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thống kê lượng dầu mỡ có trong nước biển vùng ven Đảo

Năm thống kê 2007 2008 2009

Giá trị lớn nhất (mg/lít) 0,51 0,35 0,66

b. Phương pháp xây dựng hàm dự báo

Với chuỗi số liệu thu thập trong 3 năm, xây dựng hàm dự báo về lượng dầu mỡ có trong nước biển vùng ven đảo từ nay đến năm 2020, bằng phương pháp bình phương tối thiểu (chi tiết được trình bày ở mục 2.2.5). Sử dụng dạng hàm đa thức bậc 2.

c. Kết quả tính cho biết hàm quan hệ giữa lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ N (mg/lít) theo thời gian t (năm) là:

N = 0,235t2 - 0,865t + 1,14

Dự báo ô nhiễm dầu mỡ theo từng năm từ nay đến năm 2050, xem bảng 3.8 và hình 3.4.

Bảng 3.8. Thống kê dự báo lượng dầu mỡ trong nước biển vùng ven bờ đảo Bạch Long Vĩ do hoạt động tầu thuyền

TT Năm thứ t Năm dự báo Lượng dầu mỡ trong nước ven bờ (mg/lít)

1 1 2007 0,51

2 2 2008 0,35

3 3 2009 0,66

4 4 2010 1,44

5 9 2015 12,39

TT Năm thứ t Năm dự báo Lượng dầu mỡ trong nước ven bờ (mg/lít)

6 14 2020 35,09

7 24 2030 115,74

8 34 2040 243,39

Đồ thị biểu diễn hàm dự báo ô nhiễm dầu mỡ 0 45 90 135 180 225 270 315 360 405 450 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Năm thứ t so với năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L ư ợ n g d ầ u m ỡ tr o n g n ư ớ c b iể n (m g /l ít )

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn hàm dự báo lượng dầu mỡ trong nước biển vùng ven đảo Bạch Long Vĩ theo thời gian

Nhận xét:

- Dự báo có độ tin cậy cao khi có được chuỗi số liệu theo thời gian lớn và liên tục, cần xem xét đến các yếu tố khác, như: sự tăng trưởng về kinh tế khu vực; chính sách xã hội; sự thay đổi trong công tác QLMT ở đảo;

- Dự báo này được thiết lập từ số liệu của 3 năm thống kê liên tục, do vậy độ tin cậy chưa cao. Nhưng kết quả dự báo cũng cho ta thấy khả năng và mức độ ô nhiễm dầu mỡ vùng nước ven đảo, hy vọng góp phần làm thay đổi tư duy, nhận

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 66 - 107)