Công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 75 - 82)

a. Mục tiêu quản lý

Hàng năm, thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở TNMT Hải Phòng, UBND huyện BLV xây dựng kế hoạch BVMT với các mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực BVMT trên địa bàn huyện.

- BVMT huyện đảo ngày càng xanh, sạch, đẹp, góp phần cải thiện điều kiện môi trường sống của nhân dân; chủ động với các sự cố về môi trường có thể xảy ra; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân dân về công tác BVMT biển đảo, góp phần phát triển KTXH huyện đảo nhanh, bền vững. [17, tr.1].

b. Các nội dung, chương trình bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: các văn bản pháp luật của Nhà nước và quy định của UBND huyện về công tác quản lý và BVMT được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, nhân dân toàn huyện thông qua việc lồng ghép trong các cuộc họp, Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác hàng quý, hàng năm, trong các cuộc họp của Hội phụ nữ, các cuộc họp của khu dân cư, v.v.. Mỗi năm, có ít nhất 3 đợt lồng ghép tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân về việc BVMT;

- Trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ rừng: dự án trồng 1.300ha rừng phòng hộ được triển khai ngay từ khi có quyết định thành lập huyện đảo (1993). Chủ đầu tư dự án là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Từ năm 1993 đến nay, đã hơn 10 lần UBND huyện đã kết hợp với lực lượng bộ đội và TNXP trên đảo trồng phục hồi rừng cây bị bão tàn phá. Mỗi lần trồng bổ sung từ 5  10 vạn cây nhưng số lượng cây sống được rất ít. Hiện nay diện tích rừng còn lại ước tính chỉ còn bằng 1/5 diện tích rừng lúc mới trồng. Những diện tích rừng bị cơn bão năm 2009 tàn phá, bị chết, gẫy... cho đến nay vẫn chưa có kinh phí để trồng phục hồi. Hiện nay rừng trên đảo thuộc sự quản lý của UBND huyện và đơn vị e952/HQ.

Hàng năm, các cơ quan, đơn vị trên đảo đều tiến hành trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trụ sở. Trên đảo có công viên Tuổi trẻ Sông Hồng được xây dựng từ sự đóng góp kinh phí của 9 tỉnh đồng bằng Sông Hồng ủng hộ cho đảo,

diện tích tuy hẹp (khoảng 1 ha) nhưng được chăm sóc rất tốt, có thể coi đây là mô hình trồng cây làm xanh đảo. Xem hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh chụp Công viên Tuổi trẻ Sông Hồng

(Nguồn ảnh: thị sát)

- Công tác VSMT và xử lý chất thải:

Trên đảo hiện nay có hai đơn vị làm công tác VSMT, và xử lý chất thải là: Liên đội TNXP BLV và Đội VSMT thuộc Ban quản lý âu cảng và khu neo đậu tầu BLV.

Liên đội TNXP BLV thành lập từ năm 1993. Trong công tác VSMT, Liên đội đảm nhận việc thu gom chất thải từ khu dân cư và các cơ quan thuộc UBND huyện, đồng thời đảm nhiệm việc quét dọn vệ sinh cung đường phía trước đảo và tuyến đường lên huyện.

Đội VSMT thuộc Ban quản lý âu cảng và khu neo đậu tầu được thành lập từ năm 2001, có nhiệm vụ thu gom rác thải trong khu vực âu cảng và từ các tầu neo đậu trong cảng.

Rác thải từ khu dân cư chủ yếu là rác thải sinh hoạt, được người dân chứa trong các thùng rác nhỏ ở từng hộ gia đình, sau đó mang ra đổ ở các thùng rác công cộng. Tại trụ sở của mỗi cơ quan đóng trên địa bàn huyện đảo đều được bố trí một thùng rác công cộng. Xem hình 3.6, 3.7.

Hình 3.6. Ảnh chụp các thùng chứa rác của các hộ gia đình

Hình 3.7. Ảnh chụp các thùng chứa rác công cộng

Nguồn ảnh: thị sát

Rác trong khu vực âu tầu chủ yếu được thu gom trên bãi cát, và mép nước ven bờ. Việc vớt rác trong âu cảng không được tiến hành thường xuyên, vì Đội VSMT âu cảng không có thuyền chuyên dụng. Mỗi lần thuê thuyền đi vớt rác rất tốn kém (theo Bà Phạm Thị Phương – Đội trưởng Đội VSMT âu cảng).

Các tầu, thuyền neo đậu trong cảng không có thùng chứa rác, họ xả rác trực tiếp xuống biển và Đội VSMT âu cảng chỉ thu gom lượng rác bị sóng đánh dạt vào bờ. Xem hình 3.8.

Hình 3.8. Ảnh chụp rác trong âu cảng

(Nguồn ảnh: thị sát)

Rác thải sau khi thu gom được đưa đến tập kết tại một bãi đất trống phía nam đảo, khoảng 2  3 ngày, các nhân viên vệ sinh tiến hành xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp.

Bãi rác không được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh, rác được đổ xuống những hố có sẵn do người dân khai thác cát. Nơi tập kết rác tuy xa nơi tập trung đông dân cư, nhưng rất gần một số hộ dân trong khu 32 hộ dân. Xem hình 3.9, 3.10.

Hình 3.9. Ảnh chụp bãi tập kết rác Hình 3.10. Ảnh chụp hố khai thác cát

sẽ được tận dụng làm hố đổ rác

Cung đường phía sau đảo, thuộc khu vực quản lý của bộ đội, trong phạm vi tập bắn nên không có người đi lại. Vì vậy, cung đường này không được quét dọn thường xuyên, có nhiều phân gia súc rất mất vệ sinh. Rãnh thoát nước bên đường không được khơi thông, cây cối um tùm, rậm rạp. Xem hình 3.12.

Hình 3.11. Ảnh chụp cung đường phía trước đảo

Hình 3.12. Ảnh chụp rãnh nước bên đường trên cung đường phía sau đảo

(Nguồn ảnh: thị sát) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài rác thải sinh hoạt, trên đảo còn một lượng lớn rác thải xây dựng (đất, đá, vỏ bao xi măng) không được xử lý, chất thành từng đống lớn bên bờ biển. Xem hình 3.13.

- Công tác xử lý sự cố tràn dầu: trong Kế hoạch BVMT hàng năm của huyện đảo đều ghi rõ: “Tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại khu

vực âu cảng, về đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; trang thiết bị kinh doanh phải đảm bảo đủ điều kiện, tránh hiện tượng rò rỉ xăng dầu; nghiêm cấm việc xả thải dầu mỡ thừa ra biển… Đồn biên phòng 58 phối hợp với các cơ quan chức năng, nắm tình hình các phương tiện vận chuyển dầu, và các sản phẩm từ dầu hoạt động quanh đảo, thông báo cho UBND huyện biết, và có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất…”. [17, tr.3].

Tuy nhiên, trên thực tế các tầu neo đậu và hoạt động trong âu cảng đều thải trực tiếp nước dằn tầu và dầu mỡ thừa xuống biển. Vào mùa đánh bắt, số lượng tầu hoạt động trong âu cảng lớn, lượng dầu thải ra biển đóng váng, bám đen các túi nilong rác thải, trôi dạt vào bờ làm ô nhiễm một vùng rộng lớn (Bà Phạm Thị Phương – Đội trưởng Đội VSMT âu cảng).

Theo ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch, huyện đảo BLV: năm 2006 xảy ra sự cố tràn dầu trong âu cảng, không rõ nguyên nhân. UBND huyện đã xử lý sự cố bằng cách huy động lực lượng vớt dầu bằng các dụng cụ vợt thô sơ rồi cho tầu chở vào đất liền; năm 2007 cũng phát hiện một lượng dầu lớn trôi dạt vào vùng biển BLV. Bộ đội và nhân dân đã phối hợp khắc phục sự cố, khối lượng dầu (lẫn tạp chất) thu gom được ước tính khoảng 2 tấn.

Hình 3.13. Ảnh chụp rác thải xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình quản lý môi trường phù hợp cho đảo bạch long vĩ - hải phòng (Trang 75 - 82)