Chia nhỏ cổ phần:

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp Chính sách cổ tức (Trang 63 - 68)

- Cổ tức chi trả thấp, không thu hút được các cổ đông

Chia nhỏ cổ phần là hành động của doanh nghiệp nhằm tăng thêm số lượng cổ phiếu Tỷ lệ chia nhỏ thường là

3.4 Chia nhỏ cổ phần:

Tác động:

Ở góc độ doanh nghiệp, giống cổ tức cổ phần là tổng tài sản và vốn cổ phần không thay đổi, tuy nhiên khác ở chỗ không có sự chuyển dịch giữa các tài khoản trong nguồn vốn như cổ tức cổ phần, mà chỉ có tác động làm số cổ phiếu lưu hành tăng lên.

Ở góc độ cổ đông, số cổ phần nắm giữ tăng lên, giá cổ phiếu giảm nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần không thay đổi.

3. Các hình thức chi trả cổ tức

3.4 Chia nhỏ cổ phần:

Ưu điểm Nhược điểm

• Làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, vì lúc này không chỉ số cổ phiếu lưu hành tăng lên, mà giá cổ phiếu cũng giảm xuống hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

• Tâm lý nhà đầu tư luôn thích nhiều hơn ít, do đó việc nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư.

• Số lượng cổ phần tăng, dẫn đến khả năng số lượng cổ đông cũng tăng lên thông qua giao dịch, từ đó hạn chế được khả năng thâu tóm.

Pha loãng giá cổ phiếu, tăng áp lực chi trả cổ tức trong tương lai

3. Các hình thức chi trả cổ tức

3.5 Mua lại cổ phần:

Mua lại cổ phần là hành động của công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần do chính công ty phát hành đang được sở hữu bởi các cổ đông. Số cổ phần mua lại gọi là cổ phiếu quỹ.

Thể thức mua lại cổ phần: Công ty có thể mua lại cổ phần bằng

5 cách sau

Chào mua với giá cố định:

Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở

Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan

Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng

3. Các hình thức chi trả cổ tức

3.5 Mua lại cổ phần:

Tác động: làm tăng lợi nhuận mỗi cổ phần (EPS) của số cổ

phần đang lưu hành còn lại, và làm tăng giá cổ phần với giả định các nhà đầu tư tiếp tục áp dụng cùng một tỷ số giá trên thu nhập (P/E) cho mỗi cổ phần trước và sau khi mua lại.

Ví dụ: Công ty HP dự định phân phối 750 triệu lợi nhuận năm nay cho các cổ đông. Công ty có dữ liệu như sau:

• Lợi nhuận dự kiến: 625.000.000$

• Số cổ phần đang lưu hành: 250.000.000 CP • Giá thị trường (không có cổ tức) : 50$/CP

3. Các hình thức chi trả cổ tức

3.5 Mua lại cổ phần:

• Phương án 1: Công ty chi trả cổ tức tiền mặt là

750.000.000/250.000.000 = 3$/CP

=> Tài sản của cổ đông sẽ bằng 53$/CP, bao gồm giá cổ phần 50$ (không có cổ tức) cộng với 3$ cổ tức.

• Phương án 2: Công ty mua lại cổ phần với giá đệm là 53$/CP,

3. Các hình thức chi trả cổ tức

3.5 Mua lại cổ phần:

Ưu điểm Nhược điểm

• Các ảnh hưởng của thuế thường là lý do chính tại sao các doanh nghiệp quyết định mua lại cổ phần của mình thay vì chi trả cổ tức tiền mặt, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng muốn giảm thuế thu nhập cá nhân thì phải tăng lợi nhuận giữ lại, giảm chi trả cổ tức và dùng lợi nhuận giữ lại đó để mua lại cổ phần nếu không tái đầu tư (đối với trường hợp thuế đánh trên cổ tức cao hơn đánh trên lãi vốn).

• Tác động phát tín hiệu: Giống như tác động phát tín hiệu của gia tăng cổ tức, mua lại cổ phần cũng có thể có một tác động tích cực đối với tài sản cổ đông. Mua lại cổ phần cũng có thể tiêu biểu cho một tín hiệu rằng ban quản trị có dòng tiền và lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Nếu các nhà đầu tư kỳ vọng vào tương lai doanh nghiệp thông qua một công bố mua lại cổ phần sẽ có tác động đẩy giá cổ phiếu tăng

Mua lại cổ phần làm vốn cổ phần giảm, từ đó làm dịch chuyển cấu trúc vốn sang nhiều nợ hơn. Bên cạnh đó, tài sản giảm, khả năng thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ cũng giảm theo, do đó hình thức này làm cho rủi ro của chủ nợ tăng lên

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính doanh nghiệp Chính sách cổ tức (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(68 trang)