4. Phần mở rộng
4.1 Các nhân tố tác động đến chi phí đại diện
4.1.1. Loại hình doanh nghiệp
- Công ty tư nhân: người chủ và người đại diện là một, không có mâu thuẫn về lợi ích và do đó chi phí đại diện có thể sẽ không tồn tại trong loại hình doanh nghiệp này.
- Công ty cổ phần: chủ sở hữu là các cổ đông của công ty. Họ có quyền và trách nhiệm trực tiếp liên quan đến tài sản cá nhân. Họ có động lực trong
việc theo dõi, kiểm soát việc sử dụng, sinh lời đồng tiền của mình khi giao cho người điều hành quản lý. Nhưng do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nên mâu thuẫn về lợi ích là điều không thể tránh khỏi. Do đó, sẽ tồn tại chi phí đại diện trong loại hình doanh nghiệp này
4.1.2. Tài sản
Những tài sản được mua về nhằm mục đích hoạt động có hiệu quả, phải đảm bảo tạo được một mức sinh lợi tương ứng. Tuy nhiên, một số nhà quản lý đã mua về những tài sản cũ, không mang lại hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…Chính những vấn đề này đã làm phát sinh chi phí đại diện.
4.1.3. Tổng nợ
Việc vay nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp hưởng được lợi từ tấm chắn thuế, nhưng nợ quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ kiệt quệ tài chính. Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, hoặc là các cổ đông sẽ thực hiện các trò chơi nhằm chuyển rủi ro cho các chủ nợ, hoặc là các chủ nợ sẽ không còn đồng nhất mục tiêu với các cổ đông trong việc giúp công ty vượt qua khó khăn. Chi phí cho những hành động này chính là chi phí đại diện.
4.1.4. Dòng tiền
Một doanh nghiệp có dòng tiền dư thừa, thì chi phí đại diện thường phát sinh ở doanh nghiệp này. Do người đại diện sẽ dễ dàng sử dụng dòng tiền này đầu tư vào những dự án không hiệu quả hay thực hiện những hành vi tư lợi cho bản thân.
4.1.5. Các nhân tố khác
- Tiền lương: khi một nhà quản lý được trả với một mức phù hợp với khả
năng hay những gì mà doanh nghiệp kiếm được. Điều này có thể làm giảm chi phí đại diện và ngược lại.
- Vay nợ của các định chế tài chính: với việc làm này sẽ tăng cường sự
giám sát của các định chế tài chính đối với hoạt động của công ty.
4.2 Chi phí đại diện trong công ty cổ phần tại Việt Nam
4.2.1. Thực trạng về người đại diện và chi phí đại diện ở Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp 2005, “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội Trang 36
Chương 1: Bản Chất Tài Chính Doanh Nghiệp
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.”
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay “người điều hành” thường là cổ đông lớn nhất của công ty, nghĩa là họ vừa là người chủ, vừa là người đại diện cho các cổ đông còn lại ra các quyết định quản trị và điều hành hoạt động của công ty. Mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của các cổ đông cũng chính là mục tiêu của “người điều hành”, vì thế, về mặt hình thức thì vấn đề đại diện dường như không có lý do để phát sinh.
Nhưng thật ra, chi phí đại diện vẫn tồn tại vì nhiều lý do sẽ được nhóm thuyết trình đưa ra cụ thể hơn trong các mục bên dưới.
4.2.2. Nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện
Thứ nhất, trong các công ty cổ phần tại Việt Nam chưa có sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả. Đa phần chủ tịch hoặc các thành viên hội đồng quản trị kiêm luôn chức giám đốc hoặc tổng giám đốc, có sự tập trung quyền lực vào tay của giám đốc quá lớn, một khi cơ chế giám sát không hiệu quả thì rất dễ dẫn đến sự lạm quyền, thu vén cho bản thân. Rõ nét nhất là trong các công ty cổ phần có chi phối của nhà nước, chi phí đại diện khá cao trong các công ty này, nhà nước chi phối hoạt động của công ty chủ yếu thông qua việc bổ nhiệm giám đốc. Trong mối quan hệ giữa giám đốc và cổ đông nhà nước có thể không diễn ra xung đột lợi ích, nhưng lại xung đột lợi ích với nhóm cổ đông khác khi giám đốc và người đại diện nhà nước có bắt tay với nhau, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận hoặc giá trị công ty mà sau cùng, tất cả các cổ đông phải chịu. Điều này làm cho công ty vừa tốn chi phí giám sát theo dõi giám đốc, vừa tốn chi phí ràng buộc để ban giám đốc hướng đến mục tiêu chung và đồng thời sẽ bị mất mát các khoản phụ trội khá lớn do những hành động làm lợi từ ban giám đốc.
Thứ hai, dòng tiền tự do trong các công ty cổ phần tại Việt Nam cũng khá cao, vượt mức cần thiết và sự cân đối trong dòng tiền của công ty cổ phần. Dòng tiền tự do vượt mức cần thiết rất dễ nảy sinh chi phí đại diện (gọi là chi phí đại diện của dòng tiền tự do) khi giám đốc công ty thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí hoặc đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân.
Thứ ba, sự minh bạch và công bố thông tin chưa được thực hiện tốt. Mặc dù các báo cáo tài chính đều được kiểm toán theo quy định, tuy nhiên thông tin mà các công ty cổ phần cung cấp cho bên kiểm toán chưa thật sự đầy đủ. Nhà đầu tư, cổ đông bên ngoài không được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, điều này làm giảm sự giám sát
từ bên ngoài, càng làm cho tình trạng thông tin bất cân xứng ngày một nghiêm trọng hơn trong nền kinh tế Việt Nam và vấn đề chi phí đại diện càng khó giải quyết.
Tóm lại, nguyên nhân phát sinh các chi phí đại diện trong cách công ty cổ phần tại Việt Nam bắt nguồn từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý chưa rõ ràng, sự tập trung quyền lực quá lớn cho ban giám đốc, cơ chế giám sát người đại diện chưa thật sự hiệu quả thể hiện qua vai trò của hội đồng quản trị và ban kiểm soát còn hạn chế, chỉ mang tính hình thức, do đó làm phát sinh khoản chi phí này.
4.2.3. Tác động của chi phí đại diện
Chi phí đại diện làm mất mát một khoản chi phí không đáng có, làm giảm lợi ích của công ty. Chi phí đại diện thể hiện một cách gián tiếp rằng : quyền hạn ban giám đốc, các vị trí điều hành chủ chốt … bị hạn chế, do đó khó linh hoạt với các quyết định điều hành khi chịu quá nhiều kiểm soát từ các cổ đông. Chi phí đại diện cao làm giảm năng lực sản xuất của công ty.
Lòng tin của nhà đầu tư vào khả năng của công ty bị giảm sút. Và khi công ty gặp khó khăn, họ chỉ muốn thu hồi vốn của mình, mặc kệ những hướng giải quyết nhằm cứu nguy công ty. Điều này có thể đưa công ty đến bờ vực phá sản. Khi các bên giao dịch trên thị trường cố tình che đậy thông tin, làm cho giá cả có thể quá cao hoặc quá thấp so với giá cân bằng trên thị trường.
4.2.4. Kiểm soát chi phí đại diện trong các CTCP Việt Nam4.2.4.1. Giải pháp quản lý chi phí đại diện (địnhtính)4.2.4.1. Giải pháp quản lý chi phí đại diện (địnhtính) 4.2.4.1. Giải pháp quản lý chi phí đại diện (địnhtính)
• Giải pháp giảm chi phí giám sát, chi phí rang buộc và hạn chế những khoản mất mát phụ trội
Chi phí giám sát, chi phí ràng buộc xuất hiện khá lớn trong các công ty cổ phần tại Việt Nam, giảm thiểu chi phí này là giảm được chi phí đại diện. Cụ thể gồm những biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự giám sát, ràng buộc bên trong :
Hội đồng quản trị chính là một cơ chế kiểm soát quan trọng ngăn ngừa việc làm sai lệch thông tin chuyển tải tới các nhà đầu tư. Để hội đồng quản trị làm tốt vai trò đại diện của mình cần lưu ý những vấn đề sau
Không nên để chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành.
Chương 1: Bản Chất Tài Chính Doanh Nghiệp
Cần có sự cân bằng giữa số lượng thành viên quản trị điều hành và số lượng thành viên quản trị không điều hành trong hội đồng quản trị. Quá trình bổ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị phải được thực hiện công khai, minh bạch.
Nâng cao vai trò giám sát của ban kiểm soát. Phần lớn các thành viên ban kiểm soát trong các công ty cổ phần tại Việt Nam còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hoạt động mang tính hình thức, năng lực trình độ chuyên môn còn thấp, mất đi tính độc lập, thu nhập của bộ phận này chưa hợp lý. Do đó, để ban kiểm soát làm tốt vai trò giám sát, hạn chế các vấn đề đại diện gây thiệt hại cho cổ đông cần phải khắc phục được những tồn tại trên. Ngoài ra, trưởng ban kiểm soát nên là người không tham gia điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín, có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ công ty hiệu quả. Khi hệ thống này hoạt động tốt sẽ đảm bảo chắc chắn mang lại những lợi ích về quản lý và kinh tế to lớn cho công ty, giảm thiểu được rủi ro từ vấn đề đại diện.
• Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng
Nâng cao sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho các công ty. Do đó, xây dựng và phát triển công nghệ để đảm bảo sự tích hợp thông tin.
Việc khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng phải có sự thực hiện đồng bộ của các thành phần có liên quan cũng như sự hỗ trợ của nhà nước thông qua ban hành và giám sát các thể chế hoạt động. Một khi nâng cao được mức hiệu quả của thị trường thì thông tin bất cân xứng sẽ giảm đi, thông tin ở doanh nghiệp được chuyển tải đến nhà đầu tư, cổ đông được hiệu quả, tạo cơ chế kiểm soát việc hoạt động của công ty từ các đối tượng bên ngoài được tăng cường, từ đó có cơ sở giảm thiểu chi phí đại diện và nâng cao năng lực quản trị cho loại hình doanh nghiệp và công ty cổ phần.
4.2.4.2. Tobin’s Q – Mô hình định lượng chi phí đại diện
Đây là tỷ số đo lường mức độ ảnh hưởng như thế nào của sự quản lý công ty nhằm làm tăng giá trị thị trường của nó bằng việc thu nhận nhiều vốn tới doanh nghiệp. TOBIN’S Q được định nghĩa như là một tỷ số của giá trị thị trường của công ty với giá trị sổ sách của tổng tài sản công ty đó. Nó được xem là đại diện cho chi phí
đại diện. Những công ty với những vấn đề đại diện sẽ làm phát sinh chi phí đại diện, một khi sự thừa tiền mặt và những cơ hội đầu tư kém sẽ được phản chiếu ở công ty có tỷ số Tobin’s Q thấp.
Trong đó :
- MVE : là tích số của giá một cổ phần công ty với số lượng cổ phần tồn tại - DEBT : là tổng số nợ công ty
- TA : là giá trị thay thế toàn bộ tài sản
Tobin’s Q dựa vào lợi nhuận dự kiến hiện tại và tương lai từ vốn đã được đầu tư: - Nếu tỷ suất sinh lợi biên cao hơn chi phí sử dụng vốn, khi đó công ty đang kiếm được lợi nhuận trên số vốn đã đầu tư. Những khoản lợi nhuận này đã làm cho các công ty mong muốn được sở hữu, làm tăng giá trị thị trường của chứng khoán công ty, hàm ý một giá trị cao của Q.
- Nếu tỷ suất sinh lợi biên thấp hơn chi phí sử dụng vốn, khi đó các công ty gánh chịu những tổn thất trên số vốn đã đầu tư, hàm ý giá trị thị trường và giá trị của Q thấp.
Những thay đổi của tỷ số Tobin’s Q tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện. Đồng thời, nếu các nhà quản lý đưa ra những quyết định đầu tư không hiệu quả, hoặc thường xuyên đầu tư những tài sản không sinh lợi, giá trị Tobin’s Q sẽ giảm xuống.
Ví dụ: Tính chỉ số Tobin’s Q tại thời điểm 31/03/2013 của ngân hàng Eximbank:
Đvt: tỷ đồng
31/03/2013
Tổng giá trị thị trường của
cổ phần 1,134.21
Tổng nợ 144,167.01
Tổng tài sản 159,226.25
(trích Bảng cân đối kế toán Quý 1 -
http://www.eximbank.com.vn/vn/thongtincodongEIB.aspx)
Chương 1: Bản Chất Tài Chính Doanh Nghiệp
Các giá trị Q tính được đều nhỏ hơn 1 thị trường chứng khoán đã định giá vốn nhỏ hơn giá trị sổ sách. đây là tỷ số đơn giản, dễ tính toán để ước lượng chi phí đại diện của một doanh nghiệp, số liệu dễ thu thập… Tuy nhiên, số liệu có được đòi hỏi phải minh bạch, chính xác thì mới có thể đưa ra kết luận hợp lý về chi phí đại diện.
.
KẾT LUẬN
Hiện nay việc thành lập các tập đoàn kinh tế đã và đang được xúc tiến rất mạnh, nhưng ở nước ta, quy mô nói chung còn khiêm tốn và khả năng quản lý chưa cao… còn nhiều bất cập. Yếu tố then chốt đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động tốt là cơ chế quản lý, quan hệ giữa người trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp với chủ sở hữu lại chưa được làm rõ. Mâu thuẫn về lợi ích và mục tiêu của người chủ và người đại diên thì luôn tồn tại cùng với sự hoạt động của các doanh nghiệp có sự phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý. Chính vì thế chi phí đại diện là một tồn tại tất yếu trong các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần có quy mô lớn. Đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, đây là con số vô cùng lớn, có ảnh hưởng rõ ràng đến lợi ích quốc gia. Tình trạng lạm dụng tài
sản nhà nước mưu lợi cho cá nhân còn rất phổ biến: lợi thì doanh nghiệp hưởng, thua thiệt thì nhà nước chịu.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Thơ, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, 2005, NXB Thống Kê 2. Michael C. Jensen, William H. Meckling “Theory of the Firm: Managerial
Behavior, Agency Costs and Ownership Structure” Journal of Financial Economics (JFE), Vol. 3, No. 4, 1976
3. Michael C. Jensen “Agency Cost Of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers”, American Economic Review, Vol. 76, No. 2, May 1986 4. Michael C. Jensen “The Agency Cost of Overvalued Equity and the
Current State of Corporate Finance”, Harvard NOM Working Paper No. 04- 29 October 28, 2004
Chương 1: Bản Chất Tài Chính Doanh Nghiệp
5. Antonio S. Mello, John E.Parsons “Measuring the Agency Cost of Debt”, The Journal of Finance , Vol. XLVII, No.5, December 1992
6. Hà Thị Thu Hằng, Luận văn thạc sĩ “ Kiểm soát và quản lý hiệu quả chi phí đại diện trong công ty cổ phần” 2007
7. Luật Doanh Nghiệp 2005
Một số trang web:
- Wikipedia.com - Saga.vn