Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của một tổ chức. Một doanh nghiệp có thể thành công với nguồn tài chính hạn hẹp nếu có đội ngũ nhân sự giỏi. Trong khi đó, doanh nghiệp đó chắc chắn gặp thất bại nếu có một đội ngũ nhân sự tồi mặc dù có nguồn tài chính mạnh. Nguồn nhân lực nội tại và khách hàng là 2 yếu tố tối cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chính sách tuyển dụng cũng như đãi ngộ những người có năng lực để họ phát huy tài năng của mình, đóng góp vào sự thành công của công ty.
Qua thời gian thực tập tại công ty Tâm Việt, tôi nhận thấy rằng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp không ổn định. Ngoại trừ một số nhân viên chủ chốt và thành viên sáng lập, đội ngũ nhân viên cấp trung luôn biến động. Tuyển dụng và giữ chân nhân viên giỏi là một trong những bài toán khó đối với hầu hết mọi doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu về quản trị nhân sự đã chỉ ra rằng mặc dù nhân viên giỏi có khuynh hướng tìm một môi trường làm việc năng động và mức lương thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, đây không phải là điều kiện tối cần thiết. Để thu hút và giữa chân các nhân viên có năng lực, doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược nhân sự như sau:
(1) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và tích cực. Theo trang tin điện tử bách khoa mở Wikipedia, thì văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture) là “toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.27
Như vậy, một nền văn hóa tích cực sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên làm việc cho mình. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình, là sự hình thành một cách tuần tự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi văn hóa doanh nghiệp được hình thành, nó sẽ giúp doanh nghiệp có thể định hướng hoạt động của mình và tập hợp các nhân viên như một thể thống nhất.
(2) Thiết lập các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức cho nhân viên thường xuyên và định kỳ. Những nhân viên giỏi luôn có nhu cầu học hỏi để phát triển các kỹ năng chuyên môn của mình. Đào tạo kỹ năng cho nhân viên không chỉ khuyến khích họ gắn bó với doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc đào tạo cho nhân viên cũng là một cách để xây dựng văn hóa tìm tòi, học hỏi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện thực hiện như: xây dựng thư viện sách, tài liệu chuyên ngành trong nội bộ doanh nghiệp, đưa nhân viên đi tham dự các hội thảo huấn luyện, đặc biệt là cập nhật kiến thức pháp luật về kế toán – tài chính cho nhân viên vì lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tương đối nhạy cảm đối với sự thay đổi của pháp luật chuyên ngành.
Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã rất thành công trong chiến lược đào tạo nhân viên của mình như Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Công ty CP Dệt may Thái Tuấn,… Ở các doanh nghiệp này, có một bộ phận chuyên trách về huấn luyện nhân viên, tất cả các nhân viên đều được huấn luyện phù với lĩnh vực hoạt động của mình.
27
(3) Nhà quản lý doanh nghiệp cần thể hiện sự quan tâm đến các nhân viên, khuyến khích họ đóng góp sức lực vào thành công chung của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện khen thưởng xứng dáng, công nhận những thành tích họ đã đạt được. Điều này có thể được thể hiện qua Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs)28. Theo đó, nhu cầu của con người được chia ra thành nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu nâng cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản là như ăn uống, nghỉ ngơi,… Những nhu cầu này là những nhu cầu cơ bản và không thể thiếu để con người có thể tồn tại được. Khi con người được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, họ sẽ phát sinh những nhu cầu khác, cao hơn là nhu cầu nâng cao. Nhu cầu nâng cao bao gồm những nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, được tôn trọng, địa vị xã hội và họ muốn được thừa nhận những đóng góp của mình. Vì thế, đối với những nhân viên cấp trung, bằng cách tôn trọng và công nhận những đóng góp của họ, doanh nghiệp có thể làm cho họ cảm thấy hài lòng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Một điều đáng lưu ý nữa là trong 3 năm từ 2007 đến 2009, hiệu quả sử dụng lao động có khuynh hướng giảm dần. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tốc độ tăng chi phí lương. Việc tăng lương trong giai đoạn lạm phát cao trong nước vừa qua là cần thiết để khuyến khích tình thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, doanh cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp nhằm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.
28
Tháp nhu cầu Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A theory of human motivation” là một trong những lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng trong quản trị nhân sự và quản trị Marketing (theo Wikipedia).
5.4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI:
Để đưa ra chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp, tôi sử dụng công cụ phân tích kinh doanh phổ biến là ma trận TOWS để phân tích tình hình nội tại, những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp hiện tại, đồng thời xem xét các cơ hội và thách thức doanh nghiệp đang gặp phải.
Bảng 14: Mô hình ma trận TOWS
THÁCH THỨC (THREATS)
- Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành do tiềm năng của ngành nghề kinh doanh;
- Sự thay đổi trong quy định và pháp luật về kế toán tài chính; - Sản phẩm thay thế và sản phẩm
mới ồ ạt trên thị trường;
- Nền kinh tế có những biến động bất ổn ảnh hướng doanh nghiệp và cả khách hàng; - Chi phí ngày càng tăng cao.
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)
- Quy mô khách hàng tiềm năng ngày càng mở rộng;
- Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có xu hướng tin học hóa hoạt động quản lý tài chính - kế toán của mình.
Nhu cầu thể lý (physiological) Nhu cầu an toàn
(safety) Nhu cầu giao lưu tình cảm (love/ belonging)
Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) Nhu cầu tự thể hiện
(self-atualization)
ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
- Quy mô doanh nghiệp về tài chính và nhân sự còn nhỏ; - Trên thị trường có nhiều sản
phẩm cạnh tranh trực tiếp; - Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp quá cao;
- Năng suất làm việc của nhân viên chưa cao.
ĐIỂM MẠNH (STRENTHS)
- Cung cấp nhiều dòng sản
phẩm, phù hợp với nhu cầu từng loại hình khách hàng; - Chi phí sản xuất sản phẩm
thấp;
- Giá cả sản phẩm cạnh tranh; - Cơ cấu tổ chức công ty tương
đối phù hợp với loại hình và quy mô của doanh nghiệp;
- Các sản phẩm của doanh
nghiệp có ưu thế so với các sản phẩm cùng loại của công ty nước ngoài;
- Sử dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh.
Về những khó khăn, thử thách mà doanh nghiệp đang đối mặt đó là tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành. Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm quản lý kế toán – tài chính và số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành ngày càng tăng. Có thể chia các doanh nghiệp này thành 2 bộ phận là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi xem xét về lợi thế cạnh tranh giữa 2 nhóm, tôi nhận thấy rằng, trong phân khúc khách hàng (customer segmentation) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty nước ngoài sẽ không có khả năng cạnh tranh với các công ty trong nước trong thời gian trước mắt, do những lý do sau:
Thứ nhất, giá của phần mềm nước ngoài tương đối cao so với các phần mềm trong nước. Lấy ví dụ như một số công ty nước ngoài cung cấp phần mềm như Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting,… Ở nước sở tại, đây là những phần mềm chuyên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô vốn thì một doanh nghiệp được xem là lớn ở Việt Nam chỉ bằng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước phát triển. Do đó,
các phần mềm này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn của ta, còn nếu đem áp dụng các phần mềm này vào mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta sẽ không phù hợp.
Giá thành của các phần mềm nước ngoài này giao động từ 10.000 USD đến hàng trăm USD. Mức giá này rõ ràng vượt quá ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ta. Việc trang bị một phần mềm quản lý cũng giống như bổ sung một thủ tục kiểm soát cho hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, luôn tuân theo nguyên tắc lợi ích và chi phí. Mục tiêu của các doanh nghiệp khi đầu tư vào phần mềm quản lý là nhằm ngăn chặn các gian lận và sai sót có thể xảy ra trong công tác quản lý kế toán tài chính trong đơn vị mình. Nhưng các doanh nghiệp chỉ sẵn sàng chi trả nếu lợi ích của việc đầu tư phần mềm vượt qua chi phí của chúng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mức chi phí cho các phần mềm nước ngoài quá cao. Chính vì thế mà các công ty nước ngoài sẽ khó mà tiếp cận đối với phân khúc khách hàng này. Thứ hai là giao diện (interface) và các tài liệu hướng dẫn sử dụng của các phần mềm nước ngoài thường bằng tiếng Anh. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế. Hơn nữa, khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sẽ có những điểm không đồng nhất, do có những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành không có từ tương đương trong tiếng Việt làm mất tính chính xác của phần mềm.
Thứ ba là hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa ổn định. Nền tảng kế toán của nước ta là các chuẩn mực kế toán dựa trên nền tảng kế toán của nước ngoài, có điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp trong nước. Do đó, hệ thống kế toán của ta không giống bất kỳ hệ thống kế toán của bất cứ nước nào trên thế giới. Trong khi đó, các phần mềm kế toán nước ngoài chủ yếu được xây dựng dựa trên hệ thống ké toán của nước sở tại, dó đó sẽ có những điểm không tương đồng trong công tác kế toán. Để có thể Việt hóa các phần mềm kế toán này, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn càn một thời gian nữa. Hơn nữa, các quy định về kế toán Việt Nam thường thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác Việt hóa phần mềm kế toán. Điển hình là việc ban hành các quyết định liên quan đến lĩnh vực kế toán gần đây như: quyết định 203/2009/QĐ-BTC về tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định, Quyết
định 244/2010/QĐ-BTC về điều chỉnh và bổ sung một số tài khoản kế toán,…
Thứ ba là vấn đề bảo hành và bảo trì phần mềm quản lý kế toán – tài chính (Warranty & Maintennance). Các công ty phần mềm nước ngoài thường không có văn phòng đại diện rộng khắp như các công ty trong nước. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác bảo trì và bảo hành phần mềm khi xảy ra sự cố lỗi kỹ thuật.
Qua các dẫn chứng trên, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trong phân khúc khách hàn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bây giờ chúng ta xem xét về các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh lĩnh vực phần mềm quản lý kế toán tài chính. Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng khách hàng mục tiêu cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh nên thị trường này sẽ không bảo hòa trong thời gian tới. Do đó, công ty Tâm Việt cần tiếp tục chiến lược thâm nhập ngành.
** Các chiến lược đề xuất:
- Chiến lược sản phẩm (Product strategy): Việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Trong một thị trường mà có quá nhiều sản phẩm tương đồng tất sẽ có sự cạnh tranh về giá để lôi kéo khách hàng. Do đó, để tránh tình trạng này, doanh nghiệp nên khác biệt hóa sản phẩm - dịch vụ của mình. Đối với lĩnh vực phần mềm, việc khác biệt hóa sản phẩm (differentiation) có thể được thực hiện thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D) cung cấp sản phẩm tiện ích hơn cho khách hàng hoặc qua các dịch vụ sau bán hàng (post-sales service) như bảo trì, dịch vụ kế toán… Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chủ động nghiên cứu và khai phá các thị trường ngách (niche market) hiện có trên thị trường. Tránh trường hợp cạnh tranh trực tiếp đặt biệt là cạnh tranh về giá.
Bảng 15: Chính sách giá hệ thống ViNET Enterprise
(Áp dụng từ ngày 04 tháng 03 năm 2009)
(Đơn vị tính: USD)
STT Gói sản phẩm Tên sản phẩm 1 Server +
2 client 1 Hệ thống thông tin kế toán tài chính
1. Kế toán mua hàng & công nợ phải trả 2. Kế toán bán hàng & công nợ phải thu 3. Kế toán vốn bằng tiền
4. Kế toán tồn kho 5. Quản lý Tài sản cố định 6. Quản lý chi phí theo vụ việc
7. Kế toán tổng hợp & báo cáo tài chính 8. Kế toán thuế 9. Quản trị tài chính ViNET Accounting Pro 1,500 250 250 200 200 100 200 100 100 100 2 Quản lý cung ứng & phân phối
1.Quản lý Quy trình Mua hàng 2.Quản lý Quy trình Bán hàng ViNET Distribution 1,000 500 500 3 Quản lý sản xuất 1. Quản lý dữ liệu sản phẩm 2. Hoạch định kiểm soát sản xuất 3. Tính giá thành sản xuất ViNET Manufacturing 2,500 200 1,300 1,000 4 Quản trị nguồn nhân lực
1. Quản lý nhân sự 2. Tính lương - chấm công ViNET HRM 1,200 600 600 5 Quản trị hệ thống thông tin
1. Hệ thông tin quản trị
2. Hợp nhất dữ liệu thành viên ViNET MIS 800 300 500 6 Trọn gói ViNET Enterprise 6,000
(Nguồn: Bảng báo giá phần mềm Phòng kinh doanh Công ty TNHH Tâm Việt)
** Ghi chú:
- Chi phí cho mỗi máy Client kế tiếp: 5%; - Giảm giá 20% cho mỗi gói sản phẩm kế tiếp; - Chi phí bảo trì 25%/ năm.
Theo Bảng chính sách giá sản phẩm của Công ty Tâm Việt, chúng ta thấy rằng mặc dù là doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập không lâu nhưng Công ty Tâm Việt không theo đuổi chiến lược giá thấp – chi phí thấp để thâm nhập thị trường, thay vào đó, công ty định giá sản phẩm/ dịch vụ của mình khá cao so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ cách định giá của doanh nghiệp, có thể có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, doanh nghiệp đang chọn con đường “khác biệt hóa”, chiếm lấy lòng tin của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi chứ không thông qua giá cả. Đây là chiến lược đúng đắn, bởi lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các công ty thành công trên thị trường là những công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa, chứ không phải chiến lược chi phí thấp. Cạnh tranh về giá sẽ làm lợi nhuận bị ăn mòn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, mặc dù nó làm lợi cho khách hàng trong một chừng mực nào đó (in some way). Điều này có thể được giải thích như sau: để theo đuổi chiến lược