Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố ngoài ngành, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích môi trường vĩ mô của công ty, chúng ta sử dụng phương pháp PEST (Politics-Economics-Socialogical-Technology):
- Yếu tố chính trị:
Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định. Đây là một lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài, như: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment),... Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhờ có nguồn vốn ODA, Nhà nước đã thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo ra sự cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực, đầu tư công nghệ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cũng từng bước có những nổ lực cải cách môi trường kinh doanh/ đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình.
- Yếu tố kinh tế:
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization). Bước ngoặc này đã mở ra một trang mới cho nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp chúng ta có điều kiện xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, hội nhập kinh tế cũng mang lại những thử thách không nhỏ cho doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với những công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trong thời gian gần đây, diễn biến kinh tế trong nước khá phức tạp. Cuối năm 2007, do chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian trước đó, việc đầu tư công không hiệu quả, thiên tai và dịch bệnh gây tiềm ẩn cho nguy cơ lạm phát (inflation) cao ở Việt Nam. Kết quả là cuối năm 2007, mức lạm phát của Việt Nam ở mức “phi mã” 12,67%. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, như: giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30%, đồng thời tăng bộ ba lãi suất cơ bản (base interest), tái cấp vốn, tái chiết khấu… Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại lên cao. Điều này đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau khi tốc độ tăng giá được kiềm chế, để kích thích phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước lại thực thi các biện pháp như: hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cơ bản,.. để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, đầu tư mới. Nhưng do cơ chế hỗ trợ bất cân xứng giữa tín dụng VND và tín dụng USD đã làm cho tỷ giá giữa 2 đồng tiền này biến động mạnh. Điều này đã tác động không ít đến doanh nghiệp do một phần doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được tính bằng ngoại tệ mà cụ thể là USD.
- Yếu tố xã hội:
Các doanh nghiệp trong nước ngày càng có xu hướng tin học hóa công tác quản lý của mình, vì tính thuận tiện và dễ quản lý. Phần mềm kế toán – tài chính giúp công tác quản lý tại các doanh nghiệp đơn giản hơn nên họ sẵn sàng chi cho việc mua phần mềm. Hơn nữa, xét về phương diện kế toán, phần mềm kế toán được phân loại vào khoản mục tài sản cố định vô hình (intangible assets) trên Bảng cân đối kế toán, điều này có nghĩa là doanh
nghiệp được trích khấu hao (amortization)11 chi phí mua phần mềm vào chi phí kinh doanh để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.12
- Yếu tố kỹ thuật:
Như đã đề cập ở trên, việc tốc độ phổ cập tin học ngày càng nhanh dẫn đến càng có nhiều công ty ứng dụng tin học để quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Đây sẽ là cơ hội để công ty Tâm Việt mở rộng quy mô khách hàng của mình.
Công ty TNHH Tâm Việt cũng thực hiện tận dụng các kỹ thuật hiện đại trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đặc thù ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều những thiết bị công nghệ như máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop), máy fax,… Ngoài ra, doanh nghiệp còn
trang bị các hệ thống như LogMein (Logmein Inc.:
https://secure.logmein.com/US)13, kết hợp với các tiện ích như Skype, Yahoo Messenger,… để hỗ trợ trực tuyến (online) cho khách hàng, nhận các phản hồi (feedback) một cách trực tiếp và nhanh chóng từ khách hàng.
- Yếu tố pháp lý:
Hiện hệ thống pháp lý của Việt Nam vẫn chưa ổn định, các văn bản pháp luật mới liên tục được ban hành. Điển hình là việc ban hành Quyết định 203/2009/QĐ-BTC về Tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định, Quyết định 244/2010/QĐ-BTC về sửa đổi và bổ sung một số tài khoản kế toán,…
Tình trạng nhập nhằng, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy vẫn còn. Có trường hợp văn bản dưới luật (các văn bản hướng dẫn văn bản pháp luật) lấn át các văn bản luật. Điển hình như việc xác định doanh nghiệp nước ngoài. Có văn bản nói doanh nghiệp chỉ 1% vốn nước ngoài cũng là doanh nghiệp nước ngoài, có văn bản nói rằng doanh nghiệp chiếm trên 49% vốn nước ngoài mới được xem là doanh nghiệp nước ngoài.
11 Tài sản cố định trong một doanh nghiệp có thể bao gồm tài sản cố hữu hình (tangible assets) hay tài sản cố định vô hình (intangible assets). Theo từ điển thuật ngữ kế toán, khấu hao đối với tài sản sản cố dịnh hữu hình là “depreciation”, đối với tài sản cố định vô hình là “amortization”.
12
Điều kiện ghi nhận và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định vô hình được quy định trong chuẩn mực kế toán số 4 về “Tài sản cố định vô hình” và Quyết định số 89/2002/QĐ-BTC hướng dẫn chuẩn mực này.
13
Logmein là một phần mềm tiện ích có thu phí. Chương trình giúp chúng ta theo dõi hoạt động của bất kỳ máy tính nào trên thế giới, bất kể khoảng cách , chỉ cần có đường truyền Internet và băng thông (bandwidth) rộng chất lượng ổn định.
Việc không nhất quán giữa các văn bản pháp luật gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kế toán. Ngoài ra, vấn đề này cũng dễ làm phát sinh các thủ tục hành chính rắc rối, làm khó cho doanh nghiệp.