Chúng tôi thấy nồng độ natri niệu tăng cao trong những ngày đầu, cao nhất ngày thứ 4, 5 natri niệu trung bình 263,6 ± 103,4. Nồng độ natri niệu của bệnh nhân cao nhất là 754 mmol/l, 100% bệnh nhân có natri niệu > 20 mmol/l. Tác giả Lê Hùng [7], Muhand El-Twal [52], Pradakis MA [55] nghiên cứu về nguyên nhân hạ natri cho rằng hạ natri máu, có natri niệu > 20 mmol/l là do mất n−ớc và muối qua thận. Ngoài đặc điểm natri cao trong n−ớc tiểu bệnh nhân, chúng tôi phát hiện các bệnh nhân do rắn cạp nia cắn th−ờng đa niệu trong những ngày có hạ natri máu, các bệnh nhân tiểu tiện 4 - 5 lít /ngày, có bệnh nhân tiểu tiện nhiều nhất là 6,2 lít/ngày.
L−ợng natri niệu mất qua n−ớc tiểu khá cao, bệnh nhân mất thấp nhất là ngày 1 trung bình là 340 mmol/l (20 gam natri), mất nhiều nhất ngày thứ 5 trung bình 685,3 mmol/l. Nguyên nhân gây mất natri niệu của bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn chúng tôi nghi ngờ trong nọc độc rắn cạp nia có các Natriuretic peptide gây ra nh− một số nhiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài trên một số loại rắn hổ. Nghiên cứu của H Paulolee, Bento, Maack T và các cộng sự [48] trên rắn hổ Nam Mỹ phát hiện trong nọc rắn có các MNP là Natriuretic peptide làm giãn mạch và tăng thải natri rất mạnh. Natriuretic peptide làm tăng áp lực lọc ở cầu thận, giảm tác dụng của Angiotensin II, ức chế tác dụng Aldosterol và ức chế tái hấp thu natri ở ống thận. Nghiên cứu của Schweitz và cộng sự trên một số rắn hổ Dendroaspis angusticepts ở Châu Phi đã chứng minh trong nọc các loài rắn này có DNP thuộc Natriuretic peptide gây thải natri mạnh.