Tỷ lệ bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn có kèm theo theo các triệu chứng liệt thần kinh cơ rất cao: bệnh nhân có liệt cơ hoành 93,3%, liệt cơ liên s−ờn 95,5%, liệt chi 95,5%, sụp mi dãn đồng tử 100%.
Triệu chứng nôn, tiêu chảy: đây là triệu chứng hay gặp với các bệnh nhân ngộ độc và có thể gây mất natri ngoài thận. Tuy nhiên, chúng tôi thống kê ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn tỷ lệ bệnh nhân bị nôn 01 bệnh nhân, tiêu chảy 01 bệnh nhân (tỷ lệ 2,2%) do nấm Candida. Bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn có tiêu chảy chúng tôi đã loại bỏ để tránh yếu tố nhiễu trong quá trình nghiên cứu.
4.1.6. Thời gian nằm viện
Thời gian trung bình nằm viện của các bệnh nhân nghiên cứu là 13,7 ± 6,9 ngày, nằm ngắn nhất là 6 ngày, lâu nhất là 33 ngày. Kết quả t−ơng đ−ơng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Dụ, Hà Trần H−ng thời gian nằm viện trung bình 13 ngày [53]. Nghiên cứu của D−ơng Chí Chung thời gian nằm viện của nhóm rắn hổ 6,09 ± 7,07 ngày. Chúng ta thấy thời gian nằm viện của nhóm bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn lâu hơn bị rắn hổ cắn, bởi bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn tình trạng liệt cơ hô hấp nặng hơn nhóm rắn hổ chúa, rắn cạp nong, rắn hổ Naja kaouthia. Các độc tố thần kinh cơ của nọc rắn cạp nia tác dụng lên điểm nối thần kinh cơ cả tr−ớc và sau synape gây gián đoạn dẫn truyền thần kinh cơ, gắn chặt nhiều ngày nhiều tuần gây liệt lâu hồi phục. Bên cạnh nguyên nhân liệt cơ hô hấp, các nguyên nhân nhiễm khuẩn
bệnh viện, rối loạn n−ớc điện nh− hạ natri máu kéo dài cũng góp phần làm nặng thêm bệnh chính, tăng thời gian nằm viện cũng nh− kinh phí điều trị.