Một số nghiên cứu trong và ngoài n−ớc về hạ natri trên bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn bằng dung dịch natriclorua 2% tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Trang 30 - 33)

bị rắn cắn

- ở Việt nam tác giả Ngô Ngọc Quang Minh (2003) mô tả 69 bệnh nhân bị

rắn hổ mèo cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng I có 09 bệnh nhân bị hạ natri máu (13%) trong đó có 03 bệnh nhân bị hạ natri máu < 120 mmol/l [16].

- Nguyễn Kim Sơn nghiên cứu trên 99 bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn (1999 -

2004)[18]: thấy tỷ lệ hạ natri máu dao động từ 22,2 - 56,7 %, ngày đầu 22 bệnh nhân, ngày 2 có 31 bệnh nhân, ngày 4 có 44 bệnh nhân hạ natri máu, thời gian hạ th−ờng ngày thứ 2, thứ 3 kéo dài đến ngày thứ 7 thì không còn

tình trạng giảm natri máu nặng, một số bệnh nhân có thể hạ natri máu ngay trong ngày đầu của bệnh.

- Tác giả Nguyễn Thị Dụ, Hà Trần H−ng (2000 - 2003) nghiên cứu trên 60

bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn có 42% bị hạ natri máu [53].

- D−ơng Chí Chung: "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

và điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn". Thống kê từ năm 2002 - 2006: 254 bệnh nhân bị rắn hổ cắn có 57,9% bị hạ natri máu, 100 bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn có tỷ lệ hạ natri máu rất cao tới 82%. Có 01 bệnh nhân tử vong do hạ natri máu nặng, 7% bệnh nhân tăng natri máu, tăng ALTT máu trong quá trình điều trị hạ natri bằng các dung dịch natriclorua 10%, 3%. Thời gian nằm viện của bệnh nhân hạ natri máu lâu hơn so với các bệnh nhân không bị hạ natri [3].

- Nghiên cứu hạ natri máu trên bệnh nhân bị rắn hổ cắn đ−ợc tác giả Paulo

lee, Marcelo Bento, Thomas và các cộng sự đề cập năm 1997, bằng cách nhân bản đơn dòng Natriuretic peptide đã chứng minh trong nọc loài rắn hổ ở Nam Mỹ có tên là Micrurus corallirus chứa các Natriuretic peptide (MNP) là các peptide gây tăng đào thải natri và n−ớc qua thận [48]. Theo các tác giả này các natriuretic peptides là một họ gồm các nhóm peptides mà trong cấu trúc phân tử có một cấu trúc vòng gồm 17 aminoacids đ−ợc nối với nhau bởi cầu nối S - S. Trên cấu trúc phân tử có điểm gắn các bon (C-) và (N-). Tuỳ theo cấu trúc đuôi gắn vào vị trí này mà có các peptid khác nhau, các peptid này đ−ợc tổng hợp nh− tiền hormone.

- Tác giả Schweitz và cộng sự tìm trong nọc rắn hổ ở Châu Phi tên

Dendroaspis angusticeps năm 1992, họ chứng minh rằng trong nọc độc loài rắn này có các natriuretic peptides (DNP). Các peptides gắn vào các thụ thể type A và type B hoạt hoá phần enzyme.

- Hiện nay đã tìm thấy các natriuretic peptides (MNP, DNP) mà các peptides này có cơ chế tác dụng giống các peptides ở ng−ời do tác giả Willis, Davis tìm thấy [48]. Đó là:

+ ANP - Atrial natriuretic peptide ( Alast and Maack, 1992).

+ BNP - Brain natriuretic peptide (Sudol et al 1988, Kambayaski 1990).

+ CNP - (C – type natriuretic peptide ) Sudol et al 1988, Kambayaski

1990) khác với ANP và BNP peptide này chỉ tìm thấy ở não, tế bào nội mô mà không có ở tim, về cấu trúc nó chỉ có đuôi gắn vào vị trí N- mà không có đuôi gắn vị trí C-.

Chơng 2

Đối tợng vμ phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn bằng dung dịch natriclorua 2% tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Trang 30 - 33)