Hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn bằng dung dịch natriclorua 2% tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Trang 29 - 30)

1.2.4.1. Cơ chế gây gây hạ natri máu:

Cơ chế gây hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn đến nay còn ch−a đầy đủ, chỉ mới có nghiên cứu cơ chế hạ natri ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn. Trong họ rắn hổ Nam Mỹ có các natriuretic peptid gây hạ natri máu [48]. Tác giả Ellis, Davis, Willis đã nghiên cứu năm 1998, tác động của natriuretic peptide lên thận do cơ chế [39] :

- Tăng mức lọc cầu thận do làm tăng áp lực lọc cầu thận: natriuretic peptide

gây dãn động mạch đến và co động mạch đi cầu thận, một phần khác là do natriuretic peptide làm tăng GMP vòng ở các tế bào phức hợp cạnh cầu thận tăng ức chế hoạt động của chúng và làm tăng hiệu quả bề mặt lọc.

- Giảm tác dụng của angiotensin II, kích thích vận chuyển muối và n−ớc ra

ống l−ợn gần.

- Vùng vỏ ức chế vận chuyển n−ớc do các cơ chế tác dụng của vasopressin.

- Vùng tuỷ các ống góp kích thích sản xuất GMP vòng ngăn chặn sự hấp thu

natri.

- Giảm tác dụng angiotensin dẫn đến giảm tiết aldosterone, ức chế tác dụng

của aldosterone.

- Tác động lên hệ thần kinh trung −ơng: natriuretic peptide không đi qua

hàng rào máu não nh−ng nó tác dụng lên cấu trúc nằm ngoài hàng rào (nh− cấu trúc cạnh não thất, mỏm giữa vùng d−ới đồi và postrema). Tác dụng ở não làm tăng thêm tác dụng ngoại biên nh− ức chế cảm giác thèm muối và

n−ớc. ức chế não và tuyến yên sản xuất corticotrophin và vasopressin.

Những điều này chứng tỏ natriuretic peptide tác dụng rõ rệt đến việc tăng thải muối và n−ớc.

Hậu quả tăng bài tiết natri và n−ớc qua thận trong đó l−ợng natri bị đào thải nhiều hơn, gây tăng nồng độ natri n−ớc tiểu và hạ natri máu.

1.2.4.2. Biểu hiện của hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn

- Đặc điểm riêng của hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn [3]:

+ Hạ natri máu do quá trình mất muối cấp.

+ Dù l−ợng n−ớc tiểu nhiều hay ít nồng độ natri niệu luôn cao

+ L−ợng dịch đ−a vào cơ thể nhiều làm tăng l−ợng n−ớc tiểu, tăng mất

natri niệu. - Lâm sàng:

ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn do tình trạng liệt toàn thân nằm bất động hoàn

toàn rất khó phát hiện triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hạ natri chủ yếu dựa vào cận lâm sàng.

- Cận lâm sàng [3]

+ Natri máu < 135 mmol/l.

+ ALTT máu bình th−ờng hoặc giảm.

+ Natri niệu tăng > 20 mmol/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn bằng dung dịch natriclorua 2% tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Trang 29 - 30)