Giới thiệu về vi sinh vật hữu hiệu EM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của một số loại chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại Thái Nguyên (Trang 30 - 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1.Giới thiệu về vi sinh vật hữu hiệu EM

Vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microoganisms) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích, gồm các nhóm (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn) sống cộng sinh trong cùng môi trƣờng, khi đƣợc bổ sung vào môi trƣờng sẽ góp phần cải thiện môi trƣờng sống.

Ví dụ: Đối với môi trƣờng đất có thể áp dụng chúng nhƣ là một chất nhằm tăng cƣờng tính đa dạng của hệ vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là nó có thể cải thiện chất lƣợng và làm tốt đất, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng các chất hữu cơ của cây trồng.

Công nghệ EM (Effective microorgannic) đã đƣợc bắt đầu nghiên cứu bởi Giáo sƣ Tiến sĩ Teruo Higa vào những năm 1970. Ông đã phân lập, nuôi cấy trộn lẫn các vi sinh vật có ích đƣợc tìm thấy trong môi trƣờng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và thực phẩm…Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh bằng hoá học. Ông và các cộng sự sau khi nghiên cứu thành công đã đảm nhiệm phân lập, nhân giống và cung cấp công nghệ, kỹ thuật, xây dựng các Trung tâm nghiên cứu công nghệ EM và tham gia xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm EM tại nhiều nƣớc trên thế giới. Hiện nay có trên 80 nƣớc ứng dụng chế phẩm sinh học EM trong sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trƣờng. Chế phẩm EM đƣợc chính thức đƣa vào Việt Nam từ tháng 4 năm 1997 (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [21].

Chế phẩm EM đƣợc tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loài vi sinh vật đƣợc tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. EM rất an toàn, rẻ tiền, và ứng dụng có hiệu quả, cải thiện tốt môi trƣờng. Các vi sinh vật tạo ra một môi trƣờng sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau cùng sinh trƣởng, phát triển. Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm EM có chức năng năng họat động riêng của chúng. Các vi sinh vật này đều là những vi sinh vật có lợi chung sống

22

trong cùng một môi trƣờng, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả của hoạt động tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất nhiều. Trong đó loài vi khuẩn quang hợp đóng vai trò chủ chốt, sản phẩm của quá trình quang hợp là nguồn dinh dƣỡng quan trọng cho các loài khác trong chế phẩm EM. Việc sản xuất vi sinh vật từ phế phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm EM gốc và một vài phụ liệu khác nhƣ đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45 - 50%. Nguyên liệu dùng để sản xuất chế phẩm là tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp nhƣ: bột ngô, bột cám, vỏ trấu, lõi ngô, vỏ điều, mùn cƣa,… với giá thành thấp, nhƣng hiệu quả của sản phẩm mang lại giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của một số loại chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại Thái Nguyên (Trang 30 - 31)