Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công gia

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 56 - 104)

đoạn 2006 - 2010

- Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010

2.3.3. Điển hình trong công tác đấu giá QSDĐ tại thị xã Sông Công

- Phiên đấu giá đầu tiên được tổ chức tại thị xã Sông Công.

- Phiên đấu giá được coi là thành công nhất được tổ chức trên đại bàn thị xã Sông Công.

2.3.4. Đánh giá hiệu quả trên các lĩnh vực của công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn thị xã Sông Công

- Hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả xã hội.

- Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai.

2.3.5. Đề xuất một số giải pháp đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất

- Một số hạn chế trong công tác đấu giá tại thị xã Sông Công. - Đề xuất giải pháp đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương. các cơ quan của huyện, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.

2.4.2. Phương pháp điều tra thống kê

- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án điều tra về nguồn gốc đất, quy hoạch, các bước xây dựng giá sàn...

- Phỏng vấn trực tiếp người tham gia đấu giá hoặc người sử dụng đất. Nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân, các đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đang sử dụng đất.

48

2.4.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính

Tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính bằng phần mềm EXCEL

2.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất.

49

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sông Công được thành lập theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Thị xã là một trong 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công là đô thị công nghiệp, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Đông - Bắc, có vị trí địa lý quốc tế như sau :

Từ 21026’20’’ đến 21032’00’’ vĩ độ Bắc . Từ 105043’00’’ đến 1050

52’30’’ kinh độ Đông.

Thị xã Sông Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm 6 phường và 4 xã: Phường Cải Đan; Phường Lương Châu ;Phường Mỏ Chè; Phường Phố Cò; Phường Thắng Lợi; Phường Bách Quang; Xã Bá Xuyên; Xã Bình Sơn ; Xã Tân Quang; Xã Vinh Sơn.

Phát triển thị xã Sông Công toàn diện, văn minh, hiện đại, là thành phố công nghiệp của tỉnh vào năm 2015, nâng cấp xã Bá Xuyên lên phường...

Thị xã Sông Công có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội, hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện khác trong mối quan hệ vùng và đầu tư phát triển .

* Địa hình

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ được dòng Sông Công chia thành hai khu vực Phía Đông và phía Tây, địa hình thuộc 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông : Thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây, độ cao trung bình từ 25  30m phân bố dọc sông Công.

50

- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình gò đồi và núi thấp. Nhóm cảnh quan này khá đặc trưng cho địa hình khu vực trung du Bắc Bộ, cảnh quan gò đồi, núi thấp, dạng bát úp với độ cao 80  100m, phân bố ở các xã phía Tây.

Trong đó có một số cảnh quan hình thái địa hình nhân tác: Nằm trong nhóm cảnh quan địa hình gò đồi. Sự kết hợp việc xây dựng các hồ đập nhân tạo với trồng rừng, các hồ lớn như: Hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, Đầm Cổ Rắn ... tạo nên cảnh quan thiên nhiên khá đẹp có thể khai thác cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

* Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng trung du đồi núi phía Bắc, địa hình khá cao nên thường lạnh hơn so với các vùng khác. Nhìn chung khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu, phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

* Thủy văn

Sông Công, sông Nghinh Tường, sông Đu, Sông Cầu là các hệ sông chính thuộc lưu vực sông Cầu.

Qua địa bàn thị xã, sông Công có chiều dài 14,8 km gồm 2 đoạn: Đoạn 1 dài 5,8km là ranh giới chung giữa xã Bình Sơn với thành phố Thái Nguyên. Đoạn 2 dài 9km chảy dọc theo ranh giới xã Bình Sơn, xã Bá Xuyên, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Phố Cò, ngoài ra còn rất nhiều các suối nhỏ tập trung khu vực phía Tây thị xã.

Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc. kênh chính, kênh N1. N2, N 63, N12, N5-6, N8B, N12-11...,tạo nên mạng lưới thủy văn khá dày, Tổng diện tích đất thủy lợi năm 2010 là 259,03ha.

51

Ngoài ra có các hồ lớn như Hồ Ghềng Chè 82 ha, hồ Núc Nác 6,2ha, Đầm Cổ Rắn 4,5ha, ngoài ra còn nhiều các hồ ao nhỏ trong các khu dân cư, tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 260,89ha.

* Tài nguyên đất

Nhóm đất phù sa có tầng đất mặt khá dày, độ phì khá tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm ăn quả, song cần đầu tư thuỷ lợi, cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ảnh hưởng khi mưa lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới .

Nhóm đất dốc tụ có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các cây nông lâm nghiệp, các loại cây màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoặc đồng cỏ chăn thả, trồng cỏ chăn nuôi, tuy nhiên cần đầu tư thuỷ lợi và chăm bón cải tạo đất, chống sói mòn, nguy cơ sạt lở đất.

Nhóm đất đỏ vàng, nâu vàng thích hợp với các cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá chàm. Cây công nghiệp lâu năm - chè, cây ăn quả, như chè, vải , nhãn…Tuy nhiên đề phòng đất bị rửa trôi, xói mòn, thực tế đã xuất hiện một số diện tích đất trống đồi trọc, hiện tượng đất bị sói mòn trơ sỏi đá.

* Tài nguyên nước

Với nguồn nước hệ thống thuỷ nông hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, các sông suối, hồ đập nhỏ, trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất. Cùng với địa hình khá bằng phẳng và thuận lợi nên không bị thiếu nước trong canh tác. Tuy nhiên do chênh cao ảnh hưởng địa hình, nên thuỷ lợi vẫn là công tác bảo đảm cho việc tưới tiêu ruộng đồng.

Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (có thể xây dựng nhà máy nước, giếng đào, giếng khoan, tuy nhiên dễ bị thẩm thấu ô nhiễm bởi nước mặt ).

52

* Tài nguyên rừng

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2011 Thị xã có 1.890,25ha đất lâm nghiệp chiếm 22,84% diện tích thị xã, chiếm 4,1% giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh trong đó: Diện tích đất có rừng sản xuất là 1.665,91ha chiếm 20,13% diện tích thị xã, diện tích đất có rừng phòng hộ là 222,19ha chiếm 2,68% diện tích thị xã, diện tích đất có rừng đặc dụng là 2,15ha chiếm 0,03% diện tích thị xã.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tuy chưa được khảo sát đánh giá cụ thể trên địa bàn, hiện trạng không có các khoáng sản lớn như một số huyện khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết von lớn (Trên 30 %), một số mỏ đất ở P. Phố Cò; Các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể phục vụ việc khai thác tận thu, tuy nhiên cần phòng chống sạt lở đất khi mưa lũ.

* Tài nguyên nhân văn

Là thị xã duy nhất thuộc tỉnh Thái Nguyên, đến 31/12/2010, thị xã Sông Công có 10 đơn vị hành chính với 50.604 nhân khẩu và 13 dân tộc anh em cùng chung sống. Dân tộc kinh chiếm 96,73%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 3,27% trong đó: Sán Dìu: 883 khẩu; Tày: 394 Nhân khẩu; Nùng: 236 Nhân khẩu; Hoa 47 Nhân khẩu; Thái: 12 Nhân khẩu; Mường: 26 Nhân khẩu; Dao: 11 Nhân khẩu; H Mông: 8 Nhân khẩu; Khơ Me: 6 Nhân khẩu; Sán Cháy: 5 Nhân khẩu; Ngái: 3 Nhân khẩu. Tập thể nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, với những con người yêu lao động, hiền lành giản dị, thân thiện và mến khách, với các lễ hội.... Sông Công cũng mang nhiều bản sắc văn hoá trong cộng đồng văn hoá Việt Nam.

53

* Tài nguyên du lịch

Khu vực phía tây thị xã Sông Công là những vùng đồi bát úp với những cánh rừng xanh mát bốn mùa. Là vùng đất thoải thuộc bờ Tây sông Công, có hàng trăm quả đồi khoác trên mình màu xanh của vườn cây, đồi chè và các suối nhỏ, lòng hồ quanh năm có nước trong xanh. Phong cảnh thiên nhiên nơi đây giàu đẹp chứa nhiều tiềm năng về cảnh quan du lịch phát triển theo hướng hiện đại.

Thị xã đã nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là 1 trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã Anh Hùng trong thời kỳ kháng chiến.

Ngoài ra trên địa bàn thị xã có một số hội chùa :

Chùa Tân Quang. Hội chùa vào ngày 10 tháng 1 hàng năm.

Chùa Cải Đan. Hàng năm chùa có hội vào ngày 3 tháng 1 (âm lịch) Chùa Phố Cò hay là đền Phố Cò. Mở hội vào ngày 10 tháng 10 (âm lịch)

( Nguồn: Theo số liệu của Bảo Tàng Thái Nguyên 10/2009)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên

Thị xã Sông Công được xác định là một thị xã công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm nghiệp, thủy sản. Được sự chỉ đạo, giúp đỡ hiệu quả của UBND và các Sở, ban , ngành của tỉnh, UBND thị xã đã chủ động nắm bắt tình hình, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công đã tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Bình quân trong 5 năm ( 2006 - 2010 ) kinh tế của thị xã tăng trưởng 19,19%, vượt chỉ tiêu 1,19% so với nghị quyết đề ra. Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

54

78,06 4,29

17,65

Công nghiệp- Xây dựng Thương mại - Dịch vụ Nông lâm nghiệp-Thủy sản

Hình vẽ 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế (Theo Theo số liệu tổng hợp đến 31/12/2010 của phòng thống kê- UBND thị xã) - đơn vị tính: %;

(Nguồn: Theo số liệu tổng hợp đến 31/12/2010 của phòng thống kê - UBND thị xã Sông Công)

3.1.2.1.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 17.165 tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 343,3kg. đạt 100,9% kế hoạch tỉnh giao bằng 104% kế hoạch tỉnh giao, bằng 100,9% kế hoạch thị xã, tăng 2% so với cùng kỳ. sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch tỉnh giao.

Diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn đạt 233,1 ha, trong đó trồng rừng tập trung theo chương trình 147 của Chính phủ đạt 142,1 ha, bằng 95% kế hoạch; Lâm trường Phúc Tân trồng 32 ha, trồng cây phân tán thuộc dự án của Chi cục phát triển nông thôn triển khai thực hiện tại xã Bình Sơn 53 ha; Trồng cây trong các hộ dân cư 6 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường và thực hiện theo quy định; diện tích chè trồng mới 10ha, bằng 100% kế hoạch tỉnh giao.

- Về chăn nuôi: Ngay sau khi phát hiện dịch cúm gia cầm tái phát ở phường Cải Đan, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống, khoanh vùng và dập dịch, kịp thời tiêu huỷ 19.191 con gia cầm nhiễm dịch và 4.996 quả trứng. Công tác tiêm phòng, kiểm tra

55

vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ được các địa phương triên khai thực hiện tốt; đàn gia súc, gia cầm, phát triển ổn định. Nuôi trồng thủy sản đạt khá.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có nhiều biến động. Sản xuất công nghiệp trong quý I và quý II giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008; Đến nay sản xuất đã dần phục hồi và tăng so với cùng kỳ. Bình Quân trong 5 năm (2006-2010) tăng 28%, vượt chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, năm 2009 tổng giá trị sản xuất đạt 100% kế hoạch được giao, tổng giá trị sản xuất ước đạt 700 tỷ đồng, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 19,05% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 843 tỷ đồng đạt 120% so cùng kỳ. Hoạt động bưu chính, viễn thông và ngành điện, nước của thị xã tiếp tục được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì góp phần ổn định thị trường, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Được các cấp, các ngành và địa phương tập trung quan tâm. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình tại các xã, phường. Năm 2010 tỷ suất sinh thô thực hiện 14,56‰, giảm 1,14‰ so với kế hoạch ( chỉ tiêu tỉnh giao giảm 0,2‰); số người sinh con thứ 3 là 17, giảm 7 người so với năm 2009. Tổng dân số thị xã tại thờì điểm điều tra 01/04/2009 là 49.825 người.

Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2010 của thị xã Sông Công là 50.603 nhân khẩu (năm 2009 là 50.000 nhân khẩu), trong đó dân cư đô thị chiếm 51,59%, dân cư nông thôn chiếm 48,41%.Tỷ lệ Nam chiếm 51,98%, tỷ lệ Nữ chiếm 48,02%. Năm 2009 giải quyết việc làm mới cho

56

1.115 lao động. Thu nhập bình quân năm 2009 đạt 24,40 triệu đồng/ người / năm. Tỷ lệ xã nghèo còn 1 xã. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,03%, giảm 3,48% so với cuối năm 2008, vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chế độ chính sách xã hội. Năm 2009 hỗ trợ hộ nghèo xoá được 15 nhà dột nát; xây mới 4 nhà tình nghĩa; đào tạo nghề cho 698 lao

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 56 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)