Tình hình nghiên cứu trên địa bàn thị xã Sông Công

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 39 - 104)

1.4.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2011 tổng diện tích tự nhiên của thị xã Sông Công là 8.276,27ha, chiếm 2,34% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353. 101,67ha).. [21]. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: 6.343,05 ha, chiếm 76,64% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.873,33 ha, chiếm 22,64% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng: 59,89 ha, chiếm 0,72% diện tích tự nhiên . Cơ cấu sử dụng đất theo thống kê đến 01/01/2011 (hiện trạng tính đến 31/12/2010):

31

Hình vẽ 1.1. Cơ cấu sử dụng đất thị xã sông công năm 2010

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: 6.343,05 ha, chiếm 76,64% diện tích tự nhiên [21]. Trong đó:

Đất lúa nước có diện tích 2.022,54ha, chiếm 24,44% diện tích tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm còn lại (trong đó có đất trồng cỏ chăn nuôi) có diện tích 470,88 ha, chiếm 5,69% diện tích tự nhiên.

Đất trồng cây lâu năm có diện tích 1.879,17ha chiếm 22,71% diện tích tự nhiên.

Đất rừng sản xuất có diện tích 1.665,91ha, chiếm 20,13% diện tích tự nhiên. Đất rừng phòng hộ có diện tích 222,19ha, chiếm 2,68% diện tích tự nhiên. Đất rừng đặc dụng có diện tích 2,15ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 76,64 ha, chiếm 0,93% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp khác có 3,57ha chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.

* Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp: 1.873,33ha, chiếm 22,64% diện tích tự nhiên [21]. Trong đó:

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 21,08ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên.

Đất quốc phòng 40,07ha, chiếm 0,48 % diện tích tự nhiên. Đất an ninh 1,14ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

32

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 42,14 ha, chiếm 0,51 % diện tích tự nhiên. Đất sản xuất vật liệu xây dựng 17,99ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên. Đất di tích danh thắng 0,09ha, chiếm 0,0001 % diện tích tự nhiên. Đất xử lý, chôn lấp chất thải 13,51 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 2,93 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 43,99ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 260,89ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên.

Đất phát triển hạ tầng (gồm giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội, đất chợ): 874,12ha, chiếm 10,56% diện tích tự nhiên.

Đất ở nông thôn: 252,12 ha, chiếm 3,05% diện tích tự nhiên . Đất ở đô thị: 177,59 ha, chiếm 2,15% diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp khác 0,1ha chiếm 0,0001% diện tích tự nhiên. * Nhóm đất chưa sử dụng: Tập trung chủ yếu ở 2 xã Bình Sơn và Vinh Sơn: 58,89ha, chiếm 0,72% diện tích tự nhiên trong đó:

Đất bằng chưa sử dụng: 18,42ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên. Đất đồi núi chưa sử dụng: 41,47ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên.

1.4.4.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất

* Biến động diện tích tự nhiên của thị xã Sông Công

Đến 31/12/2010, diện tích của thị xã Sông Công là 8276,27 ha, giảm 87,73 ha so với diện tích năm 2000. (Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên theo kiểm kê năm 2010 là 353.101,67 ha, so với 2000 cũng giảm 1.553,58 ha) [21]

(Nguyên nhân là do: từ năm 2005 đến năm 2010 Tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo đạc bản đồ địa chính một số xã nên số liệu có sự thay đổi (số liệu này có thể thay đổi khi toàn tỉnh đo đạc xong bản đồ địa chính) và có 505,10

33

ha do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ thêm theo quyết định 272/QĐ- TTg ngày 27/2/2007) [21].

Nhìn chung cơ cấu các loại đất theo kiểm kê năm 2010 của thị xã Sông Công có biến động không lớn trong 5 năm và trong 10 năm qua:

* Biến động diện tích nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 6.316,50 ha, năm 2010 là 6.399,00 ha, biến động tăng trong kỳ sử dụng 2001 - 2010 tăng 82,5 ha, so với thống kê đến 01/01/2011 tăng 26,55ha.

* Biến động đất phi nông nghiệp:

Diện tích đất phi nông nghiệp thống kê đất đai năm 2000 là 1.789,89 ha, kiểm kê năm 2010 là 1.817,38ha, tăng 27,49 ha, so với thống kê đến 01/01/2011 tăng 83,44ha. Tăng do chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang.

* Biến động đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2000 là 257,61 ha; kiểm kê đất đai năm 2010 là 58,89 ha, giảm trong kỳ là 197,72ha, so với thống kê đến 01/01/2011 giảm 197,72ha; Do khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

1.4.4.3. Tình hình quản lý đất đai

* Công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Thực hiện chỉ thị 364/CP của Chính phủ, thị xã đã xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trong địa bàn, xây dựng bản đồ địa giới hành chính thị xã tỷ lệ 1/25.000.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã dần đi vào nề nếp, việc tuyên truyền và thực hiện Luật đất đai năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã từng bước được triển, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được kết quả nhất định [20].

34

* Quản lý đất đai theo đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý

Đến 01/01/2011, diện tích tự nhiên của thị xã Sông Công là 8.276,27ha. Diện tích đất đai giao để sử dụng là 7.153,40ha, chiếm 86,12 % tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất đai giao để quản lý là 1.122,87ha, chiếm 13,57 % tổng diện tích tự nhiên. [21]

* Công tác đo đạc bản đồ

Thị xã Sông Công đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính đất nông nghiệp, đất khu dân cư nông thôn cho các phường xã trên địa bàn, đây là cơ sở cho công tác thống kê và lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Đối với đất lâm nghiệp được rà soát, chỉnh lý phù hợp với hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp.

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2010 đã được lập cho tất cả các xã, phường của thị xã. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị xã được thực hiện theo quy định của Sở Tài nguyên & Môi trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai các năm có một số chỉ tiêu đạt kết quả thấp vì thiếu vốn đầu tư phát triển, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn.

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thị xã đã tổ chức hướng dẫn các chủ sử dụng đất kê khai, đăng ký đất đai để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số hồ sơ địa chính là 11.225 bộ, số hộ đủ điều kiện cấp là 10.997 bộ, kết quả cấp giấy đạt 98,3% (được 10.910 bộ). Tính riêng năm 2009 thị xã đã cấp được 2.193 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 1.125ha cho các hộ gia đinh, cá nhân. [22]

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Năm 2005, đã thực hiện công tác kiểm kê đất đai theo hướng dẫn của thông tư số 28/2004/TT-BTNMT. Năm 2010, đã thực hiện công tác kiểm kê đất đai theo

35

hướng dẫn của thông tư số 08/2009/TT-BTNMT. Hàng năm thị xã thực hiện lập biểu thống kê đất đai, đăng ký biến động, báo cáo theo định kỳ. [22]

1.4.4.4. Các văn bản về đấu giá quyền sử dụng đất áp dụng ở địa bàn thị xã Sông Công

- Quyết định 216/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

- Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định các trường hợp đấu giá và không đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Và các văn bản khác có liên quan…

1.4.4.5. Qui chế đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Sông Công

* Đối tượng tham gia đấu giá

1. Đối tượng được tham gia đấu giá gồm:

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai (gọi chung là người tham gia đấu giá), có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

36

a) Người không có năng lực hành vi dân sự; người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

b) Người làm việc trong Tổ chức bán đấu giá và cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị, em ruột của người đó; người trực tiếp tham gia xác định, phê duyệt giá khởi điểm, người ký hợp đồng đấu giá quyền sử dụng đất và cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của những người đó.

c) Người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

* Điều kiện để được đăng ký tham gia đấu giá

1. Có đơn đề nghị được tham gia đấu giá theo mẫu do tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất phát hành, trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch khi trúng đấu giá;

2. Điều kiện về vốn và kỹ thuật hoặc khả năng tài chính:

a) Đối với tổ chức phải có đủ điều kiện về vốn và kỹ thuật để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân phải có đủ điều kiện về khả năng tài chính để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trường hợp đấu giá đất đã chia thửa làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá không cần điều kiện này.

3. Một hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá; một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá; có hai (02) doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổng Công ty thì chỉ một doanh nghiệp được tham gia đấu giá; Tổng Công ty với Công ty thành viên, Công ty mẹ và Công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá.

* Giá khởi điểm đấu giá, bước giá tối thiểu

37

a) Giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Giá khởi điểm được quy định theo đơn giá trên 1m2 chưa bao gồm lệ phí trước bạ và các lệ phí khác (nếu có).

b) Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá khởi điểm đối với các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi có báo cáo thẩm định của Sở Tài chính.

2. Bước giá:

Bước giá được quy định trên 1m2.. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bước giá tối thiểu nhưng không dưới 1,0% giá khởi điểm. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khi tổ chức cuộc bán đấu giá tổ chức bán đấu giá xác định bước giá cho phù hợp nhưng không thấp hơn bước giá tối thiểu do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

* Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá quyền sử dụng đất

1. Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc bán đấu giá quyền sử dụng đất tại trụ sở Tổ chức phát triển quỹ đất, Tổ chức bán đấu giá, nơi bán đấu giá và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất bán đấu giá ít nhất là 30 (ba mươi) ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá.

2. Nội dung thông báo, niêm yết công khai về việc bán đấu giá quyền sử dụng đất gồm:

a) Thời gian, địa điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất;

b) Địa điểm, diện tích, kích thước, mốc giới thửa đất, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, quy hoạch xây dựng, thời hạn sử dụng đất;

c) Giá khởi điểm của thửa đất;

d) Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ quy hoạch và thực địa của thửa đất được đưa ra bán đấu giá;

38

đ) Địa điểm, thời hạn đăng ký mua hồ sơ, nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước để tham gia đấu giá;

e) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến quyền sử dụng đất đưa ra bán đấu giá, gồm cả những thông tin mà người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thông báo công khai.

* Đăng ký tham gia đấu giá

1. Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Khoản tiền đặt trước do Tổ chức bán đấu giá và Tổ chức phát triển quỹ đất thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 5% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của thửa đất bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho Tổ chức bán đấu giá.

2. Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

3. Trong trường hợp người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đã nộp khoản tiền đặt trước mua được quyền sử dụng đất bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trả lại sau khi có xác nhận của cơ quan thuế về việc đã nộp đủ tiền sử dụng đất theo quy định; nếu không mua được quyền sử dụng đất, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về Tổ chức bán đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

* Tổ chức cho khách hàng xem bản đồ quy hoạch và khảo sát thực địa

Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức bán đấu giá cho khách hàng xem về thửa đất sẽ đưa ra đấu giá trên bản đồ quy

39

hoạch và thực địa. Thời gian cho xem từ khi niêm yết thông báo bán đấu giá đến trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 02 (hai) ngày.

* Hình thức và trình tự đấu giá

1. Địa điểm bán đấu giá

Cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất có thể được tổ chức tại trụ sở của Tổ chức bán đấu giá, tại nơi có tài sản hoặc tại một địa điểm khác theo thỏa

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 39 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)